1.2.1 Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàngthương mại thương mại
Trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp đó phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế. Đối với ngân hàng cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường buộc phải nâng cao sức cạnh tranh qua việc mở rộng và phát triển các dịch vụ của mình.
Như vậy Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh là gì? Nói đến phát triển là ta nghĩ ngay đến làm thế nào để tăng quy mô và chất lượng tức là nói đến sự tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu. Vì thế có thể đơn giản hiểu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô bảo lãnh, biểu hiện dưới hình thức: gia tăng dư nợ bảo lãnh, gia tăng thị phần, sự hoàn thiện hơn về quy trình nghiệp vụ ... và hơn nữa là sự nâng cao về chất lượng, hiểu quả của nghiệp vụ bảo lãnh bảo lãnh, biểu hiện: hoạt động bảo lãnh có chất lượng khi nó đảm bảo tính an toàn đem lại uy tín và lợi nhuận cho ngân hàng, đem lại cơ hội kinh doanh, thu lợi và đảm bảo an toàn về tài chính cho khách hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế. Điều này cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh được tổng hoà từ rất nhiều yếu tố ...
Từ định nghĩa trên ta rút ra một số vấn đề:
Một là, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh đề cập đến sự tăng lên về số
lượng và quy mô bảo lãnh, tức là đề cập trực tiếp về sự gia tăng số liệu thống kê, phản ánh sự tăng trưởng về mặt lượng của nghiệp vụ bảo lãnh, điều đó được biểu hiện bằng số tượng đối và tuyệt đối. Số liệu này được tính toán
bằng cách so sánh số liệu thực tế và kỳ thực hiện với kỳ trước đó.
Hai là, khi đánh giá ý nghĩa của phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thì ta
cũng cần xem xét tới sự thay đổi của chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng.
Ba là, luôn có nhiều biện pháp và phương hướng phát triển nghiệp vụ
bảo lãnh ngân hàng, như: mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng, triển khai thêm các hình thức bảo lãnh mới mà tại ngân hàng vẫn chưa áp dụng, tăng dư nợ bảo lãnh... Đồng thời khi tiến hành các biện pháp mở rộng về quy mô hoạt động bảo lãnh luôn phải đi đôi với việc tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.
Đối với ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh chính là để nhằm mục đích phát triển nó. Vì vậy ngân hàng không thể đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động bảo lãnh đã mang lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. điều này có nghĩa ngân hàng phải quan tâm đến khả năng thoả mãn lợi ích cho khách hàng của hoạt động bảo lãnh cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Bởi nếu hoạt động bảo lãnh không thực hiện đúng vai trò của nó thì cũng đồng nghĩa với sự tự đào thải. do đó hệ thống các chỉ tiêu được đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà ngân hàng đạt được từ hoạt động bảo lãnh mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế.
Sự cần cần thiết phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
Ngày nay nghiệp vụ bảo lãnh đã trở thành một nghiệp vụ chủ yếu của của mỗi ngân hàng thể hiện uy tín trong nước cũng như quốc tế của ngân hàng đó đối với các ngân hàng đối tác, đối với khách hàng và ngay cả đối với
Chỉnh phủ. Trong xu hướng quốc tế hoá toàn cầu hoá, chu chuyển vốn và giao lưu thương mại quốc tế hiện nay ngày càng gia tăng với mức độ khổng lồ, nghiệp vụ bảo lãnh rất được các ngân hàng chú trọng hoàn thiện và phát triển, nhất là trong điều kiện mua bán chịu trong giao dịch thương mại ngày càng phổ biến, tiết kiệm vốn cho cả bên bán hàng và bên mua hàng. Đây là nghiệp vụ mang lại thu nhập quan trọng cho các ngân hàng và cũng là nghiệp vụ tài trợ ngắn hạn chủ yếu cho doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh chủ yếu sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho công việc kinh doanh của mình, đồng thời đảm bảo an toàn trong giao dịch kinh doanh.
Hoạt động ngân hàng ngày nay theo hướng đa năng tổng hợp, không ngừng tạo lập và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động, nâng cao thu nhập. Hoạt động tín dụng thường gắn liền với rủi ro rất cao do ngân hàng phải xuất vốn ra để cho vay, trong khi đó thì nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu là dùng uy tín của mình để khách hàng thực hiện một hoạt động nào đó, ví dụ đi vay vốn ngân hàng khác nên ngày nay, tất cả các ngân hàng đều hướng vào việc tăng doanh thu từ các dịch vụ trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh.
Có thể thấy rõ được sự cần thiết của việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thong qua lợi ích mang lại của nó đối với ngân hàng thương mại.
Bảo lãnh giúp NH đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ của mình, giúp ngân hàng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế. Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập có được chủ yếu là từ thu phí dịch vụ. Còn ở VN, thu nhập của NH chủ yếu từ hoạt động tín dụng (cho vay). Đây là điểm yếu của các NH VN vì việc cho vay chứa đựng rất nhiều rủi ro. Tuy bảo lãnh cũng có những rủi ro của riêng nó, nhưng dù sao đó cũng chỉ
là hoạt động mang tính chất dự phòng, vì vậy, rủi ro phần nào cũng ít hơn so với tín dụng.
Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng truyền thống đồng thời giúp ngân hàng tìm kiếm thêm những khách hàng mới. Thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các khách hàng, ngân hàng sẽ có điều kiện cung cấp cho doanh nghiệp thêm nhiều dịch vụ ngân hàng đồng bộ phù hợp (như dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế...) nhờ đó tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra bảo lãnh góp phần tăng doanh thu của ngân hàng qua việc ngân hàng thu phí bảo lãnh, góp phần làm đa dạng hoá các khoản thu phí dịch vụ, vốn dĩ là khoản thu quan trọng và ổn định của ngân hàng. Mặt khác khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng sẽ có những mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp cũng như các ngân hàng trong và ngoài nước, do vậy bảo lãnh ngân hàng giúp nâng cao vị thế của ngân hàng, nhất là trong các mối quan hệ đối ngoại, tăng cường quan hệ đại lý giữa các ngân hàng (thông qua các hoạt động bảo lãnh vay vốn nước ngoaì, bảo lãnh đối ứng.)
Thêm nữa, khi khách hàng muốn được ngân hàng bảo lãnh thường phải có ký quỹ, khách hàng phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền này sẽ được phong tỏa cho đến khi hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt cho nên đối với ngân hàng thì đây là nguồn vốn khá ổn định mà thông thường quy định khô ng phải trả lãi.
Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu các ngân hàng bỏ qua không chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, đây là nghiệp vụ hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập to lớn cho ngân hàng. Hơn nữa, bảo lãnh ngân hàng có tác dụng kích thích sản
xuất - kinh doanh vì vậy phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại là điều rất cần thiết.