Giải pháp hỗ trợ, nhân rộng các mô hình kinh tế, học tập nâng cao kiến thức, tay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 98)

thuật

Trong quá trình triển khai chương trình thanh niên xây dựng nông thôn mới, đã có nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo như thành lập câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn của các ngân hàng. Qua đó tuyên truyền chủtrương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến toàn thểđoàn viên và nhân dân.

Với việc nhân rộng các mô hình kinh tế nông thôn thì huyện Đoàn Lộc Bình đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, diễn đàn “Thanh niên khởi nghiệp, giúp nhau phát triển kinh tế” nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của huyện. Nhấn

mạnh vai trò đồng hành của Huyện Đoàn trong việc thanh niên tham gia phát triển kinh tế, thanh niên lập thân, lập nghiệp. Hy vọng rằng sau chương trình sẽ có nhiều thanh niên đứng lên khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương Lộc Bình. Bên cạnh đó sự chung tay hỗ trợ, đồng hành của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đểĐoàn thanh niên có thêm nguồn lực trong phát triển kinh tế góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trẻ tại địa phương và nhân rộng quy mô sản xuất kinh doanh là việc rất cần thiết. Với phong trào "Thanh niên Lộc Bình giúp nhau phát triển kinh tế", giai đoạn 2016 – 2020; với tinh thần của năm Quốc gia khởi nghiệp Đoàn thanh niên huyện Lộc Bình luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu năm 2016 góp phần xây dựng huyện Lộc Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển bền vững. Ngoài ra các ĐVTN được thông tin về các gói vay, điều kiện vay vốn của đại diện Ngân hàng CSXH huyện; , hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đặc biệt là hỗ trợ về đầu ra cho sản phẩm;gặp gỡ và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ doanh nhân trẻ thành đạt, bằng kinh nghiệm và thực tiễn của mình đãtư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cách khởi nghiệp, làm giàu chính đáng cũng như giải đáp thắc mắc của thanh niên tham gia khởi nghiệp, các bạn trẻđãđược thắp lên ngọn lửa đam mê kinh doanh, khát vọng làm giàu, phần nào giúp vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, dũng cảm theo đuổi khát vọng làm giàu chân chính của bản thân. Từ đó có những định hướng cụ thể trên con đường lập thân, lập nghiệp, vận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, qua đó hạn chế sốlượng thanh niên nông thôn di cư lên các thành phố lớn.

Để vận động các đoàn viên tiếp tục học tập nâng cao kiến thức, tay nghềtrước hết cần phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình lao động - việc làm của thanh niên nông thôn, nhất là lao động thanh niên thiếu hoặc mất việc để có biện pháp giải quyết kịp thời. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, góp phần thu hút thanh niên đến trường học nghề. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, về hiệu quả của hoạt động dạy nghề, trong đó có thông tin về dạy nghề cho doanh nghiệp. Cần có chính sách giảm học phí, miễn học phí trong đào tạo nghề cho thanh niên diện đói nghèo... Vận động thanh niên thực hiện

phong trào bốn mới: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, chủ động nắm bắt, quản lý, giáo dục đoàn viên, thanh niên đi làm ăn xa để có kế hoạch hoạt động phù hợp với từng đối tượng và có giải pháp trong đào tạo nghề cho họ. Tổ chức các hội nghị, diễn đàn dự báo nhu cầu, hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động, giới thiệu ngành nghề tốt để thanh niên dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu những ngành nghề mà mình dựđịnh theo học, định hướng cho thanh niên, giúp họ hiểu được sau khi học họ sẽ làm gì. Bên cạnh đó, cần tìm ra các mô hình đào tạo nghề phù hợp với từng địa phương, đặc biệt là công tác liên kết đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Trong đó, cần liên kết với các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật bên ngoài để nâng cao chất lượng dạy nghề. Công tác đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên; giới thiệu các học viên có tay nghề với các doanh nghiệp để họ được nhận vào làm việc ngay. Có những ưu tiên đầu tư cho hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm. Cho thanh niên vay vốn, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ và đi xuất khẩu lao động. Các địa phương cần có biên chếvà kinh phí đầu tư cho trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên.

Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bằng các việc cụ thể như tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn vềý nghĩa, vai trò của việc tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; giúp thanh niên nông thôn nâng cao ý thức, trách nhiệm và thi đua học tập, đảm bảo đủ khả năng nắm bắt, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Cung cấp thông tin, kiến thức về thị trường và hỗ trợ cho thanh niên nông thôn kết nối được kiến thức cơ bản về nông nghiệp với hiểu biết về thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, sản xuất ra sản phẩm đúng yêu cầu của thị trường. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin, kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức quản lý kinh tế, kỹnăng thực hành xã hội cho thanh niên nông thôn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo và các sản phẩm truyền thông (sách, tờ gấp, tạp trí, bản tin, Internet). Hỗ trợ và tổ chức cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế thông qua việc tiếp tục thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao

động nông thôn" của tỉnh đến năm 2020; tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, khảo sát nhu cầu học nghề, phối hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên. Chú trọng khai thác và hỗ trợ thanh niên nôn thôn tham gia hiệu quả các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, cung cấp thông tin thị trường cho thanh niên nông thôn. Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường công tác uỷ thác vay vốn cho thanh niên, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn để khai thác vốn vay hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục duy trì thực hiện cho vay nguồn vốn 120 theo hướng xây dựng mô hình điểm để nhân rộng. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội làm cầu nối trong việc phát triển mối liên kết 4 nhà “Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước” nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng thị trường, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao. Tổ chức các hoạt động đỡ đầu của các tổ chức cá nhân, các doanh nhân trẻcho thanh niên nông nôn có các ý tưởng sản xuất, kinh doanh mới về vốn, khoa học kỹ thuật, đầu ra cho các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

Phát triển các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thanh niên; câu lạc bộ sáng tạo trẻ; mô hình điểm trình diễn kỹ thuật; tủ sách khoa học kỹ thuật tại cơ sở. Thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi, đánh giá, đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộĐoàn, đoàn viên trong vận động gia đình và nhân dân tự nguyện tham gia phát triển các loại hình liên kết, hợp tác phát triển kinh tế và tham gia là thành viên các loại hình kinh tế liên kết, hợp tác phát triển kinh tế. Hằng năm định kỳ tổ chức trao đổi, tọa đàm những cách làm hay, sáng tạo trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

3.3.3 Giải pháp thanh niên tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội

Tích cực thực hiện tiêu chí về giao thông và môi trường, Đoàn thanh niên huyện Lộc Bình đã huy động đoàn viên, thanh niên tổ chức các hoạt động “Ngày thứ bẩy tình

nguyện” “Ngày Chủ nhật xanh” tham gia làm đường bê tông xi măng, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn cụ thể làm mới, tu sửa, phát quang đường giao thông liên thôn, liên xã góp phần thực hiện tiêu chí 02 giao thông. Hằng tháng, chỉ đạo các đoàn xã, thị trấn và đoàn trực thuộc tổ chức dọn dẹp vệ sinh đoạn đường thanh niên tự quản, vệ sinh tại cơ quan, đơn vị, nạo vét kênh mương nội đồng. Cụ thể, đã tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh tạo bóng mát, góp phần bảo vệmôi trường và thúc đẩy phong trào xanh-sạch-đẹp của địa phương; tham gia dọn vệsinh môi trường, nạo vét kênh mương nội đồng, khơi thông cống rãnh nước tự chảy, giúp bà con thuận lợi trong việc đi lại và điều tiết nước sản xuất. Thường xuyên tổ chức cho ĐVTN, thanh thiếu nhi vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải; tích cực bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, dòng sông quê hương. Thực hiện các hoạt động xây lò đốt rác, nhà tiêu hợp vệ sinh, phát quang, vệ sinh môi trường thu gom rác thải tại cơ quan, đơn vị, góp phần tích cực thực hiện tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm.

3.3.4 Giải pháp thanh niên xung kích giữ gìn an ninh, trật tự, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần trên địa bàn nông thôn, nhằm cải thiện môi trường sống ở nông thôn

Phát huy tinh thần thanh niên xung kích trong các hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh niên huyện Lộc Bình đã tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởcơ sở”; bên cạnh đó, xây dựng chi đoàn văn hóa trong đó tập trung vào tiêu chí: Không có đoàn viên thanh niên mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Đoàn thanh niên các địa phương duy trì “Đoạn đường thanh niên tự quản” ở các thôn, đi đầu trong giữ gìn vệ sinh môi trường, cải tạo nhà cửa, vườn, ao, chuồng, làm đẹp hệ thống hàng rào, cổng, hệ thống cung cấp nước sạch, ... Duy trì, triển khai thường xuyên các hoạt động dọn dẹp vệ sinh trong “Ngày Chủ nhật xanh” ở các chi đoàn (lấy lực lượng thanh thiếu niên làm nòng cốt); phối hợp với các đoàn thể khác để cùng tổ chức lực lượng tham gia vệsinh môi trường. Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đối với thanh thiếu nhi, đồng thời theo dõi, phát giác, tố cáo các hành vi cố ý vi phạm các quy định của nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Huyện Đoàn phối hợp với các cơ quan, ban ngành tuyên truyền các văn bản về Luật Giao thông, tuyên truyền các quy định xuất, nhập cảnh qua biên giới, tổ chức ngoại khóa

phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong đoàn viên thanh thiếu niên, đoàn viên thanh niên tích cực tham gia có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền pháp luật và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên và cán bộ Đoàn tham gia phổ biến giáo dục pháp luật. Phối hợp tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia đăng ký khám tuyển đểlên đường nhập ngũ.

Hỗ trợ thanh niên nông thôn nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo do thanh niên làm chủ; giảm tỷ lệ hộnghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020. Triển khai các hoạt động hỗ trợ sáng kiến, đề án khởi nghiệp trong thanh niên nông thôn. Tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợđối với các sáng kiến, đề án áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn. Hỗ trợ thanh niên xây dựng và phát triển kinh tế thông qua các mô hình liên kết phát triển kinh tếnhư: tổ hợp tác thanh niên, hợp tác xã thanh niên đồng thời duy trì và nhân rộng các tổ tiết kiệm và vay vốn do thanh niên quản lý, trang trại trẻ, làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên ... Thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho thanh niên nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng. Thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên dương, tôn vinh các điển hình thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới.

Vận động thanh niên nông thôn gương mẫu thực hiện các quy ước của cộng đồng, nhất là thực hiện tiết kiệm, văn minh trong việc cưới, việc tang. Tăng cường các hoạt động của thanh niên trong duy trì, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các vùng, miền, dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.

Vận động đoàn viên, thanh niên đi đầu trong công tác đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa, đẩy lùi các biểu hiện vi phạm trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội địa bàn nông thôn. Phấn đấu đi đầu trong công tác bảo đảo an toàn về an ninh, trật tự xã hội và định hướng dư luận trong thanh niên nông thôn theo đúng quy định của pháp luật. Chú trọng công tác giáo dục quốc phòng; tổ chức các chương trình gặp mặt, tặng quà, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ và đón nhận thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở

vềđịa phương; tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa Đoàn thanh niên các địa phương với các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Tổ chức lực lượng triển khai vận động, thuyết phục, tăng cường các giải pháp hỗ trợ các đối tượng thanh niên chậm tiến, thanh niên hoàn lương việc làm và các hoạt động hoà nhập với cộng đồng.

3.3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội, Đội vững mạnh tham gia chương trình nông thôn mới gia chương trình nông thôn mới

Huyện đoàn Lộc Bình tăng cường công tác củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đoàn và công tác phát triển đoàn viên mới từng bước đi vào chiều sâu; tích cực đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt của chi Đoàn, chú trọng việc tổ chức sinh hoạt theo các chuyên đề, đa dạng các hình thức câu lạc bộ, đội, nhóm để tập hợp thanh thiếu nhi. Có thể khẳng định, vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng, được ghi nhận và đánh giá cao. Điểm nổi bật trong công tác thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới chính là thanh niên góp phần tích cực thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, tích cực thực hiện tiêu chí giao thông và môi trường trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)