5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tr ay tế
1.1.9.1. Yếu tố khách quan
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Y tế tăng: số lượng cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh; dược, mỹ phẩm, vật tư y tế công lập và ngoài công lập ngày càng tăng.Các chính sách về an sinh xã hội ngày càng được mở rộng, dự báo đến thời điểm năm 2020 số đối tượng thu hưởng các dịch vụ y tế sẽ tăng cao so với thời điểm hiện tại; đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế cũng tăng nhiều so với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân mặc khác các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực y tế cũng đòi hỏi phải được tăng cường.
- Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cán nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra: Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, pháp luật hiện hành đã xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động này, trong đó có nhiều quy định về việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các chủ thể, trong suốt quá trình của hoạt động thanh tra, nhất là trong giai đoạn xử lý kết luận thanh tra hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Khi kết thúc thanh tra, nếu đối tượng được thanh tra không phối hợp cùng làm rõ các vấn đề chưa thống nhất thì chất lượng kết luận không cao. Riêng đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp các thông tin mà mình biết được cho cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp nhận vụ việc và thông báo kết quả xử lý vụ việc cơ quan thanh tra biết.
- Công luận và dư luận xã hội: Công luận cũng như dư luận xã hội đã và dang phát huy vai trò quan trọng vào quá trình quản lý và phát triển đất nước. Các phương tiện truyền thông cùng với dư luận xã hội hiện nay trở thành một trong những lực lượng xung kích trong việc phát hiện những cái mới, những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và cả việc tấn công vào những tệ nạn của đời sống xã hội. Sự chê khen của công luận và dư luận xã hội có một sức mạnh không nhỏ tác động vào tâm tư, suy nghĩ, hành động của từng cá nhân.
Đối với hoạt động thanh tra, nhiều cuộc thanh tra đã được dư luận quan tâm, chúý nhất là những cuộc mà kết quả thanh tra thường sẽ tác động tới nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xử lý những vấn đề bức xúc của xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều bài báo, những loạt phóng sự điều tra…về những hành vi vi phạm của người có chức quyền trong hoạt động quản lý, để xảy ra những sai phạm đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra và kiến nghị xử lý. Tuy nhiên, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh đúng đắn và bình luận một các không thiên vị sẽ là điều hết sức thuận lợi cho cơ quan thanh tra trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Ngược lại, nếu công luận và dư luận xã hội phản ánh các tình tiết, sự việc một các phiến diện, chủ quan thì khi tiến hành thanh tra cơ quan thanh tra phải chịu một áp lực không nhỏ từ công luận và dư luận xã hội. Trong trường hợp như vậy rất có thể sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định xử lý theo dư luận, công luận xã hội, làm mất đi tính khách quan của hoạt động thanh tra và do vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác này.
- Quan hệ xã hội và các tiêu cực: Hiện nay, những tiêu cực xã hội đã và đang tấn công vào hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước, trong đó có các cơ quan thực thi
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
pháp luật, gây ra những tác hại không nhỏ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức. Một thực trạng còn tồn tại, trong hoạt động thanh tra không phải là không có cán bộ đã bị xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tiêu cực xã hội xảy ra, nhất là tệ nhận hối lộ, thì hoạt động thanh tra sẽ không thể chính xác, khách quan và công bằng. Khi đó, các quyết định được ban hành chỉ là hình thức, sáo rỗng để biện minh cho một nội dung đã được biết trước và bị làm sai lệch. Nếu tác hại của nạn hối lộ và tiêu cực là rất nghiêm trọng trong xã hội thì nó cũng không loại trừ đối với hoạt động thanh tra. Vì thế, chúng ta cần phải có các giải pháp cụ thể để phòng, chống các tác hại này, nhất là việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững mạnh, liêm khiết, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài tiêu cực xã hội, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, họ hàng, làng xóm…. Cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thanh tra trong trường hợp người tiến hành thanh tra là người thân thích. Bên cạnh đó, người tiến hành thanh tra cũng có thể khó tránh khỏi sự nhờ vả của những người có chức quyền và đây chính là vấn đề nhạy cảm, khó xử lý, nhất là khi hoạt động thanh tra chỉ có tính độc lập tương đối như hiện nay.
- Cơ sở pháp lý phục vụ công tác thanh tra: Để tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luạt khác để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý các hành vi vi phạm.
Hoạt động thanh tra có tính đặc thù, riêng biệt – không giống như hoạt động quản lý và cũng không phải là hoạt động tư pháp. Nhiều người cho rằng hoạt động này mang tính hành chính – tư pháp. Nếu như cơ quan tư pháp, nhất là Toà án thựchiện việc xét xử trên cơ sở hồ sơ vụ việc và quy định pháp luật; hoạt động quản lý là nhanh nhạy, bảo đảm phù hợp với sự phát triển thực tiễn, thì hoạt động thanh tra hình như cần đến cả hai yêu cầu này. Khi cơ quan thanh tra đưa ra kiến nghị đổi mới về cơ chế, chính sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội, lúc đó tính hành chính được thể hiện, ngược lại khi áp dụng chế tài pháp luật để xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra thì tính tư pháp lại thể hiện rõ nét hơn. Chính vì sự đặc thù
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
này của hoạt động thanh tra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ.
Trên thực tế thấy rằng hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra. Ngoài tác động từ các quy định pháp luật về thanh tra (các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra…) thì các quy định pháp luật về nội dung (pháp luật chuyên ngành y tế, kinh tế, đất đai…) cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Điều này được chứng minh qua một số trường hợp khi xử lý kiến nghị của cơ quan thanh tra đã gặp phải vướng mắc do pháp luật chưa có những chế tài cụ thể, chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý quản lý.
1.1.9.2. Yếu tố chủ quan
- Việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra: Tổ chức thanh tra phải gọn nhẹ, tập trung. Hoạt động thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng các cuộc thanh tra diện rộng để đánh giá cơ chế chính sách. Một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho cơ quan thanh tra hành chính các cấp hoạt động có hiệu quả là hoạt động thanh tra phải có tính độc lập tương đối với hoạt động của cơ quan quản lý. Cần phải có cơ chế loại trừ mọi sự can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; có như vậy mới đảm bảo được hoạt động thanh tra khách quan, trung thực, chỉ tuân theo pháp luật.
- Công tác chỉ đạo đối với hoạt động thanh tra: Chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong các cơ quan thanh tra nhà nước, thuộc trách nhiệm trực tiếp của người ra quyết định thanh tra. Việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu lực, hiệu quả của một cuộc thanh tra. Hiện nay, Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra là văn bản pháp luật quy định cụ thể các nguyên tắc trong chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra và các quy định hiện hành về nguyên tắc hoạt động thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, mối quan hệ giữa Trường đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra; quy trình tiến hành một cuộc thanh tra...
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế