Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Những năm vừa qua, tuy tình hình kinh tế trong n- ớc và thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu h- ớng ngày càng tăng, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng th- ơng mại nên hoạt động của chi nhánh BIDV NHN cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bằng nhiều hình thức đầu t-, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nỗ lực tìm kiếm thị tr- ờng, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt đ- ợc những kết quả khả quan. Riêng đối với hoạt động bảo lãnh, chi nhánh cũng đã thực hiên nhiều loại hình bảo lãnh nh-: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiên hợp đổng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành... để đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng.
2.2.2.1. về quy mô hoạt động bảo lãnh
Việc phát triển các hoạt động dịch vụ, bên cạnh hoạt động tín dụng, được coi là hướng phát triển đa dạng hoá các sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, các hoạt động dịch vụ lại có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động tín dụng. Các hoạt động tín dụng lâu dài sẽ tạo
61
triển. Vì những lý trên mà hiện nay, các ngân hàng đã coi việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như là một trong những hướng phát triển chính của ngân hàng trong thời kỳ kinh tế thị trường. Trong các dịch vụ đó có dịch vụ bảo lãnh. Đây được coi là một trong những dịch vụ mang lại thu nhập cao cho ngân hàng; giúp hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong nước phát triển cũng như mở rộng các quan hệ ngoại thương.
Bảng 2.6: Quy mô bảo lãnh qua các năm
(Nguồn: Báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh)
Nhờ có được một số lượng khách hàng không nhỏ, cộng với uy tín của BIDV NHN kết quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng trong 3 năm qua tương đối khả quan. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nghiệp vụ bảo lãnh của BIDV NHN liên tục tăng qua các năm. Để thấy rõ hơn ta có biểu đồ sau:
62
Doanh số bảo lãnh phát sinh không ngừng tăng lên. Năm 2008, doanh số bảo lãnh đạt 229 tỷ đồng, sang năm 2009 tăng lên với số tuyệt đối 289 tỷ đồng tương ứng tăng 26%. Qua năm 2010, mức tăng trưởng đột ngột giảm sút 22%. Nguyên nhân so biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước. (Thị trường quốc tế biến động, biến động về giá dầu mỏ, giá vàng..., nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều thiên tai, dịch bệnh, .), tuy nhiên cũng đạt doanh số khá cao 354 tỷ đồng. Như vậy ta thấy rằng tuy doanh số bảo lãnh qua các năm tại Ngân hàng đều tăng, tuy nhiên tăng với tốc độ không cao (dưới 30%) lý do là Chi nhánh chưa đưa ra được một chiến lược Marketing hợp lý, đạt được cả hai mục tiêu: duy trì và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, đặc biệt là các DNNQD.
Dư bảo lãnh của ngân hàng cũng tăng lên qua các năm. Điều này thể hiện hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đã có những dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt. Dư bảo lãnh tại chi nhánh năm 2009 tăng 59 tỷ (tương đương 2%) so với cùng kỳ năm 2008; năm 2010 tăng 69 tỷ (tương đương 28%) so với cùng kỳ năm 2009.
Mặt khác, đến cuối năm 2008, ngân hàng mới chỉ thực hiện khoảng 739 món bảo lãnh, thì đến cuối năm 2009 số món bảo lãnh ngân hàng đã thực hiện tăng lên 1018 món (tăng 38%), đến năm 2010 số món bảo lãnh ngân hàng thực hiện là 1320 món (tăng 30%) so với năm 2009. Điều này thể hiện hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang tiếp tục mở rộng, thể hiện chính sách phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng là đúng đắn.
2.2.2.2. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh
Khách hàng ngày càng tín nhiệm sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Bảo lãnh cho DN quốc doanh
163 87% 195 79% 228 72%
Bảo lãnh cho DN ngoài quốc doanh
24 13% 51 21% 87 28%
Tổng dư nợ bảo lãnh 187 100% 246 100% 315 100%
63
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách hàng được bảo lãnh tại BIDV NHN 2008-2010
□ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
□ Doanh nghiệp quốc doanh
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)
Năm 2008, số khách hàng làm bảolãnh tại Ngân hàng là 97 doanh nhiệp, đến năm 2009 tăng lên 120 doang nghiệp (tương đương 24%), đến năm 2010 số khách hàng đến làm bảo lãnh tại Ngân hàng là 158 doanh nghiệp (tăng 32%). Trong đó, cơ cấu khách hàng cũng có sự chuyển biến theo chiều hướng: tăng tỷ trọng khách hàng ngoài quốc doanh (năm 2008 tỷ trọng khách hàng ngoài quốc doanh chiếm 43% tổng khách hàng làm bảo lãnh tạ ngân hàng, đến năm 2009 tỷ trọng này 53%, và đến năm 2010 là 61%).
Như vậy, không chỉ củng cố thêm mối quan hệ với những khách hàng truyền thống (những doanh nghiệp Nhà nước lớn), Ngân hàng đã chú ý phát triển dịch vụ bảo lãnh tới những khách hàng có tiềm năng là các công ty ngoài quốc doanh. Điều này đã góp phần tăng trưởng dư nợ bảo lãnh cho Ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng khách hàng vẫn còn khá ít so với số lượng khách hàng có nhu cầu làm bảo lãnh trong nền kinh tế, cơ cấu khách hàng đã chuyển dịch nhưng tỷ trọng giá trị bảo lãnh của khách hàng ngoài quốc doanh vẫn
64
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tiền Số tiền 09/08 Số tiền 10/09
Bảo lãnh thực hiên hợp đổng 73 99 36% 133 ^34%
Bảo lãnh dự thầu 45 59 31% 75 27%
Bảo lãnh thanh toán 13 20 54% 27 85%
Bảo lãnh tạm ứng 39 48 23% 55 Ĩ5%
Bảo lãnh bảo hành 17 20 18% 25 25%
Tổng giá trị bảo lãnh 187 246 32% 315 28%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, các DNNN luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng dư nợ bảo lãnh đối với doanh nghiệp quốc doanh qua các năm 2008, 2009, 2010 luôn ở mức rất cao (trên 70% dư nợ bảo lãnh). Lý do là, Khoảng vài năm trở lại đây, Chi nhánh mới chú trọng việc thu hút thêm khách hàng là DNNQD. Nguyên nhân thứ hai là do các DNNQD hoạt động chưa ổn định, thành lập còn tràn lan, hoạt động không có quy củ vì thế mà chứa đựng nhiều rủi ro. Vì thế, trước khi quyết định bảo lãnh, Chi nhánh thường đề nghị phải có tài sản đảm bảo nhiều hơn. Nhưng các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn vì họ không có tài sản đủ giá trị theo đề nghị cuả Chi nhánh. Chính vì thế Chi nhánh thường gặp khó khăn khi quyết định đồng ý bảo lãnh cho một DNNQD, nhất là đối với những món bảo lãnh có giá trị lớn. Vì nếu phải có đầy đủ tài sản đảm bảo thì các doanh nghiệp này lại không đáp ứng được, nếu không thì ngân hàng sẽ phải chấp nhận một rủi ro rất lớn khi đồng ý bảo lãnh.
Cơ cấu dư nợ bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh
Để đáp ứng các nhu cầu bảo lãnh khác nhau của khách hàng, chi nhánh BIDV NHN cũng thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh khác nhau như bảo lãnh
65
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành sản phẩm, bảo lãnh tiền tạm ứng..., tuy nhiên, mới chỉ tập trung ở một số loại hình bảo lãnh quen thuộc.
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng dư nợ của từng loại hình bảo lãnh của ngân hàng là khá đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã chú trọng đến mục tiêu đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Tuy nhiên vẫn còn có sự mất cân đối giữa các loại hình bảo lãnh. Thể hiện dưới đây:
2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Không đảm bảo bằng TS 7 3,6% 26 10,6% 31 9,8% Ký quỹ 136 72,6% 149 60,7% 103 64,4% Thế chấp, cầm cố 15 23,8% lĩ 28,7% lĩ 25,8% Tổng 187 100% 146 100% 115 100% 66
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDVNam Hà Nội)
Biểu đồ trên cho ta thấy, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, BL dự thầu là những loại bảo lãnh có dư nợ chiếm tỷ lệ cao. Vì khách hàng truyền thống của Chi nhánh là các công ty xây lắp, đa phần là các Tổng công ty Nhà nước. Vì thế doanh số các loại bảo lãnh trên là rất lớn. Doanh số BL thực hiện hợp đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân trên 40% tổng doanh số bảo lãnh. Điều này cho thấy, đa phần khách hàng của Chi nhánh là các Tổng công ty, các công ty xây dựng Nhà nước. Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại là không nhiều.
Ta thấy, bảo lãnh thanh toán chiểm một tỷ lệ rất thất trong tổng dư nợ bảo lãnh cả 3 năm 2008, 2009, 2010 (dưới 10%). Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động bảo lãnh nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Các loại hình bảo lãnh ít rủi ro hơn như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng đều chiếm tỷ lệ đa số trong tổng dư bảo lãnh. Dư nợ bảo lãnh thực hiện hợp đồng qua 3 năm gần đây luôn chiếm trên 39%, tỷ lệ dư nợ bảo lãnh dự thầu cũng tăng lên dần... đây thực sự là con số đáng khích lệ. Ngoài ra các loại hình bảo lãnh khác cũng đã được chú ý tới,
67
đó là: bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. Các loại hình bảo lãnh này dần chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng.
về cơ cấu bảo lãnh theo hình thức đảm bảo
Cũng giống như nghiệp vụ cho vay, tài sản đảm bảo trong nghiệp vụ bảo lãnh giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó là một biện pháp giúp ngân hàng phòng ngừa và giải quyết rui ro. Đối với khách hàng mới, thì Chi nhánh áp dụng là ký quỹ hoặc dùng tài sản đảm bảo, đối với những khách hàng truyền thống, có tín nhiệm, Chi nhánh có thể không đề nghị đảm bảo bằng tài sản. Bởi vì khi thực hiện biện pháp cầm cố, thế chấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do giá trị bảo lãnh là rất lớn, nhiều khi vượt quá số vốn tự có của doanh nghiệp.
Biện pháp chủ yếu mà Chi nhánh đang áp dụng là khách hàng phải ký quỹ (trong những năm vừa qua, do tối tượng khách hàng bảo lãnh tại chi nhánh đã được mở rộng hơn với các thành phần kinh tế khác, do đó tỷ lệ ký quỹ đối với các khoản bảo lãnh cũng có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là ký quỹ 10% giá trị bảo lãnh). Đây là biện pháp mà Chi nhánh đảm bảo sẽ thu được nợ tốt nhất khi có rủi ro xảy ra. Vì sẽ rất khó khăn khi tiến hành phát mãi các tài sản cầm cố, thế chấp nhất là tài sản đó lại thuộc quyền sở hữu của DNNN.
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ bảo lãnh theo hình thức đảm bảo cho bảo lãnh
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tiền 2008/0 7 Tiền 2009/08 Tiền 2010/0 9 Tổng thu phí ròng 12,61 50,10% 18,9 49,89% 22,65 19,84% Phí bảo lãnh ^4^59 28,00% 5,78 25,95% 7,09 22,61% Tỷ trọng 36% 31% 29% 68
Doanh số bảo lãnh không đảm bảo bằng tài sản (bằng tín chấp) chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ, tỷ lệ bình quân các năm dưới 11%. Nguyên nhân là bảo lãnh loại này gặp rất nhiều rui ro, do đó chỉ áp dụng với khách hàng truyền thống, lâu năm và với những món bảo lãnh có giá trị bảo lãnh nhỏ hoặc là kết hợp với hình thức ký quỹ. Hình thức ký quỹ chiếm tỷ lệ lớn nhất, tỷ lệ bình quân các năm trên 65%. Cao nhất là năm 2008 là 72,6%, thấp nhất là năm 2009 là 60,7%. Điều này có thể cho thấy được tính ưu việt của hình thức này so với hình thức thế châp, cầm cố hay là bảo lãnh bằng uy tín.
Trong thời gian tới, khi chi nhánh mở rộng hoạt động bảo lãnh cho các đối tượng khách hàng mới thì các hình thức đảm bảo để đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh cần được ngân hàng coi trọng hơn nữa.
2.2.2.3. Thu từ hoạt động bảo lãnh
Tình hình thu phí từ hoạt động bảo lãnh của BIDV NHN thể hiện dưới bảng sau :
Bảng 2.10 : Kết quả hoạt động bảo lãnh tại BIDV NHN
Khoản phí BIDV VCB
1.Phí phát hành bảo lãnh Tối thiểu
1.1 .Ký quỹ 100% bằng tiền mặt hoặc tiền
gửi từ tài khoản không kỳ hạn tại chính NH 1.5%/năm 0.05%/tháng, tối thiểu 20$ 1.2. Ký quỹ 100% bằng TK có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi 2%/năm 0.06%/tháng, tối thiểu 30$
1.3. Ký quỹ dưới 100% Tối thiểu 50$
- Bảo lãnh thanh toán 2.5%/năm Theo hình thức
đảm bảo
- Bảo lãnh khác 2%/năm
2. Sửa đổi/gia hạn thư bảo lãnh 2%/năm 20$/lần 3. Hủy thư bảo lãnh theo yêu cầu của KH 2%/năm 20$/lần
(Nguồn: Báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ trọng thu phí từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu phí dịch vụ của Ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn: năm 2008 tỷ trọng thu phí từ hoạt động bảo lãnh chiếm 36% tổng thu phí của ngân hàng, năm 2009, 2010 tỷ lệ này là 31%. Điều này cho thấy, hoạt động bảo lãnh đã và đang chiếm một vị trí đáng kể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và
69
góp phần quan trọng vào tổng thu nhập từ dịch vụ của chi nhánh. Thu phí từ hoạt động này tăng trưởng đều qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao (dưới 30%), mức tăng này khá tương ứng với mức tăng của tổng doanh thu ngân hàng tuy nhiên thấp hơn so với tăng thu từ dịch vụ. Nói cách khác, hoạt động bảo lãnh vẫn chưa được chú trọng phát triển đúng với tiềm năng của nó. Do vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa, quan tâm phát triển nhiều hơn đến hoạt động này để tăng doah thu và lợi nhuận cho mình.
Tuy nhiên, doanh thu dịch vụ và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng, trong khi thu từ dịch vụ thanh toán vẫn còn chiếm phần lớn dịch vụ (khoảng 70%). Còn so với tổng doanh thu thì tỷ trọng thu từ bảo lãnh là rất nhỏ. Nguyên nhân cũng do trong 3 năm trở lại đây dịch vụ thanh toán tại chi nhánh phát triển rất nhanh nên tỷ trọng doanh thu thanh toán là rất cao.
70
cũng phải xem xét rằng với cách tính phí bảo lãnh của BIDV chưa tạo ra được tính linh hoạt và công bằng cho các khách hàng. BIDV cần phải tính mức phí theo các loại hình bảo lãnh và theo tỷ lệ các loại tài sản đảm bảo
2.2.2.4. Chất lượng hoạt động bảo lãnh
Do thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lượng bảo lãnh cũng như coi trọng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát quá trình hoàn thành hợp đồng của khách hàng. Tại BIDV NHN chưa có một món bảo lãnh nào mà Chi nhánh phải đứng ra trả thay cho khách hàng. Song cũng cần phải xem xét tính chất các khoản bảo lãnh tại chi nhánh. Một là, hầu hết các khoản bảo lãnh tại đây được thực hiện cho những khách hàng quen thuộc, đã có mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp vì vậy rủi ro được giảm thiểu. Hai là, các khoản bảo lãnh đều là bảo lãnh trong nước, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động thương mại quốc tế. Ba là, giá trị của các khoản bảo lãnh không lớn, thường là được sử dụng cho các dự án và các hợp đồng nhỏ.
Trước khi quyết định bảo lãnh, các cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định hồ sơ bảo lãnh, đồng thời yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo như thế chấp hay ký quỹ, không cần đảm bảo bằng tài sản hay ký quỹ một phần.
- Nếu là khách hàng truyền thống, có tín nhiệm, có độ tin cậy cao với Chi nhánh sẽ được Chi nhánh chấp thuận bảo lãnh mà không cần đảm bảo bằng tài sản hoặc ký quỹ một phần.
- Nếu là khách hàng mới, các DNNQD chưa có tín nhiệm thì chỉ được chấp thuận bảo lãnh nếu khách hàng có các biện pháp đảm bảo như cầm cố, thế chấp tài sản, ký quỹ 100%.