Đối với các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục vềChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thông qua tổ chức đoàn, đề tài tiến hành thu thập thông tin về đánh giá của thanh niên địa phương về chất lượng các hoạt động tuyên truyền đối với các nội dung sau: Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước; Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương; Các hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức Đoàn và các hoạt động
tuyên dương các tổ chức, cá nhân thanh niên tiêu biểu trong hoạt động xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu đã sử dụng câu hỏi: “Anh/chị đánh giá thực trạng tuyên truyền
về những nội dung sau đây như thế nào?”, kết quả thu được thể hiện tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thực trạng chất lượng nội dung tuyên truyền
Đơn vị: % TT Các nội dung tuyên truyền Mức độ triển khai Thực trạng trung bình Đánh giá chung Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt
1 Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước
13 4 21 39 23 3.55 Tốt
2 Bộ Tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới 17.0 10.0 19.5 32.5 21.0 3.31 Khá 3 Kế hoạch xây dựng nông
thôn mới 11.0 8.5 12.5 37.0 31.0 3.69 Tốt
4 Các hoạt động xây dựng
nông thôn mới 7.0 7.0 9.0 45.5 31.5 3.88 Tốt
5 Tuyên dương trong hoạt động xây dựng nông thôn mới
23.0 12.5 22.0 24.0 18.5 3.03 Khá
6 Đánh giá chung 14.2 8.3 16.9 35.7 24.9 3.49 Tốt
Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài
Các thống kê mô tả thực trạng công tác tuyên truyền về các nội dung xây dựng nông thôn mới tại địa phương (tính theo thang Likert 5 mức độ) cho thấy chất lượng tuyên truyền đối với các nội dung được nghiên cứu: Tuyên truyền về các hoạt động xây dựng nông thôn mới (3.88 điểm); tuyên truyền về Kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa phương (3.69 điểm); nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước (3.55 điểm); nội dung tuyên truyền về bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (3.31 điểm); các nội dung tuyên dương các tổ chức, cá nhân thanh niên tiêu biểu trong hoạt động xây dựng nông thôn mới (3.03 điểm).
Căn cứ vào số liệu thống kê, đánh giá chung của thanh niên nông thôn về thực trạng tuyên truyền các nội dung nêu trên với số điểm đánh giá trung bình là 3.49 điểm cho thấy thanh niên đánh giá chất lượng hoạt động tuyên truyền của tổ chức đoàn ở mức “tốt”. Trong đó, thanh niên trên địa bàn lại đánh giá cao hơn mức trung bình đối với
công tác tuyên truyền về các hoạt động xây dựng nông thôn mới và các kế hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương hơn là tuyên truyền về các nội dung khác. Điều này phù hợp với các chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền định hướng tư tưởng thanh niên nông thôn trên địa bàn tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới do tổ chức đoàn phát động. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về các nội dung văn bản chỉ thị của các cấp về xây dựng nông thôn mới cũng được triển khai đạt được đánh giá tốt với nội dung tuyên truyền cô đọng, mang tính khách quan, phù hợp với nhận thức của thanh niên. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng tuyên dương cá nhân, tổ chức có hoạt động tiêu biểu về xây dựng nông thôn mới tại địa phương cũng chỉ đạt ở mức “khá”, điều này phù hợp với đánh giá tại báo cáo 3 năm thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2013 - 2015 của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về những hạn chế trong triển khai phong trào, hoạt động tuyên dương khen thưởng vẫn là hạn chế đã và đang được khắc phục khi triển khai phong trào ở cấp cơ sở.
Như vậy có thể thấy hiện tại các nội dung tuyên truyền về các hoạt động của tổ chức đoàn trong xây dựng nông thôn đang được các cơ sởđoàn đẩy mạnh tuyên truyền đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó với nhiều hình ảnh minh họa về hoạt động được đăng tải thường xuyên qua các phương tiện truyền thông, việc tuyên truyền về các hoạt động xây dựng nông thôn của tổ chức đoàn đã tạo tiền đề cho công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên nhằm tham gia hiệu quả phong trào tại địa phương. Để tăng tính khách quan cho nhận định trên tác giảđã tiến hành phỏng vấn sâu, cụ thể
Hộp 2.1: Ý kiến về các hoạt động tuyên truyền giáo dục vềChương trình xây dựng nông thôn mới
Đối với công tác tuyên dương các tổ chức, cá nhân thanh niên tiêu biểu trong hoạt động xây dựng nông thôn mới, thanh niên trên địa bàn lại đánh giá thực trạng triển khai hiệu quả ở mức thấp hơn các nội dung khác (3.03 điểm – Khá) do tổ chức đoàn tại địa phương vẫn chưa có cơ chế tuyên dương, khen thưởng dành riêng cho thanh niên trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới mà phải lồng ghép vào các hình thức tuyên dương, khen thưởng khác, số lượng thanh niên được tuyên dương, khen thưởng hạn chế. Nhận định này được thể hiện rõ qua phỏng vấn sâu sau đây:
Hộp 2.2: Ý kiến vềcơ chếkhen thưởng tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới
Để kiểm định đánh giá của thanh niên nông thôn đối với việc vận dụng các phương tiện truyền thông của tổ chức đoàn trong công tác tuyên truyền về phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” tại địa phương, tác giả tiến hành xử lý số liệu và thu được kết quả tại biểu đồ 2.1.
“Nếu được khen thưởng thì tôi sẽ tham gia tích cực hơn, tuy nhiên chắc là khó vì chẳng biết tham gia phong trào này có được giấy khen hay giấy chứng nhận gì không?” “Nhưng khó đó vì thấy mấy anh cán bộ đoàn bảo chưa có cơ chế khen thưởng đối với cơ sở trong lĩnh vực này, nếu có thì khen chung chung về tham gia tích cực các hoạt động do đoàn xã tổ chức thôi”
(Trích phỏng vấn sâu số 2- Triệu Sình Lẩy, Đoàn viên xã Mẫu Sơn)
“Hiện tại, các hoạt động tuyên truyền đa số là tuyên truyền về các hình ảnh của thanh niên tham gia các phong trào như bảo vệ môi trường hay xây dựng đường giao thông nông thôn. Thỉnh thoảng tôi cũng thấy mấy đứa em tôi cũng tham gia rồi chụp ảnh đưa lên mạng”.
Biểu đồ 2.1: Thực trạng vận dụng các công cụ tuyên truyền 15.5 63 27 21 8 25 35.5 86.5 35.2 16.5 9.5 6 12.5 4.5 13.5 16 1 9.9 65 13 19 15 20 17 19 2 21.3 3 8 32.5 29 29.5 22 15 9 18.5 0 6.5 15.5 22.5 38 22.5 14.5 1.5 15.1 2.21 1.86 3.04 3.2 3.85 3.04 2.57 1.38 2.64 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Truyền hình Báo điện tử thanh, Phát truyền thanh Mạng xã
hội Sinh hoạt chi đoàn hội diễnHội thi, Tọa đàm, diễn đànQua băng rôn, khẩu hiệu
Đánh giá chung
Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt Điểm trung bình thực trạng
Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài
Biểu đồ 2.1 cho thấy đánh giá của thanh niên nông thôn thực trạng về việc sử dụng các phương tiện, hình thức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn ở mức khá (giá trịtrung bình 2.64 điểm). Đểlàm rõ hơn các số liệu trên, đề tài sẽ phân tích cụ thểđối với từng nhóm căn cứtheo đánh giá trung bình về thực trạng triển khai.
Phương thức được đánh giá triển khai ở mức “tốt” có mức điểm trung bình từ 3.41 điểm đến 4.20 điểm là hình thức sinh hoạt chi đoàn (3.85 điểm). Như vậy, theo đánh giá của thanh niên nông thôn, thông qua hoạt động sinh hoạt chi đoàn, tổ chức đoàn đã cung cấp thông tin về các hoạt động xây dựng nông thôn mới tương đối đầy đủ và hiệu quả hơn do khả năng tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn tương đối thuận lợi (theo Điều lệĐoàn đoàn cấp cơ sở sinh hoạt tối thiểu 1 tháng 1 lần, đoàn viên không sinh hoạt trong 3 tháng liên tiếp sẽ bị khai trừ, xóa tên khỏi tổ chức). Bên cạnh đó phối hợp với các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, những buổi sinh hoạt đoàn sẽ giúp cho thanh niên nông thôn nắm được nhiều thông tin hơn về các hoạt động tại địa
bàn, đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” – phong trào trọng tâm của nhóm đối tượng thanh niên tại khu vực nông thôn.
Đối với các phương thức được đánh giá triển khai ở mức “Khá” gồm: mạng xã hội (3.20 điểm); hội thi, hội diễn tuyên truyền (3.04 điểm); tuyên truyền qua kênh phát thanh, truyền thanh địa phương (3.04 điểm) và thông qua các buổi hội thi, hội diễn với chủ đề thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới (3.04 điểm). Có thể thấy việc tuyên truyền qua các trang mạng xã hội được đánh giá cao hơn cả. Điều này phù hợp với xu thế chung của giới trẻ hiện nay về tiếp cận các thông tin trên góc độ internet. Các kênh truyền thông còn lại thường tập trung đối với các thanh niên trên một địa bàn nhất định, khả năng truyền tải thông tin cục bộ cao nhưng không tập trung được nhiều vào thanh niên do thời gian phát thanh hoặc các hội thi, hội diễn về các nội dung xây dựng nông thôn mới không trùng với thời gian các đáp viên có thể theo dõi và tham gia do yếu tố về học tập và công việc.
Hộp 2.3: Ý kiến về các hoạt động tuyên truyền giáo dục vềChương trình xây
dựng nông thôn mới
“Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy thanh niên hiện nay đa số biết đến các hoạt động thông qua mạng xã hội (facebook) và đài phát thanh địa phương là chính.”....
“Thanh niên hiện nay không chủ động tiếp cận qua kênh này mà là tổ chức đoàn, các đoàn cơ sở địa phương xây dựng nội dung tuyên truyền và chủ động cung cấp thông tin cho thanh niên trong các buổi sinh hoạt.”...
“Nếu về việc đầy đủ, có trọng tâm, mang tính thường xuyên thì đầu tiên phải kể đến các buổi sinh hoạt chi đoàn, nhất là các buổi sinh hoạt chuyên đề về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Sau đó với kể đến các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông.”
Đối với nhóm các loại hình truyền thông chỉ được đánh giá ở mức “trung bình” với mức điểm từ1.81 đến 2.60 các phương thức truyền thông các tọa đàm, diễn đàn của tổ chức đoàn (2.57 điểm), kênh truyền hình (2.21 điểm) và báo điện tử (1.86 điểm). Cụ thể, trong các đáp viên được điều tra có tới hơn 63% đánh giá thấp hơn công tác tuyên truyền của tổ chức đoàn thông qua các trang báo mạng, đồng thời cũng có 15.5% đáp viên đánh giá ở mức “kém” đối với việc sử dụng các kênh truyền hình để tuyên truyền về các hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức đoàn. Các số liệu trên đã cho thấy nhóm các phương tiện truyền thông trên không phải là các kênh tuyên truyền hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu. Trên thực tế, để có thể truyền thông trên các trang báo mạng và các kênh truyền hình, cần có sự biên tập kỹlưỡng về nội dung tuyên truyền cũng như tính chính thống của các thông tin truyền thông và kinh phí truyền thông. Điều này đã gây khó khăn trong công tác triển khai ở nhiều địa phương do tổ chức đoàn ởcơ sởthường hạn chếđối với công tác biên tập thông tin tuyên truyền, kinh phí chi cho truyền thông và trong khâu kết nối với các đơn vị truyền thông trong và ngoài địa bàn.
Riêng đối với hoạt động tuyên truyền qua hình thức băng rôn, khẩu hiệu, thanh niên địa phương đánh giá thực trạng triển khai ở mức kém (1.38 điểm). Điều này cho thấy công tác tuyên truyền thông qua các băng rôn, khẩu hiệu không đạt hiệu quảnhư mong đợi, nhiều thanh niên cho rằng tuyên truyền bằng hình thức này gây lãng phí kinh tế và không tác động nhiều đến nhận thức của họ.
Với những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy công tác tuyên truyền về các hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu đang được triển khai tích cực, đạt được một số kết quả nhất định. Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình thức tuyên truyền và phương tiện truyền thông được tổ chức đoàn sử dụng hiện nay cũng tương đối hiệu quả, phù hợp, đáp ứng được một phần nhu cầu nắm bắt thông tin về xây dựng nông thôn mới của thanh niên trên địa bàn cũng như phù hợp với khảnăng của tổ chức đoàn hiện nay.
2.3.2. Thực trạng tình hình tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của thanh niên nông thôn huyện Lộc Bình
2.3.2.1 Sự tham gia của thanh niên trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Huyện Đoàn tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống Phát thanh thanh niên, tuyên truyền trên Bản tin thanh niên, thông qua sinh hoạt chi đoàn, chi hội, lồng ghép trong các hoạt động của thanh niên và các sự kiện của địa phương, các hội thi, hội diễn văn nghệc kết hợp tuyên truyền Chủtrương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết 26 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Kết luận 32 KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20- NQ/TU của Tỉnh ủy Lạng Sơn và các văn bản của cấp ủy địa phương); Bộ Tiêu chí quốc gia vềNTM và Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, trong đó quan tâm, trú trọng đến tiêu chí môi trường. Qua qua trình triển khai, thực hiện, các cơ sở Đoàn đã tổ chức 412 buổi tọa đàm, nói chuyện về nông thôn mới kết hợp với bảo vệ môi trường nông thôn cho 3.520 thanh niên và nhân dân; cấp phát trên 3.200 tờ rơi tuyên truyền, phát hành 1.150 cuốn Bản tin thanh niên; tham gia đảm nhận treo 2.800 băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền; bên cạnh đó, các cấp bộĐoàn còn triển khai 112 bài viết nêu cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, phản ánh những mô hình, điển hình trong phong trào xây dựng NTM trên các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí, bản tin thanh niên như Mô hình Làng xã xanh sạch đẹp Mẫu Sơn, tổ vệsinh môi trường xã Yên Khoái… được thanh niên và bà con nhân dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng, qua đó từng bước nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác bảo vệmôi trường trên địa bàn.
Bảng 2.2: Nội dung tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trường
TT Nội dung tuyên truyền 2014 2015 2016
1 Sử dụng nước hợp vệ sinh x x x
2 Xửlý nước thải sinh hoạt x x
3 Tự xử lý rác thải mềm x x x
4 Phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt rắn x x x
5 Tu sửa các công trình vệsinh đảm bảo vệ sinh x x x
6 Không vứt rác bừa bãi ởđường, bờsông, Mương x x x
7 Cải tạo rãnh thoát nước x x x
8 Tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh x x x
9 Chăn nuôi xa nhà ở x x
10 Vệ sinh chuồng chăn nuôi x x x
11 Xử lý chất thải chăn nuôi bằng bình Bioga x x x
Qua bảng 2.2 cho thấy: Các nội dung cơ bản đã được tuyên truyền, vận động đến người dân, tuy nhiên một số nội dung thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn như: việc sử dụng nước hợp vệ sinh, xử lý nước thải sinh hoạt do nước thải lẫn nhiều đá vôi, nhiều tạp chất, khó xử lý; nước thải đôi khi xả trực tiếp ra môi trường không qua bể lắng, bể chứa… bên cạnh đó việc phân loại thu gom rác thải sinh hoạt rắn đã được tuyên truyền nhưng nhiều nơi vẫn chưa thực hiện theo quy trình, vẫn còn một bộ phận người dân xả rác trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi bằng bình Bioga đã được tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng từ trước năm 2014. Nhưng, việc khuyến khích người dân chăn nuôi xa nhà ở, chăn nuôi tập trung mới được tuyên truyền từ năm 2015; tuy nhiên nội dung này trong quá trình thực hiện còn