Các hình thức tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

dưng nông thôn mới

1.2.3.1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về xây dựng nông thôn mới

Trung ương Đoàn đã tập trung tuyên truyền đậm nét, phản ánh kịp thời về các hoạt động Đoàn thanh niên các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, Báo Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ Thủ đô, Tạp chí Thanh niên, Tạp chí xây dựng Đoàn, Website Đoàn Thanh niên, Truyền hình Thanh niên, VOV Thanh niên đã mở chuyên mục riêng về nông thôn mới, đăng tải những bài viết, chuyên đề có chất lượng. Ngoài ra, Trung ương Đoàn đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự, chuyên mục, trailer phát liên tục hàng tháng trên các kênh VTV1, VTV3; sản xuất và phát sóng Chương trình “Sinh ra từ làng”, là chương trình truyền hình thực tế, giới thiệu, tuyên truyền các nhà nông trẻ xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới; biên tập và phát hành cuốn sổ tay “Hướng dẫn tham gia xây dựng nông thôn mới”, sổ tay “Tuyên truyền viên môi trường”, sổ tay “Mô hình Câu lạc bộ, Tổ hợp tác, Hợp tác xã thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2013”...

Các tỉnh, thành đoàn đã chủ động và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới dưới nhiều hình thức đa dạng như: phối hợp với báo, đài địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt động xây dựng nông thôn mới của đoàn; đưa các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới vào các bản tin phát hành định kỳ cho sinh hoạt chi đoàn; tổ chức các hội thi tìm hiểu về nông thôn mới, hội diễn văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, hội thảo, tọa đàm, đối thoại với thanh niên nông thôn; tuyên truyền trực quan qua hệ thống poster, tờ rơi, sổ tay... qua hệ thống phát thanh thôn, bản, xã.

1.2.3.2. Tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn

Tổ chức Đoàn các cấp đăng ký nhiều công trình, phần việc cụ thể góp phần xây dựng hạ tầng, cảnh quan ở nông thôn như: tham gia làm mới, tu sửa, dặm vá, phát quang đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân làm cột cờ, hàng rào, làm đường điện

thắp sáng; làm mới, sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, nhà nhân ái, trường học, cầu giao thông nông thôn. Đoàn viên, thanh niên các địa phương đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng, nhà văn hóa, nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi. Tập trung vào các hoạt động “Thắp sáng đường quê” và “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn”.

Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tại các địa phương tích cực tham gia, với các hoạt động: Ngày Thứ 7 Tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh; Các hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp bộ Đoàn tổ chức gắn liền với các chiến dịch bảo vệ môi trường như: Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… Bên cạnh các hoạt động phong trào, các cấp bộ Đoàn đã thành lập, duy trì và củng cố các mô hình tổ chức bảo vệ môi trường như: Đội Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường, Đội Tình nguyện xanh, Đội Thanh niên tình nguyện vì môi trường xanh - sạch - đẹp, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến sông an toàn văn minh, Tuyến đường thanh niên tự quản. Trong đó, các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới của các tỉnh, thành đoàn đã hoạt động tích cực, góp phần thay đổi diện mạo môi trường tại các xã, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp bộ Đoàn quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên, nhân dân về cách xử lý các tình huống trước, trong và sau bão lũ; đi đầu vận động nhân dân tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, dọn vệ sinh môi trường nhằm ngăn chặn sự lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1, dịch tai xanh…

1.2.3.3. Xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn, các cấp bộ đoàn đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hệ thống loa đài phát thanh địa phương, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn; thành lập các mô hình như: Đội thanh niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích an ninh, đội thanh

niên cờ đỏ, đội an ninh trật tự tại chỗ, chi đoàn dân quân tự vệ... thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, nhất là trong các ngày lễ, tết...; vận động thanh niên đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn ngừa, đẩy lùi các biểu hiện vi phạm trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội. Công tác giáo dục quốc phòng, tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh dân quân tự vệ; tổ chức có hiệu quả chương trình gặp mặt, tặng quà, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ và đón nhận thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. Các tỉnh, thành đoàn chủ động xây dựng “Chi đoàn thôn, xóm, tổ nhân dân 5 không” (Không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có hộ thanh niên nghèo, không mất đoàn kết trong cộng đồng, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp); “Xã 3 không” (Không vi phạm pháp luật an toàn giao thông, không tham gia tệ nạn và tội phạm ma túy, không tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức).

1.2.3.4. Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới

Trung ương Đoàn đã phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai thí điểm Dự án “Tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo”. Kết quả, đã có 580 trí thức trẻ đã được tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã thuộc các huyện miền núi. Bước đầu, các trí thức trẻ đã phát huy được năng lực của bản thân vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai đưa giảng viên trẻ, sinh viên tình nguyện tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bao gồm: hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng đề án, đề tài khoa học về phát triển sản xuất phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương; vận động, tuyên truyền người dân thu gom rác thải sinh hoạt và hướng dẫn các biện pháp xử lý đơn giản; huy động thanh thiếu nhi và nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan nông thôn; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động nhân đạo từ thiện…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)