Tăng cường công tác chỉ đạo về bảo vệ môi trường ở nông thôn của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 105 - 117)

Đoàn thanh niên

Hoạt động bảo vệ môi trường có thành công thì vai trò của các cấp bộ Đoàn hết sức quan trọng, đặc biệt là công tác vận động thành niên và quần chúng nhân dân cần phải hết sức linh động và tinh tế. Trong đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộĐoàn có đầy đủ năng lực, có trình độ và nhiệt tình với công tác; đồng thời biết kết hợp sức mạnh, tinh thần đoàn kết, xung kích tình nguyện của thanh niên trong hoạt động này. Có thể nói, vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn có tính chất quyết định cho sự thành công của thanh niên trong công tác bảo vệmôi trường; có vai trò quan trọng bổ sung và trợ giúp cho các cấp chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn.

Trách nhiệm của các huyện đoàn Lộc Bình cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện phong trào, xác định rõ các chỉ tiêu, nhiệm vụ của đơn vị; tuyên truyền sâu rộng về phong trào và triển khai thực hiện hiệu quả; tăng cường thông tin, tuyên truyền tới đoàn viên, thanh thiếu nhi về phong trào; xác định trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng nông thôn mới. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tranh thủ nguồn lực trong thực hiện các nhiệm vụcông tác Đoàn nói chung và phong trào tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cụ thểđối với Đoàn cơ sởcác xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh

và của huyện trong xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, triển khai thực hiện các nhiệm vụcông tác Đoàn, hoàn thành tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đồng thời, chỉ đạo đối với Đoàn các xã khác trong xung kích thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này, qua đó thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Kết luận chương 3

Trong Chương 3, trên cơ sở các hạn chếđược nêu ra trong quá trình phân tích, kết hợp với các số liệu đánh giá một số giải pháp, nghiên cứu đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất: Đề tài đã đưa ra các phương hướng triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trong giai đoạn 2017 – 2020 căn cứvào Đề án triển khai phong trào “Tuổi tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” của tổ chức đoàn giai đoạn 2017 - 2022. Đây là cơ sở, nền tảng để huyện đoàn Lộc Bình đưa ra các giải pháp cụ thể, sát với định hướng triển khai của Tỉnh đoàn Lạng Sơn và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai hiệu quả phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trong các giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai: Tác giảđã tiến hành kiểm định giả thuyết của đề tài về có hay không sự khác biệt trong nhận định vềtăng cường sự tham gia của thanh niên trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình thông qua sự khác nhau vềcác đặc điểm nhân khẩu học, các đặc điểm xã hội của thanh niên và mức độ tham gia phong trào của thanh niên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công tác tuyên truyền giáo dục là một nhân tố tác động trực tiếp vai trò của thanh niên trên địa bàn đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Thứ ba:Đối với các giải pháp nâng cao chất lượng triển khai phong trào, cần tập trung vào giải quyết những nhu cầu cấp bách của thanh niên trên địa bàn thông qua việc khắc phục những hạn chế trong công tác triển khai hoạt động trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tổ chức đoàn cần có những giải pháp khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của thanh niên trên địa bàn. Đồng thời tiến hành tham vấn các đối tượng liên quan, làm cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch phù hợp. Trong thời gian tới, tổ chức đoàn cần tập trung vào các hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, công tác tuyên truyền, tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn và nâng cao chất lượng của tổ chức đoàn để nâng

cao hiệu quả của phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, tăng cường sự tham gia của thanh niên đối với tổ chức đoàn và đối với các phong trào xã hội về xây dựng nông thôn mới hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Nhìn chung, phong trào "Tuổi trẻ Lộc Bình chung tay xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2014 - 2016; đặc biệt là công tác tham gia của thanh niên trong việc bảo vệ môi trường đã thu được một số kết quả bước đầu khả quan. Công tác chỉ đạo điểm được quan tâm, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, các hoạt động tình nguyện được thực hiện hiệu quả, tổ chức Đoàn, Hội khu vực nông thôn được tập trung quan tâm kiện toàn, phát triển và từng bước ổn định, bài bản hơn. Nhiều hoạt động được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở đạt hiệu quả, nhiều mô hình được quan tâm tại xã điểm tạo điểm nhấn cho hoạt động nhằm góp phần đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp đã có nhận thức tốt hơn về hoạt động của tổ chức Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh đó các cấp bộ Đoàn đã thành lập được các Đội thanh niên xung kích và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả góp phần đẩy mạnh công tuyên truyền về xây dựng tiêu chí môi trường trong nông thôn mới tại các xã điểm. Các nội dung được lựa chọn chu đáo, có sự phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cơ sở và Đoàn thanh niên cấp huyện, xã. Cùng với các nội dung sân khấu hoá về cơ sở là các hoạt động củng cố tổ chức cơ sởĐoàn, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng được triển khai đồng bộ tạo điểm nhấn cho tuyên truyền. Qua các hoạt động truyền thông và tình nguyện đã góp phần giúp bà con nhân dân nâng cao được nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời giúp bà con nhân dân thực hiện phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của quê hương.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục Đoàn thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, do đội ngũ cán bộ Huyện Đoàn nhiều công việc, nên bốtrí đi cơ sở chưa được nhiều; cán bộ một số cơ sở Đoàn tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới còn hạn chế về năng lực và thiếu sáng tạo, linh hoạt trong khảo sát, chỉ đạo các nội dung về hoạt động bảo vệ môi trường nên công tác truyền thông trước, sau và tuyên truyền miệng còn hạn chế. Kinh phí còn hạn chế nên chưa thực hiện được chu

đáo công tác tuyên truyền đến từng hộ dân, từng người dân để nâng cao nhận thức của họ về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Mặt khác cấp ủy, chính quyền tại các địa phương đôi khi ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực cho phần quy hoạch và thực hiện quy hoạch; phần kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: điện, đường, trường, trạm, chợ nông thôn, điểm bưu điện và các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế...mà lại ít quan tâm đến tiêu chí môi trường, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏđến việc tham gia của thanh niên trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình.

Kiến nghị

Căn cứ trên những phân tích nêu trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau đối với Tỉnh đoàn Lạng Sơn, UBND Huyện Lộc Bình, Huyện đoàn Lộc Bình, các xã đoàn trực thuộc và thanh niên trên địa bàn từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đối với Tỉnh đoàn Lạng Sơn: Cần xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn liên quan dựa trên khả năng của tổ chức đoàn cơ sở, khả năng và nhu cầu tham gia của thanh niên trên địa bàn. Đồng thời, cần tăng cường tham vấn các đối tượng liên quan trong chu trình xây dựng và triển khai Đề án đảm bảo các trọng tâm, trọng điểm triển khai phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của các nhóm đối tượng được hưởng lợi từ phong trào.

Đối với UBND huyện Lộc Bình: Tạo điều kiện cho tổ chức đoàn địa phương tham gia vào các hoạt động, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Hỗ trợ nguồn lực đểthanh niên trên địa bàn có thể tham gia tốt hơn vào các hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương cũng như các hoạt động tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, hướng tới đảm bảo tiến độ vềđích nông thôn mới của địa phương đề ra.

Đối với Huyện đoàn Lộc Bình: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Lạng Sơn tham gia xây dựng nông thôn mới” trong giai đoạn 2017 – 2020. Huyện đoàn cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể

trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đồng thời tổ chức có hiệu quả các hoạt động tình nguyện đảm nhận các công trình phần việc thanh niên, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trên địa bàn tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới do tổ chức đoàn phát động. Đánh giá chất lượng công tác triển khai phong trào của thanh niên trên địa bàn với phong trào, đảm bảo tính khoa học và khách quan đối với các báo cáo của tổ chức đoàn hiện nay. Để từng bước hiện thực 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng xã hội, mà đoàn viên thanh niên là lực lượng xung kích trong các hoạt động. Qua thực tế về công tác thực hiện phong trào "Tuổi trẻ Lộc Bình chung tay xây dựng nông thôn mới" ở huyện Lộc Bình có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tầng lớp thanh niên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới.

- Ban chỉ đạo nông thôn mới và Đoàn cấp trên cung cấp thêm tài liệu tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới cấp cho Đoàn thanh niên làm tài liệu tuyên truyền.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho mô hình Đội thanh niên xung kích tổ chức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại các xã xây dựng nông thôn mới của tỉnh và huyện theo hình thức sân khấu hoá.

- Tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệmôi trường nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó tập chung vào làm đường bê tông xi măng nông thôn, xây lò đốt rác.

- Việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng các điển hình tiên tiến và nhân rộng. Là cầu nối tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế.

- Hỗ trợ kinh phí để Đoàn thanh niên đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền chuyên sâu cho cán bộĐoàn viên, thanh niên và nhân dân vùng nông thôn.

- Phối hợp Công an huyện, UBND các xã tổ chức các hoạt động gắn với Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh; đẩy mạnh công tác kết nạp Đoàn và giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng.

- Khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đối với các xã Đoàn thuộc huyện Lộc Bình: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền. Chủ động đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên thiết thực, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Lựa chọn các tiêu chí tham gia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Đoàn trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, kỳ vọng của thanh niên nông thôn tại cơ sở trong đó ưu tiên ổn định nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn.

Đối với thanh niên trên địa bàn:

Thứ nhất, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong của giới trẻ, đặc biệt là tại khu vực nông thôn trong tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Thứ hai, có cái nhìn đúng đắn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và khảnăng của tổ chức đoàn địa phương, tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan đối với các hoạt động của tổ chức đoàn, làm giảm lòng tin của cá nhân đối với tổ chức đoàn.

Thứ ba, chủđộng tham gia các hoạt động đoàn và công tác đoàn tại địa phương. Đồng thời có những đánh giá về hiệu quả của phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn và có những đề xuất, khuyến nghị với tổ chức đoàn nhằm nâng cao chất lượng triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn và đối với từng cấp.

Trên đây là các khuyến nghị và giải pháp của tác giảcăn cứ trên nghiên cứu tại đề tài "Giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, Sổ tay hướng dẫn xây dựng mô hình nông thôn mới tại tỉnh Lạng Sơn, 2013

[2] Báo cáo của Ban chấp hành huyện Đoàn khóa XVII tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lộc Bình lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022, 2017 [3] Báo cáo kết quả “Tuổi trẻ Lộc Bình chung tay xây dựng nông thôn mới”, 2016 [4] Báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Lộc Bình, năm 2014, 2015, 2016.

[5] Báo cáo Tháng thanh niên, Chiến dịch hè của huyện Đoàn Lộc Bình, 2016.

[6] Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình, năm 2014, 2015, 2016.

[7] Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017.

[8] Báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam của Bộ Nội vụ, 2015.

[9]Kế hoạch tuổi trẻ Lộc Bình chung tay xây dựng nông thôn mới của huyện đoàn Lộc Bình, Lạng Sơn, 2016.

[10] Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa” , 2008.

[11] Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, 2008.

[12] Quyết định 491/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 2009.

[13] Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 – 2020, 2010.

[14] Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, 2016

[15] Quyết định số 491/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 105 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)