Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDVNam Hà Nội

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 66)

Trong năm 2010, các NHTMCP đã mở rộng hoạt động tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn tương đối nhiều và tập trung hầu hết các NHTM quốc doanh và NHTMCP. Có thể nhận thấy xu hướng của các NHTMCP đang mở rộng mạng lưới hoạt động về địa bàn phía nam Thủ đô. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Mạng lưới hoạt động của BIDV trên địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì đứng thứ 3 trong các hệ thống NHTM (sau Ngân hàng Nông nghiệp và Công Thương). Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ và những bước tiến vững chắc tiến tới cổ phần hoá, chuyển đồi mô hình Công ty TNHH MTV của toàn hệ thống, tình hình hoạt động của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội đã ngày càng khởi sắc.

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động được là yếu tố chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của mọi ngân hàng, là yếu tố đầu vào quyết định quy mô mở rộng cho vay, mở rộng đầu tư,... Những thành quả đạt được của BIDV Nam Hà Nội đến nay có sự đóng góp to lớn của công tác nguồn vốn. Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDV Nam Hà Nội được thể hiện dưới bảng sau:

46

Bảng 2.1: Tình hình thuy động vốn qua các năm của BIDV NHN

Tông vốn huy động 2.044 20,01% 2.549 24,71% 3.471 36,17% TG kho bạc 139 39% 83 -40,29% 172 107,23% Tỷ trọng 6,80% 3,26% 4,96% TG không kì hạn 285 35% 412 44,56% 3ÕÕ -27,18% Tỷ trọng 13,94% 16,16% 8,64% TG có kì hạn dưới 12 tháng 736 53% 1262 71,47% 2154 70,68% Tỷ trọng 72,20% 72,20% 72,20% TG có kì hạn trên 12 tháng 560 30% 645 15,18% 840 30,23% Tỷ trọng 27,40% 25,30% 24,20% GTCG ngắn hạn 323 16% 111 -65,63% 01 -99,91% Tỷ trọng 15,80% 4,35% 0,01% GTCG dài han 1 11% 36 3500% 5 -86,39% Tỷ trọng 0,05% 1,41% 0,13%

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tiền 08/07 Tiền 09/08 Tiền 10/09

Nguồn vốn huy động 2.044 39,01% 2.549 24,72% 3.471 36,18%

Nguồn trung dài hạn 561 38% 682 21,65% 845 23,98%

Tỷ trọng 27% 27% 24%

Nguồn ngắn hạn 1.483 32% 1.867 25,88% 2.626 40,64%

Tỷ trọng 73% 73% 76%

47

thanh toán của Ngân hàng. Sở dĩ vậy là vì trong năm Chi nhánh đã tiếp thị được các khách hàng là tổ chức tín dụng, bảo hiểm có nguồn tiền gửi ổn định, giá trị món tiền lớn. Ngoài ra, với địa bàn nằm tại khu vực huyện Thanh Trì và Hoàng Mai, tỷ trọng người dân làm ăn buôn bán không quá nhiều, người dẫn vẫn có tâm lý muốn gửi các khoản tiết kiệm vào ngân hàng để hưởng lãi hơn là đem tiền đó để đầu tư.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tiền 08/07 Tiền 09/08 Tiền 10/09

Tổng dư nợ 1.126 1.410 1.811 28.5%

1. Phân theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp 1.096 26,00% 1.365 24,58% 1.629 19,29 % Tỷ trọng 97,32% 96,85% 89,95% Cá nhân 30 21,00% 44 46,85% 182 310,22 % Tỷ trọng 2,68% 3,15% 10,05%

2. Phân theo thời gian

Dư vay ngắn hạn 691 31,00% 641 -7,30% 935 45,90

%

Tỷ trọng 61,37% 45,45% 51,62%

Dư vay trung dài hạn 435 40,00% 769 76,78% 876 13,92 %

Tỷ trọng 38,63% 54,55% 48,38%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)

- Nguồn vốn trung dài hạn gồm có tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng và

giấy tờ có giá dài hạn. Năm 2010, nguồn trung dài hạn của chi nhánh đã đạt 845 tỷ đồng, chiếm 24% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này giảm so với 2009 là 3%. Tuy nhiên về số tuyệt đối nguồn trung dài hạn vẫn tăng 163 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy sở dĩ tỷ trọng nguồn trung dài hạn giảm là do tốc độ tăng của nguồn trung dài hạn thấp hơn so với tốc độ tăng của nguồn ngắn hạn, còn về thực chất hoạt động huy động vốn của Chi nhánh vẫn đạt được những thành tựu đáng kể

2.1.2.2 Hoạt động cho vay

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng luôn là một mặt mạnh của BIDV Nam Hà Nội. Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng dưới

48

các hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác,tuy nhiên hoạt động cho vay vẫn là chủ yếu. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng gắn với an toàn chất lượng và hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của BIDV Nam Hà Nội

3. Phân theo hình thức đảm bảo tiền vay Dư nợ có TSĐB 541 68,00% 943 74,47% 945 0,23% Tỷ trọng 48,00% 66,90% 52,20% Dư nợ không có TSĐB 586 12,00% 467 -20,32% 866 85,50 % Tỷ trọng 52,00% 33,10% 47,80%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)

- Tổng dư nợ (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2010 là: 1.811 tỷ đồng, như vậy là tăng 401 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2009.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

49

Đây chưa phải là con số phản ánh đúng tình hình dư nợ của Chi nhánh bởi thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã phải giảm dư nợ gần 400 tỷ vào thời điểm cuối năm. Như vậy tốc độ tăng trưởng của chi nhánh là rất nóng. Trong đó phải kể đến phần tăng 263 tỷ vay của Doanh nghiệp và 137 tỷ vay của tư nhân.

- Dư nợ trung dài hạn tăng trưởng mạnh trong 2010 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (48%) do chi nhánh thời điểm đầu mới thành lập có dư nợ tín dụng ở mức thấp, được sự hỗ trợ của Hội sở chính và các chi nhánh trong hệ thống về cho vay các dự án đồng tài trợ, chi nhánh đã thực hiện phát vay các dự án đã được Ngân hàng ĐT&PT VN xét duyệt. Bên cạnh việc phát vay các dự án đồng tài trợ (số giải ngân lũy kế đến 31/10/2010 là 372 tỷ đồng), chi nhánh còn cho vay các dự án khác của các doanh nghiệp với dư nợ khoảng 504 tỷ đồng.

- Dư nợ có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh chiếm 52.2% tổng dư nợ (giảm 14,7% so với năm 2009. Đó là do trong năm 2010 chi nhánh đã thực hiện tách TSĐB hợp pháp và hợp lệ theo đúng quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, các tài sản hợp lệ chỉ dùng để áp dụng chính sách khách hàng chứ không được tính vào chỉ tiêu này

Chất lượng tín dụng

Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đã được chi nhánh tập trung xử lý và đạt được kết quả đáng khích lệ. Chi nhánh đã bằng nhiều các biện pháp tích cực tận thu hoạch toán ngoại nảng, nợ xấu, pjối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.

- Trong năm qua cũng được ghi nhận là năm tỷ lệ nợ xấu được giảm đáng kể. Năm 2010, tổng dư nợ xếp vào nhóm nợ xấu là 11.535 triệu đồng, giảm 12.600 triệu đồng so với năm 2009. Đó là do trong năm Chi nhánh đã

50

kiên quyết dừng hẳn việc cho vay đối với công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển và Công ty CP Cơ khí và xây lắp số 7. Đây là 2 doanh nghiệp năm 2009 bị xếp vào nhóm 3, sang năm 2010, chi nhánh đã dừng hẳn việc giải ngân và chỉ tập trung vào xử lý tài sản thế chấp và thu nợ. Chỉ tiêu này cũng cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh đang từng bước được cải thiện.

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu tại BIDV Nam HN

Tổng dư nợ 1.126 1.41 1.811 Nợ nhóm 1 794 1.239 1.626 Nợ nhóm 2 299 147 173 Nợ nhóm 3 14 17 9 Nợ nhóm 4 005 4 0.04 Nợ nhóm 5 20 3 2 Tổng nợ xấu 33 24 12 Tỷ trọng nợ xấu 2,95% 1,71% 0.64%

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tiền 2008/07 Tiền 2009/08 Tiền 2010/09 Tổng thu phí ròng 12,61 50,10% 8,90 49,89% 22,65 19,84% 1. Bảo lãnh 4,59 28,00% 5,78 25,95% 7,09 22,61% 2. Phí chuyển tiền 2,70 35,00% 4,20 55,56% 4,99 18,88% 3. Phí từ hoạt động tài trợ thương mại 2,10 45,00% 3,20 52,38% 4,12 28,75% 4. Phí kinh doanh ngoại

tệ

1,40 41,00% 2,60 85,71% 3,10 19,23% 5. Thu phí khác 1,82 38,00% 3,12 71,43% 3,35 7,34%

(Nguồn: Phòng kê hoạch tông hợp - BIDVNam Hà Nội)

- Dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng nhanh, nằm trong giới hạn dư nợ tín dụng cao nhất của Ngân hàng ĐT Trung ương giao, hoàn thành mức kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giao qua 5 năm giai đoạn 2005 -

51

khách hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng của chi nhánh, đặc biệt trong tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng: yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ

Theo mục tiêu của BIDV hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ và thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn đề khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đặt được như sau:

Bảng 2.5: Tình hình thu phí dịch vụ

(Nguồn: Phòng kê hoạch tông hợp - BIDVNam Hà Nội)

- Thu dịch vụ ròng của chi nhánh đến 31/10/2010 là: 22.649 triệu đồng, tăng 3.749 triệu đồng so với năm 2009 ( tương đương 20%). So với tốc độ tăng trưởng quy mô dư nợ và nguồn vốn huy động thì sự gia tăng của thu dịch

52

vụ ròng chưa thực sự tương xứng. Điều này cho thấy nguồn thu chủ yếu của chi nhánh vẫn là nhờ hoạt động tín dụng và kinh doanh vốn.

- Thu dịch vụ ròng của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao, chi nhánh đã nhanh chóng gia tăng thị phần dịch vụ trên địa bàn.

- Tỷ trọng thu từ nghiệp vụ bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch, dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ đã đóng góp tích cực trong tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh. Các sản phẩm dịch vụ khác như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; Các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng, chuyển tiền Western Union, BIDV-smart@count, Homebanking, Phonebanking, Internet Banking, Directbanking, thẻ VISA, POS, VNTopup...chi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với các dịch vụ này không nhiều nên hiệu quả của các sản phẩm này chưa cao.

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Thực hiện phương châm kinh doanh "Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn", quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi phí trong nội bộ nên Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội luôn đảm bảo duy trì mức chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, kết quả là lợi nhuận của Ngân hàng mấy năm gần đây khá tốt. Thể hiện ở bảng sau:

53

Sơ đồ 2.1: Lợi nhuận của BIDV NHN qua các năm

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)

Giai đoạn 2008-2010, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định tăng với tốc độ tương đối cao. Chênh lệch thu chi (bao gồm cả thu nợ hạch toán ngoại bảng và thu khác) đến 31/10/2012 là 82 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng tương đương 73% so với năm 2009, cho thấy bước phát triển nhảy vọt của chi nhánh trong năm qua.

Với kết quả đạt được trong năm 2010, chi nhánh đã được BIDV TW xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2010. Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được bứt phá và tạo được tiền đề cho vệc tăng trưởng những năm tiếp theo.

Như vậy ta thấy, tình hình hoạt động của BIDV đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu tăng trưởng đúng hướng, thể hiện tập trung tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, thu hút doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu về hoạt động tại chi nhánh, lấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng thúc đẩy phát triển dịch vụ. Công tác xử lý nợ xấu trong năm 2007 đã được thực hiện quyết liệt. Trong

54

chỉ đạo điều hành đã có trọng tâm về tăng trưởng dịch vụ, bảo hiểm. Thu dịch vụ của chi nhánh đã có những bước chuyển căn bản theo đúng định hướng từ đầu năm của Ban lãnh đạo chi nhánh. Số lượng khách hàng mới đến với Chi nhánh tăng dần lên. Trong phân phối quỹ thu nhập Chi nhánh đã bám lấy mục tiêu lấy thu nhập làm động lực thúc đẩy người lao động tâm huyết với công việc.

Tính đến thời điểm hiện tại, chi nhánh đã đạt được những thành tựu như: các năm đều xếp loại xuất sắc trong toàn hệ thống NHĐT&PT Việt Nam, được trao tăng huân chương lao động hạng ba. Chi nhánh luôn coi sự phát triển và lớn mạnh của khách hàng là tiền đề cho sự phát triển đi lên của mình.

2.2 Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ bảo lãnh

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng xã hội, vì vậy nó luôn phải phù hợp với cơ sở hạ tầng - nền tảng kinh tế. Mỗi một hoạt động kinh kế phát sinh đòi hỏi phải có sự ra đời điều chỉnh của một quy phạm pháp luật - có thể riêng hoặc chung.

Nghiệp vụ bảo lãnh cũng vậy, khi mới ra đời, bảo lãnh hầu như không có văn bản pháp luật nào điều chỉnh, NH đã gặp phải không ít khó khăn khi phát sinh những tranh chấp, mà không có những chuẩn mực pháp quy để xử lý, mọi thứ đều phải dựa vào quan hệ hợp đồng. Từ khi xuất hiện Luật các tổ chức tín dụng và các điều khoản quy định có liên quan và một loạt các văn bản khác ra đời như:

- Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 29/02/1994 của thống đốc NHNN VN ban hành kèm quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

55

hành kèm quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng.

- Quyết định 263/QĐ-NHNN ngày 19/9/1995 của thống đốc ngân hàng ban hành về việc sửa đổi một sốdiều của quy chế ban hành và tái bảolãnh trong Quyết định số 2/QĐ-NHNN14

- Công văn số 895/1998/CV-NHNN3 ban hành ngày 26/9/1998 về việc ‘chấn chỉnh công tác cho vay, bảo lãnh’

- Gần đây nhất là quyết định 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 đã tạo nền tảng pháp lý ban đầu cho nghiệp vụ bảo lãnh.

- QĐ 386/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành và sửa đổi quy chế bảo lãnh ngân hàng, Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ban hành ngày 11/02/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh.

- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/ 6/2006 Về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng .

Ý thức được vai trò, vị trí của nghiệp vụ bảo lãnh và sự cần thiết phải xác lập khuôn khỏ pháp lý chặt chẽ ngay từ trong nội bộ cho nghiệp vụ này nên hội đồng quản trị, tổng giám đốc BIDV đã ban hành một số văn bản như sau:

Công văn số 5155/CV-PTSP về ngày 07/09/2009; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh - Quyết định số: 1131/QĐ-QLTD1 ngày 12/3/2010; Hoạt động phát hành bảo lãnh - Công Văn số: 43 /CV-PC ngày 17/10/2009 ; Hướng dẫn một số điểm theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN - Công văn số: 6361/CV-QLTD1 ngày 7/8/2009; Báo cáo, đề xuất, kiến nghị tình hình thực hiện Quy chế Bảo lãnh -

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w