Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 82 - 84)

- Nhận thức của thanh niên về Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được đầy đủ

- Hạn chế trong việc hỗ trợ, nhân rộng các mô hình kinh tế, học tập nâng cao kiến thức, tay nghề, định hướng nghề nghiệp, phối hợp chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Thanh niên còn thiếu tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội

- Công tác giữ gìn an ninh, trật tự, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần trên địa bàn nông thôn còn nhiều bất cập, cần có sự sự thâm gia mạnh mẽ hơn của ĐTN

- Chất lượng hoạt động Đoàn, Hội, Đội tham gia chương trình nông thôn mới còn hạn chế

Kết luận chương 2

Trong Chương 2, với những phân tích, đánh giá khách quan và những số liệu, dẫn chứng cụ thể về thực trạng sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình, đề tài đã cho người đọc thấy bức tranh toàn cảnh về công tác triển khai các nội dung về xây dựng nông thôn mới với sự tham gia của thanh niên nông thôn và tổ chức đoàn địa phương giai đoạn 2014 - 2016.

Một là: Tác giảđã mô tảđầy đủ về các yếu tố nhân khẩu học, đặc điểm xã hội, mức độ tham gia của thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình. Trên cơ sở đó tiến hành các phân tích định tính, định lượng đảm bảo tính khoa học và chất lượng của một nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng.

Hai là: Mô tả được đầy đủ thực trạng triển khai các hoạt động của tổ chức đoàn và thanh niên địa phương trong từng lĩnh vực thuộc phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Trên cơ sở đó, đề tài đã chỉ ra các ưu, nhược điểm trong công tác triển khai phong trào của tổ chức đoàn tại địa phương.

Ba là: Sử dụng các công thức tính sự tham gia của thanh niên nông thôn đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” thông qua so sánh giữa mức độ kỳ vọng, thực trạng triển khai hoạt động, mức độ hài lòng theo cảm tính và sựảnh hưởng của công tác đoàn đến thanh niên địa phương, đề tài đã đưa ra được vai trò của thanh niên nông thôn trên địa bàn, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, làm cơ sởđể so sánh với các nghiên cứu trước đây của tổ chức đoàn.

Có thể nói nghiên cứu đã mô tảtương đối chi tiết các hoạt động, các nhóm hoạt động xây dựng nông thôn mới căn cứ trên khảnăng (tình hình kinh tế, chính trị, xã hội) và vai trò của chính các đối tượng thực hiện và thụ hưởng kết quả của phong trào – lực lượng thanh niên trên địa bàn. Những nội dung phân tích nêu trên sẽ là cơ sở cho những phân tích định lượng về sự tham gia của thanh niên trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay, đồng thời cũng là cơ sởban đầu cho các nghiên cứu về vai trò của thanh niên cảnước đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” phù hợp với từng giai đoạn đặt ra.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG S THAM GIA CA THANH NIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)