KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANHTRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn: gồm 03 phần

1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANHTRA

Nguồn nhân lực

- Nhân lực Thanh tra Y tế tỉnh Bến Tre có 12 cán bộ; Trong đó có 03 thanh tra viên sở và 09 cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của 02 chi cục.

Hoạt động thanh tra

- Kết quả Thanh tra Y tế qua các năm từ 2015-2017 được tổng hợp như sau

Bảng 1.1. Kết quả Thanh tra Y tế của tỉnh Bến Tre năm 2015 – 2017

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

An toàn Vệ sinh thực

phẩm

Số cơ sở kiểm tra 950 1.533 1.287

Số được xử lý/Số vi phạm 62/135 148/148 95/95 Số tiền phạt 150.100.000 333.300.000 494.700.000

Lĩnh vực Vệ sinh môi trường

Số cơ sở kiểm tra 82 163 61

Số được xử lý/ Số vi phạm 00/03 00/03 00/00

Số tiền phạt 00 00 00

Lĩnh vực khám chữa

bệnh

Số cơ sở kiểm tra 79 247 213

Số được xử lý/ Số vi phạm 11/11 28/28 11/11 Số tiền phạt 59.850.000 326.000.000 163.000.000

Lĩnh vực dược

Số cơ sở kiểm tra 317 351 288

Số được xử lý/ Số vi phạm 49/49 27/27 11/11 Số tiền phạt 64.534.000 163.250.000 30.500.000

Lĩnh vực Trang thiết

bị Y tế

Số cơ sở kiểm tra 04 00 00

Số được xử lý/ Số vi phạm 00/03 00/00 00/00

Số tiền phạt 00 00 00

Lĩnh vực Cung cấp nước sạch

Số cơ sở kiểm tra 14 17 00

Số được xử lý/ Số vi phạm 00/06 00/04 00/00

Số tiền phạt 00 00 00

TỔNG CỘNG 275.484.000 1.098.034.000 688.200.000

Nguồn: Thanh tra Sở Y tế Bến Tre

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Nội dung vi phạm chủ yếu là:

- Lĩnh vực An toàn Vệ sinh thực phẩm: Không khám sức khoẻđịnh kỳ cho người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, trang thiết bị dụng cụ không đảm bảo; không trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng cho công nhân, không có giấy đủđiều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; sản phẩm, thực phẩm không đạt theo công bố....

- Lĩnh vực khám chữa bệnh: Hành nghề sai địa chỉ; không đảm bảo các điều kiện về nhân lực; không đảm bảo điều kiện về trang thiết bị trong quá trình hoạt động; hành nghề không có giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền cấp...

- Lĩnh vực Dược: Một số mặt hàng không có hoáđơn của nhà cung ứng, không có sốđăng ký lưu hành; không có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế và không có giấy tờ chúng minh rõ nguồn gốc xuất xứ; điều kiện nhiệt độ, độẩm không đúng theo quy định và không cập nhật vào sổ theo dõi; sắp xếp thuốc chưa đúng quy định, chưa cập nhật vào sổ theo dõi quá trình mua, bán thuốc theo quy định.

Đánh giá, rút kinh nghiệm

Các cuộc thanh tra hằng năm chủ yếu về lĩnh vực Y tế, kết quả đạt được khá tốt. Hầu hết các lĩnh vực đều được thanh tra từ hành nghề y, dược đến an toàn thực phẩm, trang thiết bị Y tế và cả lĩnh vực cung cấp nước sạch, tổng số tiền thu từ vi phạm trong 03 năm 2015-2017 được nộp về ngân sách l.785.234 đồng.

Tuy nhiên, do hệ thống văn bản phát luận chưa có quy định về việc chế tài đối với các hình thức vi phạm nên khi thanh tra phát hiện ra vi phạm nhưng lại không có sơ sở để xử lý chỉ dừng lại ở biện pháp nhắc nhở, cam kết khắc phục.

Đội ngũ Thanh tra Y tế tỉnh Bến Tre còn thiếu cán bộ thanh tra chuyên ngành tài chính nên Kế hoạch thanh tra hằng năm không xây dựng việc thanh tra hành chính về công tác quản lý thu chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là một mảng trống của Thanh tra Y tế Bến Tre. Hiện tại Thanh tra Sở Y tế Bến Tre đang tiến hành đề án nâng cao nâng lực đội ngũ Thanh tra Y tế trong đó trọng tâm là việc bổ sung cán bộ thanh tra chuyên ngành tài chính vào đội ngũ thanh tra Y tế để giải quyết mảng còn trống này.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.3.2. Thanh tra Y tế tỉnh Đồng Tháp [14]

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực Thanh tra Y tế tỉnh Đồng Tháp có 09 cán bộ, bao gồm 04 Thanh tra viên tại Sở và 05 cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại 02 chi cục.

Hoạt động thanh tra

Hằng năm, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch Thanh tra gồm Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành và Thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược, kinh doanh thực phẩm, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm... trên địa bàn tỉnh.

Năm 2015, Thanh tra Y tế Đồng Tháp thực hiện 01 cuộc Thanh tra hành chính về trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện Luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; 05 cuộc thành tra chuyên ngành về phòng chống tác hại của thuốc lá, việc thực hiện xã hội hoá tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Năm 2016, thực hiện 02 cuộc Thanh tra hành chính về việc thực hiện xã hội hóa trong Khám chữa bệnh tại các đơn vị trực thuộc Sở và việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng chống tham nhũng của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; 03 cuộc Thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện các quy định trong hoạt động khám sức khoẻ, việc thực hiện Luật Khám chữa, bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Năm 2017, thực hiện 01 cuộc Thanh tra hành chính về trách nhiệm của Thủ trưởng, tập trung phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thanh tra các cơ sở hành nghề y, dược, thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Kết quả đạt được trong công tác thanh tra các cơ sở hành nghề tư nhân của Thanh tra Sở và Đoàn Thanh tra liên ngành qua các năm 2015 – 2017 được tổng hợp như sau: TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 1.2. Kết quả Thanh tra Y tế tỉnh Đồng Tháp năm 2015-2017 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 An toàn Vệ sinh thực phẩm

Số cơ sở kiểm tra 7370 11.362 10.397

Số được xử lý/Số vi phạm 587/587 1.993/1.993 1.722/1.722 Số tiền phạt 217.460.000 342.800.000 220.850.000 Lĩnh vực khám chữa bệnh

Số cơ sở kiểm tra 244 349 461

Số được xử lý/ Số vi phạm 32/32 59/59 201/201 Số tiền phạt 00 00 35.000.000 Lĩnh vực dược, MP và TTBYT

Số cơ sở kiểm tra 416 688 812

Số được xử lý/ Số vi phạm 122/122 159/159 171/171 Số tiền phạt 211.500.000 64.000.000 189.000.000

TỔNG CỘNG 428.960.000 406.800.000 444.850.000

Nguồn: Thanh tra Sở Y tế Đồng Tháp

Nội dung vi phạm chủ yếu là :

- Về ATVSTP: Giấy khám sức khỏe hết hạn sử dụng; Không giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP; Kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP hoặc có nhưng giấy đã hết hạn sử dụng, không thực hiện việc công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc giấy công bố đã hết hạn sử dụng; không lưu mẩu thực phẩm; phụ gia thực phẩm thuộc danh mục cho phép nhưng vượt quá giới hạn cho phép...

- Về lĩnh vực khám chữa bệnh: Ghi chép sổ lưu bệnh không đầy đủ; cơ sở chưa được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; không mặc áo chuyên môn; niêm yết giá dịch vụ chưa đầy đủ, hành nghề không chứng chỉ hành nghề...

- Về lĩnh vực dược, mỹ phẩm và trang thiết bị Y tế: Hóa đơn chứng từ không đầy đủ; kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; kinh doanh mỹ phẩm không

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

có số công bố mỹ phẩm; hành nghề dược không có chứng chỉ hành nghề; kinh doanh mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng; buôn bán hàng giả không giá trị sử dụng, công dụng; tổ chức quảng cáo, hội thảo vượt quá phạm vi đăng ký; chưa khám sức khỏe theo định kỳ; kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu không thực hiện đúng quy định về điều kiện bảo quản thuốc trong quá trình bảo quản vận chuyển thuốc...

Đánh giá, rút kinh nghiệm

- Về ưu điểm: Thanh tra y tế tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thanh xuất sắc công tác thanh tra chuyên ngành tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, số cơ sở được Thanh tra luôn ở mức cao, tất cả các cơ sở phát hiện vi phạm đều được xử lý không có tình trạng ùn ứ, bỏ chạy của các cơ sở. Đối với việc thiếu cơ sở pháp luật để xử lý thì đội ngũ thanh tra thực hiện biện pháp buộc cam kết không tái vi phạm, tăng cường công tác tái thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở vi phạm. Nâng cao tâm lý, thái độ của các cơ sở về việc tuân thủ pháp luật.

- Về hạn chế: cũng như tỉnh Bến Tre, đội ngũ Thanh tra tỉnh Đồng Tháp cũng chưa có cán bộ chuyên ngành về Kinh tếđể tiến hành thanh tra tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở.

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm qua công tác thanh tra của lực lượng Thanh tra Sở Y tế Tiền Giang tra Sở Y tế Tiền Giang

Nghiên cứu các kết luận thanh tra giai đoạn từ 2015 – 2017 các sai phạm, thiếu sót, hạn chế phổ biến thường thấy trong quá trình thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là:

1.3.3.1. Thanh tra hành chính [5]

Việc sử dụng ngân sách nhà nước; Quản lý thu, chi các nguồn viện phí, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết....

- Tự ban hành một phí, lệ phí không đúng thẩm quyền hoặc ngoài danh mục phí, lệ phí theo quy định của nhà nước; không thực hiện thu hay thu cao hơn mức thu khung mức thu do nhà nước quy định; hạch toán thiếu, để ngoài sổ kế toán và báo cáo tài chính các khoản thu phí, lệ phí; không nộp đầy đủ số đã thu vào KBNN mà thực hiện mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng hoặc giữ số thu tiền mặt tại đơn vị để chi cho các hoạt động sai quy định.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Xác định số được để lại từ nguồn phí, lệ phí cao hơn tỷ lệ, mức được để lại theo quy định của cấp có thẩm quyền; miễn giảm phí, lệ phí không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng theo quy định; kê khai, quyết toán còn chậm so với quy định, kê khai không đúng thực tế, không đúng tỷ lệ quy định...

- Kê khai, hạch toán, báo cáo quyết toán tài chính thiếu hoặc trùng lập doanh thu dịch vụ.

- Không thực hiện kê khai số thu từ nguồn thu khác phát sinh trong năm,không hạch toán, theo dõi thu chi trên báo cáo tài chính của đơn vị.

- Có phát sinh các khoản thu khác như: thu vay, thu viện trợ, tài trợ, thu lợi tức từ hoạt động liên doanh liên kết nhưng không hạch toán hoặc hạch toán số thu không đúng nội dung trên tài khoản có tính chất thu hộ, chi hộ, phải trả khác.

- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù, kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên được giao thực hiện chế độ tự chủ nhưng không thực hiện nhiệm vụ, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc hoặc thực hiện không đảm bảo chất lượng tuy nhiên phần kinh phí còn dư vẫn xác định là phần kinh phí tiết kiệm.

- Kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ (nguồn kinh phí không thường xuyên) sử dụng còn dư nhung xác định là phần kinh phí tiết kiệm.

- Hạch toán phản ánh thiếu các nguồn thu; thanh quyết toán không đúng nguồn một số khoản cho dẫn đến tính tổng số tiết kiệm sai.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản

- Chi không đúng trình tự pháp lý về chi tiêu mua sắm theo quy định như: không thực hiện xây dựng dự toán chi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, không tổ chức đấu thầu mua sắm đối với các khoản chi lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định.

- Chi không đúng nguồn, đối với các nội dung có tính chất đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ giá trị lớn, khen thưởng, phúc lợi, hổ trợ... phải sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nguồn từ các quỹ (quỹ phát triển sự nghiệp, khen thưởng, phúc lợi...) để chi.

- Chi thanh toán không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ, thiếu thủ tục theo quy định; chi cho một số nội dung không thực hiện đúng trình tự thủ tục pháp

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

lý về chi tiêu mua sắm theo quy định như: không thực hiện xây dựng dự toán chi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, không tổ chức đấu thầu mua sắm đối với các khoản chi lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định.

Việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Việc xây dựng và phê duyệt Quy chế chi tiêu nội bộ chưa được đảm bảo về trình tự, thủ tục quy định; thiếu công khai, dân chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng căn cứ theo các văn bản quy phạm đã hết hiệu lực thi hành.

- Các khoản chi mang tính chất thường xuyên nhưng chưa được quy định các mức chi cụ thể, thường được thực hiện theo các quyết định cá biệt, tuỳ thời điểm của thủ trưởng đơn vị; có những khoản chi không phù hợp tiêu chuẩn định mức đã có quy định.

- Các phương án tự chủ các đơn vị sự nghiệp chưa xác định hết nguồn thu củađơn vị như: nguồn thu cho thuê mặt bằng, thu giữ xe, quầy thuốc, căn tin....Chưa có quy định cụ thể về việc quản lý thu, chi đối với một số khoản thu sự nghiệp của đơn vị: chưa quy định về sử dụng, quản lý tài sản, trích khấu hao tài sản, nghĩa vụ thuế của đơn vị trong hoạt động dịch vụ. Quy định mức khoán cho một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ không hợp lý, thiếu sự kiểm tra, giám sát.

- Công tác quản lý thu, chi các nguồn quỹ tại đơn vị chưa được quan tâm, chưa xây dựng mức trích lập và chưa nêu rõđối tượng chi, mức chi, quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định.

- Hạch toán các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ không đúng quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp vào chi phí hoạt động dịch vụ làm giảm số thuế phải nộp;

- Không quản lý các hoá đơn, chứng từ đã thanh toán dẫn đến việc thanh toán nhiều lần với cùng 1 hoá đơn, chứng từ; chuyền khoản thanh toán không đúng với người, cơ quan bán hàng trên hoá đơn; lạm dụng chi tạm ứng cho những công việc không thuộc trách nhiệm được giao.

Công tác thanh tra Thủ trưởng; Trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng

- Đối với công tác này quan trọng là việc kiểm tra thực tế cơ sở tiếp công ố đơn nhận và số đơn xử lý. Việc bồi dưỡng cho cán bộ làm nhiệm vụ tiếp

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

công dân thường xuyên, xem xét hòm thư góp ý. Kiểm tra các văn bản, quyết định phân công, các báo cáo thường xuyên, đột xuất về cơ quan chủ quản kiểm tra tính xác thực về số liệu trong báo cáo.

1.3.3.2. Thanh tra chuyên ngành

Công tác khám, chữa bệnh, quản lý thuốc, hồ sơ bệnh án; Thanh quyết toán Bảo hiểm Y tế

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật trong công tác quản lý về y tế để tiến hành thanh tra các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở về hoạt động chuyên môn, cũng như đối với các cơ sở hành nghề tư nhân trên địa bàn tỉnh về giấy phép, chứng chỉ hành nghề, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh….

- Căn cứ vào các biểu mẫu quyết toán bảo hiểm y tế để tìm hiểu nguyên nhân xuất toán, xác định đúng sai trên căn cứ các hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)