Xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế TP nha trang (Trang 28 - 30)

Luật xử phạt vi phạm hành chính (2012), “Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.”

“Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.”

Tại điều 103 Luật quản lý thuế (2006) chỉ rõ 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế bao gồm:

“1. Vi phạm các thủ tục thuế.

2. Chậm nộp tiền thuế.

3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.

4. Trốn thuế, gian lận thuế.”

Luật quản lý Thuế quy định rõ các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Điều này đã tạo ra sự minh bạch, rõ ràng giúp cho cán bộ thuế áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, chính xác đồng thời giúp người nộp thuế có nhận thức đúng đắn và tránh không thực hiện những hành vi vi phạm đó.

- Về hình thức xử lý cũng đã quy định chi tiết tại các Điều từ 105 đến 108 Luật quản lý thuế. Theo đó, khi pháp hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định hành vi đó thuộc loại nào và cách thức xử lý ra sao. Việc quy định rõ ràng như vậy đã tránh được sự lúng túng của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm pháp luật thuế.

- Tại điều 109 Luật quản lý thuế (2006) quy định rõ thẩm quyền xử phạt cho từng hành vi vi phạm.

“1. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật này thì thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.”

Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra theo quy định. Việc quy định rõ thẩm quyền xử phạt như vậy tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, xử phạt tràn lan, không đúng thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế TP nha trang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)