Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần

1.1.6. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra viên

1.1.6.1. Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.

- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu về pháp luật. - Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra.

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

1.1.6.2. Nhiệm vụ của thanh tra viên

Thanh tra viên là công chức có nhiệm vụ chung như công chức khác được quy định trong Luật Cán bộ, công chức và quy định của pháp luật liên quan. Ngoài ta còn có các nhiệm vụ khác như:

Nhiệm vụ của thanh tra viên trong hoạt động thanh tra

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng được giao.

- Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng được giao.

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao.

- Khi tham gia đoàn thanh tra, thanh tra viên phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra và thực hiện các công việc khác liên quan đến cuộc thanh tra khi trưởng đoàn thanh tra giao.

- Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có nhiệm vụ báo cáo Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Đối với thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp còn có nhiệm vụ tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; trực tiếp hoặc tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

1.1.6.3. Quyền hạn của thanh tra viên

Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin tài liệu đó.

Kiến nghị trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật thanh tra năm 2010 để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.

Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra

Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập có quyền hạn: yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó; lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

1.1.6.4. Trách nhiệm của thanh tra viên

Thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn thanh tra viên; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.

Trong hoạt động thanh tra, thanh tra viên phải tuân theo quy định của Luật Thanh tra, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chịu trách nhiệm trước trưởng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.

Chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng thông tin và tài liệu đúng mục đích.

Nếu gây thiệt hại cho đối tượng thanh tra thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ, trang phục thanh tra, biển hiệu, phù hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử dụng thẻ thanh tra viên, phù hiệu, biển hiệu vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử dụng thẻ, phù hiệu, biển hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)