- Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT
Chi cục Thuế TP. Nha Trang luôn chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT và được thực hiện theo đúng quy trình. Muốn lựa chọn các DN có rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT phải dựa vào việc giám sát kê khai, phân tích chuyên sâu từng DN.
- Tình hình tổ chức thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế a) Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn * Nội dung kiểm tra
Các DN phần lớn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách nhà nước và đều chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn.
Tuy nhiên vẫn còn có một số doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn nghiêm trọng như: bán hàng không lập và không giao hoá đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp sử dụng hóa đơn… Những hành vi vi phạm của các DN nêu trên đã gây
hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung.
b) Kiểm tra sổ sách kế toán và hàng hoá tồn kho. * Nội dung kiểm tra
Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo quyết định số: 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015. Trình tự các bước kiểm tra đã được quy định chi tiết, cụ thể giúp cho công tác kiểm tra tiến hành theo một cách hiệu quả và khoa học. Công tác kiểm tra thuế phù hợp với cơ chế tự khai tự nộp của Luật Quản lý thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây. Cơ sở phân tích thu thập thông tin phát hiện các DN giảm bớt chi phí và thời gian cho cơ quan thuế. Bước phân tích chuyên sâu hồ sơ khai thuế đã rút ngắn được thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra tại đơn vị. Khi kiểm tra tập trung vào các điểm nghi vấn tránh tình trạng kiểm tra dàn trải sẽ không mang lại hiệu quả đảm bảo được thời gian kiểm tra theo quy định và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT.
Vi phạm về thuế GTGT: * Về thuế GTGT đầu ra:
- Kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra nhất là đối với đơn vị xây dựng cơ bản do hiểu sai thời điểm ghi nhận doanh thu nên dẫn đến việc kê khai thuế GTGT đầu ra không kịp thời; Công trình hoàn thành đã có quyết toán công trình hoặc quyết toán giai đoạn, đã nghiệm thu nhưng chưa thu được tiền của bên A nên chưa ghi nhận doanh thu và kê khai thuế;
- Chưa kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá tiêu dùng nội bộ, biếu tặng…
- Xác định sai thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ. * Về thuế GTGT đầu vào:
- Kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không liên quan đến hoạt động SXKD;
- Kê khai hóa đơn bất hợp pháp; - Kê khai sai hóa đơn đầu vào;
- Kê khai khấu trừ thuế đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Vi phạm về thuế TNDN:
* Về thu nhập tính thuế TNDN:
- Khai thiếu hoặc chưa kê khai doanh thu chịu thuế;
- Xác định doanh thu sai niên độ kế toán dẫn đến thu nhập chịu thuế không chính xác;
- Chưa hạch toán vào thu nhập khác các khoản được bồi thường; - Không kê khai thu nhập từ hoạt động tài chính.
* Về chi phí:
- Trích các khoản dự phòng không đúng quy định;
- Kết chuyển chi phí vào giá vốn không tương ứng với doanh thu phát sinh; - Hạch toán lãi vay vào chi phí SXKD chưa đúng quy định;
- Chi thưởng các ngày lễ, tết cho người lao động không đúng quy định; - Trích khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC chưa đúng quy định;
- Chi phí sản xuất vượt định mức kinh tế-kỹ thuật của nhà nước là hiện tượng khá phổ biến hiện nay…
Về miễn, giảm thuế TNDN:
- Không hạch toán riêng thu nhập của hoạt động SXKD được ưu đãi miễn, giảm thuế;
- Tính ưu đãi thuế với cả các khoản thu nhập khác; Vi phạm về thuế TNCN:
- Khai, khấu trừ và nộp thuế TNCN chưa thực sự đi vào nề nếp, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Kê khai chưa đúng thu nhập không chịu thuế, thu nhập chịu thuế và của một số cá nhân trong doanh nghiệp;
- Hồ sơ giảm trừ gia cảnh chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục; Vi phạm về thuế nhà thầu:
- Chưa kê khai thuế đối với các dịch vụ liên quan như chi phí lắp đặt, vận chuyển;
- Áp dụng sai thuế suất, tỷ lệ tính thuế…
- Kê khai thiếu doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng nhà thầu phải nộp; Vi phạm về các loại thuế khác:
- Lệ phí trước bạ, Thuế Tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản chưa được quan tâm chú trọng kê khai không đầy đủ, kịp thời hoặc không kê khai.
- Áp sai giá tính thuế tài nguyên;
- Còn khai thiếu sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ tính thuế;
- Một số DN xây dựng khai thác khoáng sản tận thu nhưng không kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường…
Kiểm tra hóa đơn kết hợp với kiểm tra thuế: Trong biên bản kiểm tra thuế đã có mục đánh giá việc quản lý, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Qua kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm dẫn đến
ý thức tự giác của DN về hóa đơn đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tình trạng doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn đã giảm mạnh, từ đó việc kê khai doanh thu sát với thực tế sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó biện pháp phối hợp xác minh hóa đơn hiệu quả chưa cao, tỷ lệ hóa đơn được xác minh còn thấp, việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp phát hiện chưa kịp thời.
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra tại Chi cục Thuế TP. Nha Trang 2017-2019
Nội dung ĐVT 2017 2018 2019
1. Số DN theo kế hoạch DN 485 493 496
2. Số DN thực hiện kiểm tra DN 550 571 561
3. Tỷ lệ % 113% 116% 113%
4. Tổng số thuế truy thu Triệu đồng 56.080 76.413 90.683 5. Số thuế truy thu bình
quân/DN
Triệu đồng 102 134 162
(Chi cục Thuế TP. Nha Trang, Báo cáo tổng kết 2017-2019)
Số thuế truy thu qua kiểm tra tăng dần qua từng năm, hiệu quả bình quân mỗi cuộc kiểm tra có xu hướng tăng lần lượt 102 triệu, 134 triệu, 162 triệu.
Trong những năm qua công tác kiểm tra đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần tăng thu NSNN và tạo tiền đề nâng cao ý thức, trách nhiệm của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, khó khăn:
- Về chính sách: các văn bản đôi khi chưa quy định rõ ràng, đồng nhất; liên tục sửa đổi, bổ sung.
- Về nguồn nhân lực: công chức bộ phận kiểm tra còn thiếu, chưa tương xứng so với số lượng doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, với kế hoạch và yêu cầu công tác...
- Về ứng dụng tin học: việc xác minh, đối chiếu và kiểm tra mang tính toàn diện đối với tài liệu sổ sách kế toán của NNT thì mới phát hiện sai phạm cụ thể, vì hệ thống kết nối dữ liệu của ngành thuế chưa đáp ứng yêu cầu và các hành vi vi phạm của NNT ngày càng tinh vi.
- Việc thực hiện quy trình kiểm tra thuế: thời gian kiểm tra tại DN đảm bảo đúng theo quy định là 05 ngày làm việc, còn tồn tại kéo dài thời gian kiểm tra, chủ yếu do chưa thống nhất về số liệu xử lý giữa Đoàn kiểm tra và doanh nghiệp, chưa thống nhất về việc áp dụng chính sách thuế, sự bất hợp tác của DN khi số tiền thuế truy thu lớn.
+ Về số lượng cuộc kiểm tra: Số lượng DN được kiểm tra hàng năm còn thấp, chiếm khoảng 20% DN trong phạm vi quản lý. Số lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp chưa đạt được kế hoạch đặt ra.
+ Về thủ tục hồ sơ chưa hoàn toàn tuân thủ đúng quy định: Bảng phân tích chuyên sâu người nộp thuế chưa nói lên được trọng tâm kiểm tra thuế cần phải đi sâu vào nội dung gì; bảng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn kiểm tra chưa được cụ thể.
+ Văn bản lập trong kiểm tra thuế chưa chặt chẽ: Câu từ trong biên bản thiếu chặt chẽ, không mạch lạc làm cho người đọc khó hiểu. Số liệu trong biên bản kiểm tra còn có những biên bản không chính xác.
+ Công tác kiểm tra tại bàn chưa thực sự chú trọng, dẫn đến hiệu quả còn thấp: từ năm 2017 đến năm 2019 đã yêu cầu điều chỉnh lại 61 hồ sơ khai thuế.
+ Mức độ phát hiện gian lận thuế qua công tác kiểm tra tại trụ sở NNT chưa cao: trong giai đoạn từ năm 2017-2019, số lượng DN kiểm tra tuy có tăng qua các năm, nhưng còn thấp so với số DN quản lý.
+ Thời gian thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp còn kéo dài. Đôi khi những vi phạm của DN chưa được xử lý kịp thời, chưa dứt khoát đã vô tình tạo điều kiện cho một số DN không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, trông chờ ỷ lại vào sự nhắc nhở, đôn đốc của cán bộ thuế.
+ Về chế độ báo cáo: Lãnh đạo các đội, chưa quan tâm đúng mức đến công tác báo cáo thống kê.
+ Việc thực hiện quyết định xử lý sau kiểm tra chưa tốt: việc đôn đốc nộp số tiền thuế truy thu, tiền phạt qua kiểm tra đạt hiệu quả chưa cao, trong những năm qua chỉ đôn đốc DN nộp được khoảng trên 80% số tiền thuế truy thu và tiền phạt vào ngân sách nhà nước.