Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển nghiệp vụ bảolãnh của ngân

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 37)

hàng thương mại

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là tổng hợp các hợp đồng bảo lãnh riêng lẻ. Để đánh được sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng, ta cần phải đánh giá tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện. Điều đó thể hiện ở các tiêu chí sau đây:

1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô

a. Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bảo lãnh

Chỉ tiêu này thông thường hay được dùng nhiều trong việc phân tích khách hàng về số lượng hơn là sử dụng để phản ánh việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Nhưng phần nào nó cũng phản ánh được lượng khách tăng giảm qua các năm, sự thay đổi danh mục khách hàng ở các mức độ khác nhau. Số lượng khách hàng được bảo lãnh phản ánh việc mở rộng quy mô mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh bằng công thức sau:

K1 [ xn x(n-1)] / x(n-1)

Trong đó:

- Ki: Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bảo lãnh

- Xn : Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bảo lãnh năm n

- X(n-1): Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bảo lãnh năm (n-1)

Đối tượng khách hàng đối với sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng mà ngày càng tăng và được mở rộng thì điều này chứng tỏ xu hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đang tiến triển và ngược lại. Khi số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm này tăng thì bài toán đối với ngân hàng là làm

sao có thể giữ vững được lượng khách hàng đến với mình và số lượng ấy không ngừng gia tăng theo thời gian. Qua đó phản ánh được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng đã là tối ưu chưa.

b. Sự gia tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh

Thông thường ngân hàng muốn mở rộng hình thức tín dụng đều phải tìm cách mở ra nhiều hình thức tín dụng mới hay thực hiện việc đa dạng hoá tín dụng. Tác dụng của việc đa dạng hoá các hình thức bảo lãnh là: một là, đa dạng hoá sản phẩm bảo lãnh ngân hàng sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng; hai là, giúp ngân hàng phân tán rủi ro; thứ ba, thúc đẩy các nhiệp vụ khác cùng phát triển; thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Thông qua số lượng sản phẩm bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp cũng phản ánh được xu hướng của ngân hàng đang muốn phát triển hay thu hẹp hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Nếu số lượng sản phẩm bảo lãnh ngân hàng cung cấp ngày đa dạng, phong phú hơn tức là hoạt động bảo lãnh đang được chú trọng phát triển và ngược lại. Để thấy được điều này người ta sử dụng chỉ tiêu "sự gia tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh". Chỉ tiêu này được phản ánh bằng công thức sau:

K2 =[ yn - y(n-1)] / y(n-1)

Trong đó:

- K2: Sự gia tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh

- yn : Số lượng sản phẩm bảo lãnh năm n

- y<n-ι>: Số lượng sản phẩm bảo lãnh năm (n-1)

c. Sự gia tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh

Sự gia tăng doanh số bảo lãnh được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

P - K3: Sự gia tăng doanh số bảo lãnh

K =[ Zn - Z(n-1)] / Z(n-1) Ă

J - zn : Doanh số bảo lãnh năm n

- Z(n-1): Doanh số bảo lãnh năm (n-1)

Sự gia tăng dư nợ bảo lãnh được xác định bằng công thức sau: Trong đó:

K4 =[ ln - l(n-1)] / l(n-1)

- K4: Sự gia tăng dư nợ bảo lãnh J - ln : Dư nợ bảo lãnh năm n

- I(n-1): Dư nợ bảo lãnh năm (n-1)

Doanh số bảo lãnh (hoặc dư nợ bảo lãnh) được so sánh tại cùng một thời điểm tăng lên qua các năm đều thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang tăng và được mở rộng, cũng có nghĩa là nó phản ánh sự phát triển của hoạt động bảo lãnh.

Tuy nhiên dư nợ bảo lãnh cao cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Trong trường hợp phải thực hiện phải thanh toán thay bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải đứng trước rủi ro mất khả năng thanh khoản nếu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện không tốt.

- Doanh số bảo lãnh là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản bảo lãnh mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món bảo lãnh đó đã tất toán hay chưa. Doanh số bảo lãnh thường được xác định theo tháng, quí, năm.

- Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ.

Dư nợ bảo lãnh CK = Dư nợ bảo lãnh ĐK + D/số bảo lãnh trong kỳ - D/số tất toán bảo lãnh trong kỳ

Tóm lại: Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh hoặc dư nợ bảo lãnh là những chỉ tiêu quan trọng. doanh số hoặc dư nợ bảo lãnh tăng thể hiện hoạt động bảo lãnh

đang phát triển tốt. chất lượng hoạt động bảo lãnh có chiều hướng tăng cao. Song nó chỉ đúng nếu độ an toàn của các khoản bảo lãnh được đảm bảo. Điều này có nghĩa, ngân hàng phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đảm bảo cho việc ra quyết định chính xác.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng

a. Sự gia tăng thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh cũng đóng vai trò trong trọng như vậy. Tỷ trọng thu thập từ hoạt động bảo lãnh tăng và giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng..

K5 =[ in - i(n-1)] / i(n-1)

Trong đó:

- K5: Sự gia thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh - in : Thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh năm n

- i(n-i): Thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh năm (n-1)

Ở đây ta cũng nên đề caapjtowis tỷ trọng thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh trên tong thu dịch vụ của ngân hàng.

K = ( in / In ) * 100% Trong đó:

- Kô: Tỷ trọng thu từ nghiệp vụ bảo lãnh trên tổng thu dịch vụ của ngân hàng

- in : Thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh năm n - In : Tổng thu từ dịch vụ của ngân hàng năm n

Thu từ hoạt động bảo lãnh đang ngày càng chiến một tỷ trọng lớn trong tổng thu của các ngân hàng thương mại. Do vậy thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng nó cho biết khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh.

Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong hoạt động bảo lãnh để đạt được doanh thu đó. công thức như sau:

Thu nhập từ bảo lãnh = Doanh thu từ bảo lãnh - Chi phí từ bảo lãnh

Trong đó:

Chỉ tiêu doanh thu cho biết số tiền mà khách hàng trả ngân hàng cho dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác kèm theo. Doanh thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí mà phòng bảo lãnh đã thu được từ khách hàng .

Phản ánh các khoản tiền mà ngân hàng đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các nghĩa vụ khác có liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Chi phí từ hoạt động bảo lãnh bao gồm khoản tiền thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, các khoản phí và thuế khác. Chi phí này được đưa vào chi phí ngoại bảng để hạch toán.

b. Sự gia tăng số món bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện trả thay khách hàng

Nếu số lượng các món bảo lãnh, số tiền mà ngân hàng phải thực hiện thanh toán thay cho khách hàng lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh có chất lượng không cao và ngược lại. Chỉ tiêu này tăng trưởng qua các thời kỳ chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang xuống dốc, con nếu chỉ tiêu này giảm qua các thời kỳ chứng tỏ hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng được cải thiện.

c. Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn

trước nguy cơ mất vốn và chất lượng của công tác thẩm định bảo lãnh tại ngân hàng là không tốt. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn nên được xem xét kết hợp với:

Tỷ lệ dư nợ bảo Doanh số bảo lãnh quá hạn lãnh quá hạn Tổng doanh số bảo lãnh

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh thể hiện phần trăm doanh số bảo lãnh đã phát sinh rủi ro.

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn giảm khi dư nợ bảo lãnh giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Hai dấu hiệu này đều cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh được nâng cao, hoạt động bảo lãnh đang ngày càng phát triển.

Tuy nhiên hiện nay do xu hướng muốn làm đẹp bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thường gia hạn nợ cho những khoản nợ đến hạn mà không đòi được. Vì vậy làm giảm ý nghĩa của các chỉ tiêu này.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Qua những phân tích ở trên ta đã thấy được vai trò và lợi ích của việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Như vậy, một vấn đề đặt ra là: để phát triển nó ta phải giải quyết những vấn đề gì? Có lẽ một trong các công việc cần làm là phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động này là những gì? Mức độ tác động đến đâu? Phạm vi ảnh hưởng thế nào? ... để có thể tìm ra các yếu tố thuận lợi cũng như hạn chế để ta khắc phục.

Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ra thành hai nhóm, đó là: các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan.

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w