Các giải pháp bổtrợ

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 116)

3.2.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ ngân hàng

Thanh tra, kiểm toán trong nội bộ ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần kiện toàn hoạt động của toàn bộ ngân hàng ngay cả khi ngân hàng đang hoạt động an toàn và hiệu quả. Do hoạt động kinh doanh và hoạt động bảo lãnh luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro cho nên chi nhánh phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất để phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm. Đồng thời, chi nhánh cũng phải có các biện pháp xử lý thích đáng đối với những cán bộ ngân hàng không tuân thủ theo đúng quy chế hoạt động của ngân hàng cũng như quy chế, quy trình thủ tục bảo lãnh và có các chế độ động viên, khen thưởng kịp thời cho những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt, có những đóng góp, sáng kiến cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.2.2.2. Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin

Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được nhiều khách hàng góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng từ đó giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá dịch vụ kết

97

hợp đa dạng hoá lợi ích của mỗi một dịch vụ cung ứng. Các cán bộ ngân hàng cần quan tâm đến nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu tương lai của thị trường dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước, phát triển các dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm bù trừ hỗ trợ cho nhau khi có rủi ro xảy ra. Chi nhánh cần tăng cường phát triển các loại hình dịch vụ như: dịch vụ nạp và rút tiền tự động, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý và chi trả hộ tiền lương, dịch vụ thanh toán hộ tiêu dùng, dịch vụ hỗ trợ các khách hàng giải đáp các thắc mắc về pháp lý cũng như về tài chính... Trên cơ sở việc khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ giúp cho chi nhánh có điều kiện theo dõi, nắm bắt tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tốt hơn, quan hệ giữa khách hàng và chi nhánh bền chặt hơn.

3.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu suất làm việc củ người lao động. Mọi tổ chức muốn đạt được mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Các ngân hàng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Công nghệ ngân hàng cho dù được đổi mới tiên tiến, hiện đại tới đâu thì cũng đỏi hỏi phải có những nhân viên có đủ khả năng làm chủ công nghệ đó. Mặt khác để đáp ứng xu thế hội nập trong tiến trình phát triển của đất nước, hoạt động ngân hàng cũng phải cần có những biện pháp tiến kịp với tiêu chuẩn quốc tế về mọi mặt. Điều đó đòi hỏi ngân hàng cũng phải nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn ở một tầm cao hơn cho độ ngũ nhân viên. Không chỉ là những kiến thức, kỹ năng chuyên môn để xử lý các nhiệp vụ trong công việc của mình mà còn phải có khả năng phân tích, dự đoán các vấn đề kinh tế có liên quan. Chính vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực là một

98

trong những mục tiêu chủ chốt đòi hỏi BIDV Nam Hà Nội phải chú trọng phát triển trong thời gian tới.

Trước hết, cần đảm bảo đủ nhân lực (cả số lượng và chất lượng), để tạo điều kiện tiền đề cho công tác phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng cần ưu tiên cho việc tổ chức tuyển dụng một cách công bằng, công khai để tìm kiếm được cán bộ giỏi, có tri thức, có năng lực, có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được những yêu cầu của công việc trong tình hình hiện nay.

Ngân hàng cần tổ chức và phát triển hơn nữa công tác đào tạo. Cử các cán bộ, nhân viên tham dự các khoá học về nghiệp vụ Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước, các trường đại học, các Viện nghiên cứu ... tổ chức. Ngân hàng cũng nên cử cán bộ, nhân viên có trình độ, có năng lực tham gia các trương trình đào tạo ở nước ngoài cũng như tham khảo các sản phẩm dịch vụ, các hoạt động Ngân hàng của các nước phát triển. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh và hoạt động ngân hàng nói chung, việc thu thập, tích luỹ kinh ghiệm từ thực tiễn nước ngoài sẽ tạo nền tảng, điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động ngân hàng trong tương lai.

Tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ tham gia vào hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh. Đây có thể xem là điều kiện giúp các cán bộ tểe năng nổ hơn và có cơ hội để bộc lộ khả năng của mình. Điều này còn giúp giải quyết được một thực trạng của phòng tín dụng là: đa số các công vệc chỉ tập trung vào một số cán bộ trong khi có những cán bộ còn chưa được bố trí công việc.

Ngân hàng cũng cần có chế độ khen thưởng xứng đáng, kịp thơì đối với những cán bộ tín dụng hoạt động có hiệu quả cao và có thể xử phạt những cán bộ chưa nghiêm túc ... Đồng thời cũng nên tiếp tục tạo một môi trường làm việc nhiêm túc, năng động, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng quyết tâm thực hiệ kế hoạch chi nhánh đã đề ra và hướng tới những mục tiêu mới.

99

Ngoài ra, chi nhánh cũng phải quan tâm tới việc nâng cao trách nhiệm, ý thức của nhân viên với công việc như thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, tạo không khí làm việc vui vẻ, thoải mái điều đó sẽ góp phần tạo được ấn tượng tốt với khách hàng đồng thời làm cho nhân viên thêm yêu nghề hơn, gắn bó với công việc của mình hơn.

Ngoài ra, đi đôi với việc thực hiện tốt những gì đang có, Ngân hàng cũng nên phát động phong trào nghiên cứu trong các cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Đối với hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh, một hoạt động mới được triển khai ở Việt Nam nên cần phải có nhiều sáng kiến cải tiến mà không phải ai cũng có thể tìm ra. Là người trực tiếp thực hiện hoạt động này, cán bộ tín dụng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để tìm ra những hạn chế cũng như những giải pháp khắc phục nó. Đặc biệt cán bộ tín dụng có thể hướng tới hoàn thiện hệ thống thàng điểm trong xét duyệt hồ sơ nghiệp vụ bảo lãnh...

3.2.2.4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đặc biệt là sự xuất hiện của mạng Internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ với nhiều tiện ích cung ứng cho người sử dụng. Chính vì vậy, trước điều kiện khoa học công nghệ tin học phát triển như vũ bão hiện nay chi nhánh BIDV NHN cần phải thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, dựa vào Internet để cải tiến các quy trình, thủ tục cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, thay thế các giao dịch bằng giấy tờ truyền thống trước đây, cung cấp các dịch vụ mới đồng thời thông qua Internet để phổ cập các dịch vụ mới đến với khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện, chính xác.

Việc phát triển công nghệ ngân hàng và đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động ngân hàng tronh giai đoạn hiện nay. Công nghệ hiện đại là một trong số những tiêu thức

100

để khách hàng đánh giá uy tín và hiệu quả của mỗi ngân hàng, vỡ vậy việc đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn. Công nghệ ngân hàng càng được ứng dụng vào quản lý thông tin hoạt động của khách hàng thỡ việc tăng các tiện ích phục vụ khách hàng càng được thực hiện một cách dễ dàng hơn, và nhất là trong hoạt động bảo lãnh, việc quản lý hồ sơ khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Năng suất lao động tăng lên, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trỡnh nghiệp vụ, xử lý được khối lượng lớn công việc trong một ngày và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Như vậy việc hiện đại hoỏ cụng nghệ ngân hàng là rất cần thiết, cú ý nghĩa quyết định đến hoạt động của ngân hàng.

Việc ứng dụng kịp thời các công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc thu thập các nguồn thông tin quan trọng từ khách hàng, từ thị trường đồng thời học tập được những kinh nghiệm quý báu về điều hành, quản lý của các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Chi nhánh cần mạnh dạn đầu tư các công nghệ ngân hàng hiện đại, tránh nhìn vào lỗ, lãi trước mắt mà phải cân nhắc đến lợi ích lâu dài. Đặc biệt đối với hoạt động bảo lãnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp đơn giản hoá các thủ tục xét duyệt, đối chiếu, thu thập thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành

Kiến nghị 1: Xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng

cho hoạt động bảo lãnh, cụ thể là sớm ban hành các văn bản pháp luật cụ thể về hoạt động bảo lãnh để các ngân hàng thương mại thống nhất thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động trong việc xây dựng chến lược mở rộng , phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của mình phù hợp với mục đích

101

của mình mà vẫn tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro.

Để xây dựng được một văn bản Luật có tính đặc thù này thì Chính phủ cần sớm chỉ thị cho các ban ngành có liên quan chuẩn bị cho việc soạn thảo, và trong quá trình này, cần phải nghiên cứu hoạc hỏi kinh nghiệm của các nước khác để vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đồng thời cần hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là vấn đề quy trình, thủ tục và tính thống nhất trong các quy định. Các thủ tục rườm rà mang nặng tính hành chính cần phải được loại bỏ dần để tạo điều kiện cho đầu tư trong và ngoài nước thuc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Kiến nghị 2: Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh

tế. Nhà nước cần xác đinh rõ chiến lược phát triển kinh tế,chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng hướng. Tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, ổn định cho các đơn vị kinh tế hoạt động, đây là điều kiện quan trọng để hoạt động NH nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng phát triển mạnh mẽ bởi hoạt động NH có liên quan đến tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Điều này còn đặc biệt quan trọng cho một nền kinh tế thị trường mở có sự đan xen của nhiều quan hệ kinh tế phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều của quan hệ kinh tế như hiện nay. Thực hiện công khai hóa thông tin kinh doanh, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và công bố rộng rãi những thông tin cần thiết, điều này làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh nói riêng và công tác đánh giá năng lực kinh doanh của NH, từ đó thúc đẩy hoạt động bảo lãnh NH phát triển.

Kiến nghị 3: Phát triển mạnh mẽ khu vực ngoài quốc doanh.

V Phải coi khu vực ngoài quốc doanh là thực thể hữu cơ của nền kinh tế, là khu vực để thu hút sự tham gia của toàn dân vào xây dựng và phát triển kinh tế dưới hình thức đầu tư thích hợp. Việc hạn chế khu vực này chắc chắn sẽ dẫn đến sút giảm đầu tư và tăng trưởng, làm suy giảm tiềm lực kinh tế

102

trong nước trái với tinh thần phát huy nội lực trong quá trình hội nhập và đổi mới kinh tế thế giới và việc khắc phục nguy cơ lớn là tụt hậu ngày càng kém xa các nước.

S Cần quan niệm chức năng quan trọng hàng đầu của Nhà nước đối

với nền kinh tế là khuyến khích, hỗ trợ rồi mới quản lý và giám sát để đảm bảo sự phát triển cân bằng, hài hoà, lâu bền, gắn tăng trưởng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường chứ không nên làm ngược lại.

Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp

Kiến nhị 4: Các cơ quan chức năng cần chấn chính hoạt động của mình

trong những lĩnh vực có liên qua, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác nhằm bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng trong vấn đề liên quan đến đánh giá tài sản đảm bảo, thế chấp, nhất là việc xư lý tài sản đảm bảo - một vấn đề đang rất bức xúc hiện nay.

Kiến nghị 5: Đầu tư hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con

người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong ngành áp dụng những công nghệ tiên tiến như ngân hàng thì cần có một đường lối chỉ đạo của Nhà nước. Do vậy, Nhà nước cần có sự khuyến khích hỗ trợ các trường đại học khối ngành kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Kiến nhị 1: Ngân hàng Nhà Nước cần hoàn thiện cần rà soát lại các văn

không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

103

quốc doanh và các NH cổ phần. Củng cố khuôn khổ pháp luật và các quy chế

giám sát, tạo sân chơi bình đẳng cho các NH.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động NH: Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng là loại hình đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hoàn thiện môi trường pháp lý. Bước chuyển sang nền kinh tế thị trường của hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đòi hỏi bức bách về hoàn thiện môi trường luật pháp. Thực tế chúng ta đang gặp một số khó khăn:

S Hầu hết các chế tài cũ không còn thích hợp với quan hệ kinh tế đã

được đổi mới.

S Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện để xây dựng các

chế tài mới cho phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế.

- Cần xem xét, ban hành các quy định cụ thể về hình thức đồng bảo lãnh với các NH nước ngoài nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các NH VN có thể tham gia đồng bảo lãnh với các NH trong khu vực và trên thế giới một cách thuận tiện nhất. Từ đó, các NH VN có thể tham gia bảo lãnh các hợp đồng lớn trong khi khả năng tài chính có hạn, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước.

Kiến nghị 2: Hoạt động ngân hàng rất cần một hệ thống thông tin được

cung cấp từ Ngân hàng Nhà nước, như các thống kê, phân tích, cảnh bảo ... nhằm ngăn ngừa hạ chế rủi ro trọng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân

Một phần của tài liệu 0487 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển nam hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w