Nhận thức của thanh niên về Chương trình xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 87)

Mức độ tham gia của thanh niên trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới có ảnh hưởng đến đánh giá của thanh niên nông thôn đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” là một giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Để chứng minh giả thuyết trên, đề tài phân tích mức độ tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới và mức độ hài lòng chung của thanh niên đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Bảng 3.1: Mức độ tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của thanh niên

Đơn vị tính: người TT Đơn vị thườRất ng xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng 1 Xã Mẫu Sơn 16 5 4 2 Xã Yên Khoái 14 6 5 3 Xã Hữu Khánh 13 7 5 Tổng 43 18 14

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài năm 2017

Kết quả kiểm định thể hiện tại bảng 3.1 cho thấy có sự khác biệt mức độ hài lòng chung theo mức độ tham gia, trên cơ sở đó có thể thấy những đối tượng tham gia ở mức độ rất thường xuyên có mức độ hài lòng cao nhất (43/75 = 57,3%), nhóm tham gia thường xuyên có mức độ hài lòng cao thứ hai (18/75 = 24%) và mức độ hài lòng

thấp nhất là nhóm tham gia ở mức độ thỉnh thoảng (14/75 = 18,7%). Căn cứ trên mức độ hài lòng chung, kết quả phân tích chỉ ra rằng nhóm tham gia “rất thường xuyên” và nhóm tham gia “thường xuyên” có mức độ hài lòng ở mức “rất hài lòng” trong khi đó những người tham gia ở mức “thỉnh thoảng” thì chỉ có mức độ hài lòng ở mức “hài lòng”.

Giải thích cho điều này, có thể thấy việc tham gia thường xuyên sẽ khiến các đối tượng hiểu rõ hiệu quảvà ý nghĩa của hoạt động cũng như đưa ra những mức kỳ vọng hợp lý theo điều kiện triển khai tại địa phương và khảnăng tham gia của thanh niên và tổ chức đoàn đối với các hoạt động, điều này là cơ sở khiến mức hài lòng chung luôn được đánh giá ở mức rất hài lòng. Còn đối với những người tham gia ở mức thỉnh thoảng, đa sốcác đối tượng này thường tham gia theo chỉđịnh hoặc với một mục đích nhất định nào đó trong một thời điểm nhất định do vậy sự nhận thức, sự hiểu biết và mức độ tự nguyện thường không cao, không đầy đủ vềý nghĩa của các hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới do vậy mức độ hài lòng của nhóm đối tượng này cũng thấp hơn hẳn so với các nhóm tham gia thường xuyên và rất thường xuyên.

Với kết quả thu được, có thể trả lời được giả thuyết của tác giả đưa ra ban đầu, đó là: Có sự khác biệt trong đánh giá mức độhài lòng đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” giữa những đối tượng có mức độ tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới khác nhau trên địa bàn, trong đó nhóm thanh niên có mức độ tham gia rất thường xuyên và thường xuyên sẽ có mức độ hài lòng cao hơn hẳn so với nhóm tham gia không thường xuyên. Qua đó có thể thấy rõ việc nhận thức của thanh niên vềChương trình xây dựng nông thôn mới:

Thứ nhất, ĐVTN là người xung kích đi đầu vận động thanh niên nông thôn tham gia học tập, nâng cao trình độ, tổ chức và xây dựng các phong trào thanh niên tại địa phương như: phong trào thanh niên lập nghiệp, bảo vệ môi trường, tham gia phong trào văn nghệ, văn hóa của địa phương. Phát huy tinh thần thanh niên xung kích trong các hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của thành phố, tại các xã xây dựng nông thôn mới; thành lập các đội tuyên truyền măng non, đội thanh niên xung

kích an ninh, câu lạc bộ pháp luật; xây dựng Chi đoàn văn hóa, không có Đoàn viên thanh niên mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Thứ hai, từng ĐVTN thật sựlà người tuyên truyền viên, vận động gia đình, hàng xóm hiểu rõ được vai trò quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới. Gia đình có ĐVTN là những gia đình đi đầu trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới như: tích cực tăng gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộgia đình, tham gia trồng cây xanh bảo vệmôi trường…

Thứ ba, tuyên truyền vận động tham gia xây dựng nông thôn mới bằng các hoạt động: vận động nông dân hiến đất và góp ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội; tích cực tham gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; vận động nông dân tham gia các hợp tác xã, áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các ngành nghề; vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình hầm biogas, nhà vệ sinh…Tổ chức nhiều hoạt động tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan gắn với công trình, phần việc thanh niên, như: xây dựng mới và tu sửa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, nhà nhân ái…

Thứ tư, tổ chức Đoàn tham gia hỗ trợ, nhân rộng các mô hình kinh tế, học tập nâng cao kiến thức, tay nghề, định hướng nghề nghiệp, phối hợp chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đoàn các cấp cần định hướng, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, xây dựng lực lượng lao động có trình độ tay nghề. Đồng thời hỗ trợ, nhân rộng các mô hình kinh tế, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương, nhất là ở những địa bàn khó khăn.

Cần chú trọng triển khai xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp”, các dự án nuôi trồng, các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phát triển tổ hợp tác thanh niên, tổ tiết kiệm và vay vốn; các mô hình liên kết phát triển kinh tế, hỗ trợ thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn của các ngân hàng. Đồng thời khảo sát các mô hình kinh tế thanh niên nông thôn, nắm bắt nhu cầu nghề nghiệp, việc làm, kỹ thuật sản xuất, nhu cầu vay vốn, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)