Tổng quan về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 33)

dựng nông thôn mới ở Việt Nam và trên thế giới

1.3.1. Thực trạng về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Xây dựng Nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng được đề ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xác định việc xây dựng NTM là nhiệm vụ lớn và hết sức khó khăn, lâu dài; Bộ Chính trị đã giao Ban Bí thư nghiên cứu làm điểm, trước khi nhân ra diện rộng. Trước tình hình đó, ngày 30/12/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành quyết định số 205/QĐ/TW thành lập Ban chỉ đạothí điểm chương trình NTM với mục tiêu xây dựng được mô hình thực tế NTM thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trên cơ sởtổng kết chương trình để nhân rộng ra toàn quốc. Trong quá trình thực hiện, tại một số địa phương đã đưa ra các cách làm hay trong việc phát huy vai trò của thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, cụ thểnhư:

* Tỉnh Khánh Hòa

Thực hiện Đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020”, trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều hoạt động, công trình, phần việc ý nghĩa góp phần xây dựng nông thôn mới nói riêng, góp phần xây dựng và phát triển quê hương Khánh Hòa nói chung .

Riêng trong năm 2016, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đã tổ chức 120 đợt truyền thông về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các thôn, xóm thuộc 94 xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Khánh Hòa và các hoạt động lồng ghép thường xuyên vào các chương trình lớn của Tỉnh đoàn như: Hoạt động Tháng thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa Hè xanh”… Các cơ sở Đoàn đã chủ động tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, các hoạt động của địa phương, thông tin trên các bản tin khu phố, ấp, bản tin chi đoàn về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, các

chương trình hành động của Trung ương và tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết liên tịch giữa các đoàn thể với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về xây dựng nông thôn mới; 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về việc thực hiện Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2020; các thông tin định hướng quy hoạch đất nông nghiệp, định hướng ngành nghề lâu dài tại địa phương và chính sách hỗ trợ đối với việc thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng, giới thiệu đề án tại các xã đang triển khai xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Tỉnh đoàn chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở Đoàn tổ chức 133 hội thi, hội diễn văn nghệ tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành phố tổ chức 41 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp về kỹ năng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới…

Song song đó, các hoạt động đồng hành cùng thanh niên nông thôn đã được các đơn vị chú trọng triển khai thực hiện. Tiêu biểu như: Thành đoàn Cam Ranh tổ chức 4 lớp nghề cho 71 thanh niên tham gia; Thị đoàn Ninh Hòa tổ chức giới thiệu, chuyển giao ứng dụng khoa học trong chăn nuôi bò cho các hộ thanh niên có nhu cầu chăn nuôi… Ngoài ra, các đơn vị tổ chức các đợt học tập, tham quan các mô hình kinh tế có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận cho thanh niên địa phương có nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong năm, các huyện, thị, thành Đoàn đã xây dựng được 115 mô hình kinh tế thanh niên trên 137 xã, phường, thị trấn; trong đó có nhiều mô hình phát triển kinh tế tập thể tại địa phương như: Nuôi heo sạch, trồng rong nho, mô hình phát triển kinh tế V-A-C... Các cơ sở Đoàn đã phát triển mới 10 tổ và tiếp tục duy trì 27 tổ hợp tác thanh niên. Trong năm, Tỉnh đoàn tổ chức Hội thi “Sáng tạo trẻ” với 33 công trình, sản phẩm dự thi tham gia, trong đó có 7 đề tài thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp…

Nổi bật hơn cả là việc thực hiện các công trình tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tiếp tục thực hiện công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”, trong năm qua toàn tỉnh đã xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng hơn 20 km điện đường chiếu

sáng tại các xã Diên Điền, Diên Bình (huyện Diên Khánh), Khánh Thượng, Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh), Cam Phước Đông (thành phố Cam Ranh), Cam Hiệp Nam, Cam Hòa (huyện Cam Lâm), Vạn Lương, Vạn Phú (huyện Vạn Ninh) với tổng kinh phí thực hiện hơn 120 triệu đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn đã phát động thực hiện công trình thanh niên “Thắp sáng đảo xa”, theo đó đã tiến hành thi công và hoàn thiện, đưa vào sử dụng 4 km điện đường chiếu sáng tại xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa) và xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) với tổng kinh phí thực hiện gần 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, Đoàn các cấp cũng đã thực hiện trên 40 km công trình “Thắp sáng đường quê” tại các xã nông thôn mới với trị giá trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, 21 đơn vị huyện, thị, thành Đoàn, Đoàn trược thuộc và 94 Đoàn xã trong toàn tỉnh đều có công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới với trị giá hàng tỷ đồng.

Có thể khẳng định trong 4 năm triển khai Đề án Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Khánh Hòa, vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng, được ghi nhận và đánh giá cao. Việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền ở các cấp bộ Đoàn đã làm cho đoàn viên, thanh niên hiểu đầy đủ nội dung, mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới; từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong những việc làm và hành động cụ thể. Thời gian tới, các cấp bộ Đoàn cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Để làm được điều này trước hết cần tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên về mục đích, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, các cấp bộ Đoàn cần tích cực hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, khảo sát các mô hình kinh tế thanh niên nông thôn, nắm bắt nhu cầu nghề nghiệp, việc làm, kỹ thuật sản xuất, nhu cầu vay vốn, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; tổ chức các hoạt động học tập kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, các lớp tập huấn kỹ thuật mô hình làm kinh tế trong các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư cho đoàn viên thanh niên; tiếp tục triển khai thực hiện công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê”, “Thắp sáng đảo xa”; thành lập đẩy mạnh hoạt động “Hợp tác xã thanh niên” và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới với các hình thức đa dạng, phong phú

* Tỉnh Bắc Giang

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, hiện nay nguồn nước mặt là nước của các ao, hồ, dòng sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh đang bị ô nhiễm bởi một số thành phần hữu cơ, hàm lượng các chỉ số ô nhiễm vẫn cao, nguyên nhân gây ô nhiễm là do nguồn nước thải từ sản xuất rượu, nước thải chăn nuôi, nước thải các làng nghềkhông được thu gom xử lý triệt để; ngoài ra còn do nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải y tếkhông được xửlý và đổ thải trực tiếp ra nguồn nước mặt.

Tỉnh Bắc Giang đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn như triển khai Đề án bảo vệ và Cải thiện môi trường nông thôn của tỉnh đến năm 2020; trong đó thanh niên được coi là lực lượng xung kích, tham gia hoạt động này; triển khai Kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệmôi trường trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2016; triển khai Kế hoạch hành động bảo vệđa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh; triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020; triển khai Chiến lược bảo vệmôi trường tỉnh đến năm 2020.

Tỉnh Đoàn đa đã triển khai có hiệu quả dựán "Tăng cường công tác bảo vệmôi trường tại các huyện. Nhờ đó đã góp phần cải thiện chất lượng nguồn tài nguyên đất và nước, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên và người dân vùng nông thôn Bắc Giang trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường. Tập trung khắc phục ô nhiễm làng nghềvà các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề; xử lý ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.

Đào tạo nghề cho hộ thanh niên và nông dân mất đất và giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giữ gìn và bảo vệmôi trường nông thôn; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đổi mới chính sách phát triển môi trường nông thôn; xã hội hóa công tác bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.

1.3.2. Thực trạng về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển nông thôn ở các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)