5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần
3.2.4. Giải pháp về mức độ đáp ứng
Kết quả khảo sát bảng 2.17 của nội dung “Mức độ đáp ứng”, cho thấy, các đối tượng đánh giá tương đối cao nội dung này, với điểm trung bình là 3,78 điểm, cận mức “đồng ý”. Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao và hoàn thiện hơn nữa chất lượng thanh tra, Thanh tra Sở Y tế cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chủ động nắm bắt tình hình, thường xuyên báo cáo và đề xuất các phương án xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh tra. Tập trung ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra đúng thời hạn.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác tổng kết hoạt động thanh tra, kiểm tra; tổng hợp, đúc rút các dạng sai phạm có tính điển hình, có tính hệ thống được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra để tham mưu cho lãnh đạo quản lý có biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong hệ thống.
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt quy định về giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành theo Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10/9/2015 của Thanh tra Chính phủ để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
- Tiếp tục triển khai xây dựng các đề án, hoàn thiện các quy trình thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Y tế làm cơ sở và tài liệu phục vụ đào tạo và áp dụng thống nhất trong hoạt động thanh tra.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra trong sạch, vững mạnh có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới; tăng cường bồi dưỡng bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu và có kỹ năng thanh tra, kiểm tra để đảm bảo lực lượng thanh tra là lực lượng đi đầu trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm trong ngành Tài chính.
- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thực hiện chính sách đãi ngộ hướng tới mục tiêu cạnh tranh lành mạnh, kích thích phát huy năng lực làm việc, khống chế tiêu cực, tham nhũng đối với cán bộ, công chức thanh tra.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế