ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 80)

5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.5.1.1. Về công tác thanh tra

Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc ngày càng lớn trong khi đó lực lượng chuyên môn làm công tác thanh tra, kiểm tra lại ít. Tuy vậy với sự chủ động và nỗ lực lực lượng thanh tra đã được những kết quả đáng ghi nhận.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hằng năm, Thanh tra Sở Y tế luôn hoàn thành tốt kế hoạch thanh tra, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng được nâng lên. Công tác đôn đốc, giám sát sau thanh tra được quan tâm thực hiện, các nội dung kiến nghị của Thanh tra đều được chấp hành tốt. Nhiều năm qua, Thanh tra tỉnh chưa phải tiến hành thanh tra lại cuộc nào, không bị khiếu nại về kết luận thanh tra, 5 năm liền liên tiếp từ 2013 đến 2017 được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen.

Song song đó, Thanh tra Sở Y tế cũng làm tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, giám sát những đơn vị trực thuộc Sở về công tác thanh tra, kiểm tra.

2.5.1.2. Về trình độ năng lực của lực lượng thanh tra

Nhìn chung, trình độ năng lực của lực lượng thanh tra Sở hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn được quy định tại Luật Thanh tra 2010 và Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hàng khác.

Thành viên đoàn thanh tra am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, có khả năng am hiểu tình hình kinh tế xã hội, khả năng nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội nói chung, trong đó an hiểu và nắm bắt được đầy đủ, toàn diện các quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý y tế.

Bên cạnh đó, mỗi thành viên đoàn thanh tra luôn tự trang bị cho bản thân kiến thức, nội dung thực hiện quy trình nghiệp vụ thanh tra. Sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng áp dụng những phương pháp thanh tra một cách linh hoạt, phù hợp đã giúp thanh viên đoàn thanh tra nhanh chóng chỉ ra được những tồn tại, sai phạm trong công tác thanh tra.

2.5.2. Hạn chế, tồn tại

2.5.2.1. Về công tác thanh tra

Thực trạng công tác thanh tra Y tế của đội ngũ Thanh tra tuy đạt được một số thành tựu nhất định trong công tác quản lý, tạo được tính răng đe mạnh cho các cơ sở, hạn chế được những sai sót vi phạm tái phạm. Tuy nhiên cũng còn gặp phải nhiều vướng mắc, hạn chế như:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

“- Thiếu hệ thống văn bản pháp luật để áp dụng.

- Đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành còn yếu kém về kỹ năng.

- Việc thành lập đoàn thanh tra liên ngành chưa được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan.

- Công tác kiểm tra còn bị xem nhẹ quy trình, còn tiến hành theo kinh nghiệm các nhân chưa đạt được sự thống nhất.

- Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là năng lực quán lý và quyết định của Trưởng đoàn trong các cuộc thanh tra chuyên ngành.”

Theo ông Nguyễn Tấn Phát – Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành.

Công tác thanh tra hầu hết tập trung kiến nghị giải quyết, xử lý, khắc phục sai phạm chưa có sự đề cập nhiều đến việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành y tế ở tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.

Việc chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra còn chưa được chú trọng, không thường xuyên tiến hành nắm thông tin hay khảo sát về nội dung thanh tra dẫn đến việc kế hoạch thanh tra được xây dựng còn thiếu trọng tâm, trọng điểm. Kế hoạch thanh tra của từng thành viên đoàn còn mang tính chiếu lệ, chỉ nêu mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra chưa nêu được phương pháp tiến hành cụ thể.

Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên đoàn thanh tra chưa được sâu sát, nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật được tính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan. Các nội dung chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liên quan, chứng từ chưa chưa chắc nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường cóý kiến khác nhau giữa các thanh viên trong đoàn thanh tra.

Tính chủ động, độc lập trong hoạt động của cơ quan thanh tra chưa đượcđảm bảo. Điều này thể hiện ở sự phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan chu quản (Sở Y tế) trong nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng, chương trình, kế hoạch thanh tra,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

trong quá trình thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị.

Tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra còn kéo dài, chưađáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, các năm qua tình hình kinh tế, xã hội ngày càng phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng với nội dung liên quan đến nhiều cơ quan, bộ phận. Bên cạnh đó, nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra xác minh, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, tài sản cần tham vấn ý kiến chuyên môn. Mặt khác, một số trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây nhiều khó khăn, cản trở hoạt động thanh tra, tác động đến tâm lý của thành viên đoàn thanh tra.

2.5.2.2. Về trình độ năng lực của lực lượng thanh tra

Các yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, thành viên đoàn thanh tra chưa đảm bảo. Với biên chế 5 người, Thanh tra Sở Y tế tập trung ở chuyên môn là bác sỹ, dược sỹ, chỉ có 1 biên chế kế toán, chưa có biên chế về luật. Do đó, đối với các nội dung thanh tra liên quan đến công tác quản lý sử dụng các nguồn thu, chi, phòng chống tham nhũng, mua sắm, đấu thầu...buộc đoàn thanh tra phải trưng tập cán bộ từ các phòng chuyên môn hoặc các đơn vị trực thuộc, các cán bộ này lại không có nghiệp vụ thanh tra, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác thanh tra.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra còn chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt độngở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra, cụ thể:

- Thứ nhất, pháp luật thanh tra chưa qui định chế tài cụ thể để có biện pháp xử lý đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân sách và đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện chậm các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tra; quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra chưa rõ ràng cụ thể.

- Thứ hai, cơ quan thanh tra Sở phụ thuộc vào các cơ quan quản lý hành chính về kinh phí, hoạt động, chương trình, kế hoạch, biên chế, tổ chức, nhân sự. Thiếu các qui định đảm bảo tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp củaĐoàn thanh tra, thanh tra viên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính liên kết về tổ chức cũng như nghiệp vụ chuyên môn, hạn chế đến việc trao đổi cùng cấp thông tin, định hướng công tác chuyên môn theo ngành dọc; Một số trượng hợp chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có phần trờ thành hình thức, kém hiệu quả.

- Thứ ba, qui định về quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế; chỉ cho phép các cơ quan thanh tra dừng lại ở quyền kiến nghị. Do đó, tính hiệu quả của nó thường không cao vì phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thứ tư, sự phối hợp, chỉ đạo giữa chính quyền và tổ chức Mặt trận, Đoàn thể các cấp còn thiếu sự đồng bộ và nhất quán. Cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa tập trung chỉ đạo, xử lý quyết liệt. Còn xuất hiện trường hợp nể nang, e dè trong chỉ đạo thực hiện thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

- Thứ năm, lực lượng thanh tra Sở còn ít trong khi nhu cầu tham mưu về công tác thanh tra hành chính, chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng liên tục tăng lên qua các năm. Đội ngũ thanh tra viên của ngành có một số ít trình độ còn bất cập, chưa đồng đều so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Thực tế cho thấy, lực lượng thanh tra viên tại các Sở ngành còn thiếu cán bộ được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực có liên quan trong công tác thanh tra tại các cơ sở y tế như : tài chính, đấu thầu, xây dựng, luật....

Mặt khác, trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thịtrường, khách thể của hoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng; hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Thứ sáu, trang bị phương tiện, điều kiện vật chất phục vụ cho công tác còn thiếu, chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác áp dụng cho hoạt động của ngành, từ đó hạn chế đến hiệu quả hoạt động.

- Thứ bảy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tuy được chú trọng nhưng chưa được thường xuyên, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trên địa bàn huyện chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, thiếu tính hệ thống.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THANH TRA ĐẾN NĂM 2030

Trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển ngành Thanh tra theo Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 8/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó một trong những mục tiêu quan trọng được xác định trong Chiến lược là: xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế

Tăng cường về số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra y tế, cơ sở vật chất và tài chính nhằm đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm mọi lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước về y tế đều được thanh tra, kiểm tra và giám sát theo đúng quy định của pháp luật, với các mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn đến hết năm 2020

- Kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra y tế.

- Tăng cường số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế bảo đảm theo vị trí việc làm, đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và đạo đức công vụ cho thanh tra viên và công chức thanh tra chuyên ngành về y tế.

- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ; phương tiện đi lại; kinh phí cho các hoạt động thanh tra y tế để đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng mạng lưới thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra y tế bảo đảm hệ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2030

- Nghiên cứu, sắp xếp, hoàn thiện hệ thống thanh tra y tế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế, thông qua tăng cường chức năng và cơ cấu tổ chức về giám sát, thanh tra hoạt động y tế.

- Tăng cường số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra y tế bảo đảm theo vị trí việc làm đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra y tế.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức thanh tra y tế.

- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ; phương tiện đi lại, kinh phí cho các hoạt động thanh tra y tế để đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Hoàn thiện mạng lưới thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra y tế bảo đảm hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát liên tục từ tỉnh đến huyện.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA

Qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn dựa vào vào kết quả của phương trình hồi quy tuyến tính bội về Hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, ở chương 2, để làm cơ sở hình thành giải pháp chủ yếu cho luận văn này. Kết quả phương trình hồi quy bội, dựa vào hệ số Bêta đã xác định và nhận diện, các yếu tố có tầm quan trọng cao nhất đến quan trọng thấp nhất có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang được sắp xếp theo thứ tự như sau: (1) Kết luận Thanh tra (có hệ số Bêta chuẩn hóa bằng 0,444); (2) Năng lực cán bộ thanh tra (có hệ số Bêta chuẩn hóa bằng 0,334); (3) Quá trình thanh tra (có hệ số Bêta chuẩn hóa bằng 0,203); (4) Mức độ đáp ứng(có hệ số Bêta chuẩn hóa bằng 0,169); (5)Cơ sở pháp lý (có hệ số Bêta chuẩn hóa bằng 0,137).

3.2.1. Giải pháp về Kết luận thanh tra

Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy, các tiêu chí của nội dung “Kết luận thanh tra”, các đối tượng được điều tra đồng ý về các nội dung kết luận thanh tra của thanh tra Sở Y tế. Với điểm trung bình chung của nhân tố này là 3,68 điểm, cận

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

mức “đồng ý”. Như vậy, để kết luận thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc hơn nữa, Thanh tra Sở Y tế cần hoàn thiện các nội dung sau:

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật qui định. Quá trình thanh tra, bên cạnh việc tuân thủ các qui định của pháp luật, nhất là qui định của Luật Thanh tra, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra còn phải bảo đảm đúng theo quy trình và quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra.

- Việc ban hành kết luận thanh tra, các kiến nghị và các quyết định xử lý kế quả thanh tra phải đúng pháp luật, khách quan, kịp thời, nghiêm minh, nhưng cũng phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đối với các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)