5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH
Công tác thanh tra đòi hỏi người cán bộ thanh tra có năng lực, kinh nghiệm, không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn mà họ còn hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề xã hội, nắm vững các mối quan hệ hành chính, am hiểu luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một cách minh bạch, công tâm theo đúng pháp luật và không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của dân tộc.
Những bất cập trong đội ngũ cán bộ thanh tra hiện nay: [11]
- Chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác.
- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ chưa cao, còn quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực thi công vụ.
- Quy chế pháp lý của thanh tra viên chưa được xác định rõ, chưa đảm bảo điều kiện để thanh tra viên hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Quyền hạn của thanh tra viên chưa tương xứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ công chức và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra chưa thoả đáng để tạo động lực khuyến khích cán bộ đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Tính chủ động trong công tác quy hoạch, đào tạo, ổn định đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra không được đảm bảo.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA TRA
Như vậy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều hành, quản lý; khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Trong hoạt động, thanh tra thực thi quyền lực của Nhà nước, tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằm mang lại cho chủ thể quản lý những thông tin chính xác, khách quan, để từ đó có biện pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý. Hoạt động thanh tra không chỉ xem xét tính hợp pháp, mà còn xem xét tính hợp lý của hành vi của đối tượng quản lý. Bản chất của hoạt động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng hơn là tìm
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm [9, tr.7].
Từ cơ sở lý luận về công tác thanh tra, có thể nhận định, thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của quản lí nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lí có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước, nhằm tác động đến đối tượng quản lí trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lí vi phạm, tăng cường quản lí, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lí, tăng cường pháp chế bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào hoạt động của một đối tượng nhất định.
Để xây dựng các tiêu chí đành giá về công tác thanh tra, tác giả căn cứ vào quy định những nội dung hướng dẫn của Thông tư 05/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Chương II (Tổ chức, Quan hệ công tác của Đoàn thanh tra ), và Chương III (Trình tự, tiến hành một cuộc thanh tra), để xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Bộ tiêu chí gồm 20 câu hỏi có liên quan đến nội dung đến công tác thanh tra: Năng lực các bộ thanh tra (gồm: Được đào tạo đảm bảo chuyên môn, có chuyên môn tốt; Tinh thần, thái độ khi giao tiếp, làm việc với đối tượng tốt; Có kỹ năng, kinh nghiệm tốt; Có phương pháp giải quyết công việc tốt); Quá trình thanh tra (gồm: Kế hoạch thanh tra cụ thể; Thời gian thanh tra phù hợp; Quá trình thanh tra minh bạch, độc lập, khách quan; Cách làm việc của cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ công cụ dụng cụ trong công việc); Kết quả giải quyết công việc (gồm: Kết luận thanh tra rõ ràng cụ thể; Kết luận thanh tra là thuyết phục, có căn cứ xác đáng; Kết luận thanh tra khách quan); Mức độ đáp ứng (Các ý kiến, thắc mắc của đối tượng được giải đáp kịp thời; Các ý kiến, thắc mắc của đối tượng được giải đáp cụ thể và thuyết phục; Mức độ đồng thuận đối với kết luận của thanh tra); Cơ sở pháp lý (Cơ sở pháp lý còn nhiều vướng mắc; Cơ sở pháp lý còn thiếu; Cơ sở pháp lý còn chồng chéo); Hoàn thiện công tác thanh tra (Nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên; Nâng cao giá trị pháp lý của kết luận thanh tra; Hoàn thiện khung pháp lý của công tác thanh tra).
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1.3.1. Thanh tra Y tế tỉnh Bến Tre [13]