Đánh giá công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế TP nha trang (Trang 58 - 61)

Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế còn nhiều hạn chế, như số thuế phát sinh như chưa thu kịp thời vào ngân sách; tình trạng nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế để đầu tư, để SXKD còn xảy ra phổ biến; số nợ thuế chưa được đánh giá phân loại để có biện pháp xử lý phù hợp; bộ phận quản lý nợ thuế chưa được tổ chức độc lập, chuyên trách theo dõi, quản lý; các cơ chế chính sách về xử lý nợ thuế chưa được quy định một cách đầy đủ, cụ thể, tính pháp lý chưa cao. Nguyên nhân là do ngành thuế mới chỉ tập trung mọi biện pháp, nguồn lực để tổ chức thực hiện hoàn thành dự toán thu ngân sách.

Kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, quy định đầy đủ, chi tiết trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các biện pháp xử lý nợ đọng thuế; quy định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các quy định của Luật Quản lý thuế, Chi cục Thuế TP. Nha Trang đã tổ chức kiện toàn, phân định rõ chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tiến hành thu thập thông tin, rà soát, đối chiếu phân tích từng khoản nợ thuế của

từng DN, từng địa bàn; phân loại tình trạng nợ (nợ có khả năng thu, nợ khó thu...). Tổ chức theo dõi, giám sát sự biến động của các khoản nợ thuế.

Tỷ trọng nợ thuế của doanh nghiệp so với tổng nợ thuế của Chi cục Thuế TP. Nha Trang năm 2017 là 85%, giảm trong năm 2018 là 84% và đến năm 2019 giảm còn 83%. Trong khi đó tổng số nợ thuế năm 2019 tăng cao. Qua đây cho thấy tình hình thu hồi nợ thuế cũng như công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế TP. Nha Trang đã có những chuyển biến tốt thông qua các chỉ đạo thu hồi nợ thuế:

+ Chi cục Thuế TP. Nha Trang tham gia Đội Kiểm tra liên ngành (được thành lập theo QĐ số 4120/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của UBND TP gồm Thuế– Quản lý thị trường - Công an). Đội Kiểm tra Liên ngành đã đến trực tiếp thực hiện đôn đốc nợ thuế tại trụ sở của các doanh nghiệp.

- Thường xuyên đối thoại và tham mưu cho UBND đối thoại với các nhóm DN, với các DN nợ lớn để phân kỳ tạo mọi điều kiện cho DN thanh toán nợ thuế căn cứ tình hình nợ thuế của các DN tại địa phương.

+ Việc đối thoại với người nộp thuế được tổ chức thường xuyên tại cơ quan Chi cục Thuế TP. Nha Trang; thông qua đối thoại cơ quan Thuế đã giải đáp và tháo gỡ nhiều vướng mắc cho người nộp thuế trong thực hiện chính sách thuế.

+ Việc tổ chức đối thoại với người nộp thuế để giải đáp vướng mắc về chính sách thuế còn lồng ghép đối thoại với DN nợ thuế, qua đó nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, khó khăn, vướng mắc, nguyện vọng,.. của DN để từ đó có hướng xử lý thu nợ phù hợp trên tinh thần vừa tạo mọi điều kiện để người nộp thuế nộp dần số thuế nợ, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp chiếm dụng tiền thuế để sử dụng vào mục đích khác.

Công tác cưỡng chế hoá đơn và cưỡng chế tài khoản ngân hàng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế mở tại các ngân hàng

thương mại cũng đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Các trường hợp khi đã đủ điều kiện phải cưỡng chế thì doanh nghiệp không hợp tác làm việc với cơ quan thuế, không cung cấp đầy đủ thông tin về tài khoản mở tại các ngân hàng, hoá đơn đang sử dụng cũng như nên việc cưỡng chế gặp nhiều khó khăn. Tài khoản của DN nợ thuế không còn tiền hoặc rất ít tiền do đã rút hết tiền trước đó.

Bảng 2.7: Tình hình nợ thuế từ năm 2017 -2019 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ lệ (%) Năm 2018 Tỷ lệ (%) Năm 2019 Tỷ lệ (%) 1. Nợ có khả năng thu 65.862 63.464 63.034 DN 52.990 80% 48.184 76% 45.846 73% Hộ KD 8502 13% 11724 18% 13642 22% Nợ khác 4370 7% 3556 6% 3546 6% 2. Nợ khó thu 102.106 118.810 140.803 DN 89.516 88% 104.484 88% 123.863 88% Hộ KD 12578 12% 14317 12% 16926 12% Nợ khác 12 0% 9 0% 14 0% 3. Tổng nợ 167.968 182.274 203.837 DN 142.506 85% 152.668 84% 169.709 83% Hộ KD 98.018 58% 116.208 64% 137.505 67% Nợ khác 4382 3% 3565 2% 3560 2%

Tổng số nợ thuế theo từng đối tượng qua các năm 2017-2019 trên cho thấy số thuế nợ của doanh nghiệp chiếm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trên dưới 80% so với tổng nợ thuế TNDN, tiếp đến là hộ kinh doanh, các khu vực kinh tế khác số nợ thuế không đáng kể từ gần 2% đến 3%. Nguyên nhân là do phần lớn các DN mà Chi cục quản lý hiện nay chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, chịu ảnh hưởng nặng nề của suy giảm kinh tế do khủng hoảng tài chính kinh tế.

Do cơ chế tự khai tự nộp không có cán bộ thuế chuyên quản nên việc kê khai nộp thuế hoàn toàn dựa vào sự tự giác của các DN. Theo đó, các DN kê khai thiếu các khoản thuế phải nộp, khi kiểm tra phải truy thu, xử phạt hành chính…dẫn đến nợ thuế. Trong đó, một bộ phận DN; chủ yếu là DN Ngoài quốc doanh còn xảy ra tình trạng khai sai, khai chậm, khai không hết số thuế phải nộp…Khi cơ quan thuế kiểm tra hầu hết các DN đều bị truy thu thuế do vi phạm quy định.

Trước tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, số nợ thuế ngày càng tăng thì công tác quản lý thu nợ đối với các DN được xem là vấn đề trọng tâm của công tác quản lý thuế đối. Do vậy, để quản lý thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài, Chi cục Thuế đã tiến hành đánh giá, phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ đọng trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp quản lý để thu hồi nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế TP nha trang (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)