1.3.1.1 Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì đều chịu ảnh hưởn của yếu tố môi trường kinh tế - chính trị - xã hội. Bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường kinh tế - chính trị - xã hội. Ta có thể xem xét tác động của yếu tố này tới hoạt động bảo lãnh như sau:
Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Bất kỳ sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng đều ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại. Hơn nữa, hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các ngân hàng. Đặc bịêt là hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Những cuộc suy thoái kinh tế, những thay đổi đột ngột trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô (thay đổi trong chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất, điều hành chính sách tiền tệ ...) sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thục hiện được nghĩa vụ đã cam kết với người thụ hưởng bảo lãnh và không thục hiện được cam kết với ngân hàng bảo lãnh, và ngược lại. Một hệ thống những chính sách kinh tế hợp lý không những thúc đẩy hoạt động kinh tế mà còn có tác động tốt tới hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị xã hội ổn định là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thương
mại trong nước và quốc tế. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của bảo lãnh. Môi trường chính trị xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư bởi họ không thể đầu tư vào một đất nước có tình hình chính trị bất ổn định, chiến tranh, bạo động xảy ra liên tiếp, mà không có đầu tư, NH sẽ không thể có những hợp đồng bảo lãnh. Trong hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là những hợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sự ốn định trong môi trường chính trị xã hội lại càng trở lên quan trọng
Môi trường pháp lý
Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự và các quy định khác. Nếu môi trường pháp lý không đồng bộ thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến hả năng doanh nghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết.
Ngược lại, những văn bản pháp luật, các quy định rõ ràng đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Điều đó sẽ giúp cho quy mô tín dụng của ngân hàng được nâng cao, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phát triển.
1.3.1.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng
Các nhân tố thuộc về tình hình tài chính, khả năng quản lý doanh nghiệp, năng lực của người yêu cầu bảo lãnh trong vệc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở ký kết với người thụ hưởng bảo lãnh có tác động trực
tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của bảo lãnh.
Khách hàng phải có năng lực pháp lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng trong quan hệ tín dụng. Mức tín nhiệm của khách hàng liên quan đến sự sẵn long và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng. Cả yếu tố này các ngân hàng phải quan tâm đến khi tiến hành cấp bảo lãnh cho khách hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro đối với ngân hàng.
Giống như bất kỳ hoạt động tín dụng nào, bảo lãnh cũng cần có tài sản đảm bảo dưới hình thức cầm cố, thế chấp các loại tài sản thuộc sở hữu của khách hàng ... Đây là biện pháp giúp ngân hàng giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đạo đức của khách hàng: Đây là vấn đề được đặt ra khi khách hàng có khả năng nhưng cố tình trốn tránh trách nhiệm của mình đối với khoản nợ với NH. Do đó, khi ra quyết định bảo lãnh, NH cần xem xét đến cả lịch sử giao dịch của khách hàng, đến các khoản nợ trước kia của khách hàng với NH mình và các tổ chức khác mà khách hàng có quan hệ tín dụng.
1.3.1.3 Các nhân tố về phía người thụ hưởng bảo lãnh
Sự trung thực của người thụ hưởng bảo lãnh trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bảolãnh. Người thụ hưởng có thể xuất trình những giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán cho ngân hàng để nhận hoản tiền thanh toán bảo lãnh. Trong trưởng hợp ngân hàng không phát hiệ được sự giả mạo này, ngân hàng có khả năng gặp rủi ro do phải thanh toán cho người thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà không đòi được tền bồi hoàn từ phía người yêu cầu bảo lãnh. Như vậy sự trung thực của người thụ hưởng bảo lãnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh.