Kỹ thuật nối mạch trong phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2016 2019 (Trang 33 - 35)

Tạo thông động - tĩnh mạch ở cổ tay thường có ba kiểu nối giữa động mạch và tĩnh mạch: Bên - bên, tận - bên và tận - tận, mỗi 1 kiểu nối lại có ưu nhược điểm riêng.

Kiểu nối bên - bên (side to side) có lẽ là kiểu nối dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, do tăng áp tĩnh mạch trở về, dòng máu chảy ngược ra phía đầu xa tĩnh mạch tạo thông động - tĩnh mạch nên thường gây nên tình trạng ứ trệ, phù nề ngoại biên. Đồng thời do hiện tượng ngược dòng này mà lưu lượng tĩnh mạch trở về thường không đạt mức cao nhất, ảnh hưởng đến lượng máu cấp cho chạy thận nhân tạo. Đặc biệt, khi tĩnh mạch trở về bị hẹp tắc, ứ trệ sẽ gây sưng đau và thậm chí là viêm loét bàn - ngón tay [19],[42],[43].

Tạo thông động mạch đầu - tĩnh mạch quay kiểu nối bên - tận (side to end) đang được ưa chuộng bởi những ưu điểm của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong kiểu nối này, lưu lượng qua tĩnh mạch trở về cao và không gây ứ trệ ngoại biên do đầu xa tĩnh mạch không tham gia vào đường trở về [19], [42],[43].

Trong cả hai kiểu nối trên, miệng nối vẫn có thể hút máu ngoại biên về, hiện tượng “ăn cắp máu” vẫn có thể xẩy ra, nhưng thường không ảnh hưởng đến nuôi dưỡng bàn ngón tay nhờ có sự hỗ trợ đắc lực trong vai trò tuần hoàn bên của động mạch trụ [19],[42],[43].

Kiểu nối tận - tận (end to end) có lưu lượng qua tĩnh mạch trở về lớn nhất, không có tăng áp tĩnh mạch ngoại vi. Tuy nhiên, kiểu nối này có nguy gây cơ tổn thương nặng nề bàn ngón tay do thiếu máu nuôi dưỡng, cho nên hiện nay ít được sử dụng.

Ngoài ra nên dùng kính phóng đại hỗ trợ x2,5; x3,5; kim chỉ mạch máu 6/0, 7/0, 8/0, dụng cụ không chấn thương mạch máu... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả sớm và lâu dài. Đường mổ vừa phải (3 - 5 cm), bóc tách mạch máu nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương thành mạch (vốn đã không tốt do quá trình bệnh mạn tính). Bóc lớp giao cảm quanh động mạch để tránh co thắt… sử dụng huyết thanh Natri Clorua 0,9% pha Heparin trong mổ tưới rửa các mạch máu trong quá trình làm miệng nối. Khâu nối mạch máu bằng các mũi chỉ vắt đơn giản, tránh gập xoắn vặn mạch gây tắc mạch.

1.3.11. Đánh giá kết quả mổ tạo thông động - tĩnh mạch

1.3.11.1. Kết quả giai đoạn tức thì sau mổ

Thường là ngay sau khi mổ cần đánh giá luôn các tiêu chí chủ yếu là lâm sàng và siêu âm [28]:

- Đánh giá tại vết mổ;

- Tình trạng tĩnh mạch trở về, sờ dọc tĩnh mạch được nối sẽ thấy tăng dòng chảy rất rõ ràng;

- Sờ rung miu liên tục tại chỗ thông và dọc tĩnh mạch rõ và lan xa;

- Có tiếng thổi cách vị trí tạo cầu nối bao xa bằng siêu âm hoặc ống nghe.

Đánh giá các ngày sau mổ cho đến khi bệnh nhân ra viện. Sau ra viện bệnh nhân được hẹn quay lại khám sau 1 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm bằng lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu [44],[45].

1.3.11.2. Kết quả giai đoạn chạy thận nhân tạo

kích thước miệng nối, lưu lượng máu để xét trưởng thành lọc máu chu kỳ, các biến đổi của huyết động tại vị trí tạo thông động - tĩnh mạch. Theo Robbin và cộng sự đã chứng minh, hầu hết sự trưởng thành mạch xảy ra trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật [46].

Theo KDOQI để xác định mạch trưởng thành bằng quy tắc số 6 [47]: + Sau mổ được 6 tuần;

+ Lưu lượng đo được trên siêu âm là > 600 ml/phút; + Đường kính tĩnh mạch ít nhất 6 mm;

+ Tĩnh mạch sâu dưới da không quá 6 mm.

Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập luyện thích hợp cho cổ tay hoặc cánh tay để tăng lưu lượng máu trở về qua cầu nối tạo điều kiện mạch trưởng thành được tốt hơn (ví dụ: Tập bóp bóng cao su để tăng sức mạnh nắm tay, có tác dụng khi có garo) được chứng minh là có hiệu quả tăng kích thước đáng kể của cầu nối [47].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả tạo thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện hữu nghị việt đức giai đoạn 2016 2019 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)