Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 37)

Thứ nhất, để xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả, cần phát huy tối đa vai trò chỉ đạocủa Nhà nước. Mục tiêu cuối cùng của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng bộ mặt nông thôn hiện

đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân. Chính phủ là người tổ chức và thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần chú ý phát huy vai trò chủ đạo của Chính phủ trong các phương diện hoạch định chính sách, phân bổ nguồn tài nguyên, đầu tư xây dựng, để công cuộc xây dựng nông thôn mới được tiến hành một cách thuận lợi trong môi trường chính sách phù hợp.

Thứ hai, lấy phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân làm cốt lõi. Hiện nay, thu nhập của nông dân Việt Nam còn thấp, do nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp. Kinh nghiệm của Nhật Bản là cần tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp đặc sắc, tạo nhiều cơ hội việc làm nhằm tăng nguồn thu cho nông dân; tạo dựng môi trường tiêu dùng thích hợp, nâng cao chất lượng sống và mức tiêu dùng của nông dân.

Thứ ba, nêu cao tinh thần tự lực, tựcường,lòng tin và lòng quyết tâm cho người nông dân. Hiện nay, mặc dù nông dân nước ta đều rất ủng hộ công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhưng người nông dân vẫn thiếu ý thức chủ thể, tiêu cực, bị động, trông chờ, ỷ lại vào chính quyền. Một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới là phải dựa vào sức mạnh của truyền thông, cơ chế, chính sách để kêu gọi, gợi mở cho người nông dân, khích lệ người nông dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Ở bất kỳ quốc gia nào, nông thôn đều là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị. Nếu áp dụng mô hình phát triển của thành thị để xây dựng nông thôn sẽ làm mất những giá trị tự có và không giữ vững, phát triển được bản sắc riêng của nông thôn.

Kết luận chương 1

Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được trình bày cụ thể trong nội dung Chương 1, tác giả đã đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới làm cơ sở để tiến hành phân tích; đồng thời lựa chọn lý thuyết vai trò và lý thuyết sự lựa chọn hợp lý trong nghiên cứu để lý giải về về sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới l Mặt khác, việc đưa ra các cơ sở thực tiễn về tổng quan triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trên cảnước và một sốnước trên thế giới làm cơ sở so sánh kết quả công tác triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới của tổ chức đoàn trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã giúp người đọc có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để tác giả tiến hành các phân tích và đưa ra những nhận định phù hợp với các kết quả phân tích tại Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN LỘC BÌNH

2.1. Một số đặc điểm của huyện Lộc Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lộc Bình là một huyện miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện có diện tích 1000,96 km2 và dân số là 81.958 người. Huyện có 27 xã và 02 thị trấn (Thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dương). Thị trấn Lộc Bình nằm trên Quốc lộ 4 (4B), cách thành phố Lạng Sơn 20 km về hướng Đông Nam và cách biên giới Việt - Trung 15 km về hướng Đông Bắc.

Hình 2.1 Bản đồ huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.2. Địa hình, đất đai

Địa hình Lộc Bình có thể chia làm hai vùng khác nhau:

- Dạng địa hình, địa mạo nơi cao: Vùng núi cao xung quanh huyện với các đỉnh Ma Non cao 693m, đỉnh Khau Chu cao 745m, đỉnh Khau Tìa cao 775m và đỉnh Mẫu Sơn có độ cao trung bình 1.000m. Dạng địa hình này có độ dốc lớn, mức độ chia cắt rất mạnh.

- Dạng địa hình Thung lũng kiến tạo - xâm thực, Đồng bằng trước núi: Dạng địa hình này phân bố tại thị trấn – thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương – và các xã: Đông Quan, Đồng Bục, Xuân Mãn, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thôn, Hữu Khánh, Yên Khoái, Tú Đoạn. Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khai thác nông nghiệp. Xen giữa các dãy đồi núi là những dải đất thấp khá bằng phẳng trồng lúa, màu khá tốt. Tuy nhiên, do chênh lệch về độ cao tương đối, chế độ nước giữa các bậc địa hình khác nhau dẫn đến phương thức sử dụng khác nhau tạo nên sự đa dạng sử dụng đất với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, rau màu và cả những vườn cây ăn quả.

2.1.1.3. Hệ thống thuỷ văn, sông ngòi

Trên bình diện địa hình, huyện Lộc Bình có sông Kỳ Cùng chảy qua, sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Bà Xá chảy theo hướng Đông Nam - Tây bắc qua thành phố Lạng Sơn đến Thất Khê, sông chảy sang Trung Quốc. Sông dài khoảng 240 km với diện tích lưu vực 6660 km2. Sông Kỳ Cùng là sông có lượng phù sa khá lớn đạt bình quân 668g/m3 nhưng do chảy qua địa hình đồi núi cao, mức độ chia cắt mạnh nên mức độ bồi đắp phù sa của sông không lớn chỉ tạo thành các dải phù sa hẹp không liên tục dọc theo 2 bờ.

2.1.1.4. Tài nguyên nước và đất a. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu thuộc lưu vực của sông Kỳ Cùng, các phụ lưu của sông Kỳ Cùng và hệ thống ao, hồ. Mật độ sông, suối trong huyện là 0,88

km/km2. Thượng lưu sông Kỳ Cùng có độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, đến Lộc Bình độ dốc hạ thấp còn 13%, thuyền nhỏ có thể đi lại dễ dàng.

b. Về tài nguyên đất đai

Theo kết quả kiểm kê đất đai cho đến 01/01/2015, hiện trạng sử dụng đất của huyện Lộc Bình như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có:100.095,64 ha, được chia làm 03 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 10.750,34 ha, chiếm 10,74 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 63.763,21 ha, chiếm 63,76 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.060,02 ha, chiếm 8,05 % tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp với diện tích 5.476,29 ha, chiếm 5,47 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình quốc phòng, an ninh, xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp phục vụ lợi ích chung của nhân dân.

- Đất chưa sử dụng còn chiếm diện tích khá lớn với 14.751,77 ha, chiếm 14,73% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu là đất bãi bồi ven suối cần được quy hoạch, cải tạo, sử dụng có hiệu quả vào các mục đích mở rộng diện tích canh tác.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế khu vực

2.1.2.1. Sản xuất nông lâm thủy sản

Sản xuất nông lâm thủy sản của địa phương trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có những bước phát triển. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 8,9%/ năm trong đó năm 2012 và 2014 tăng mạnh nhất với lần lượt là 25,7% và 39,3%. Trong số các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi có tốc độ tăng bình quân 12,8%/năm. Có được mức tăng ấn tượng này là do chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương tập trung cho chăn nuôi đã bước đầu đạt được hiệu quả. Tuy nhiên năm 2013, tình hình dịch bệnh và thời tiết không thuận

lợi đã khiến đàn gia súc của huyện bị thiệt hại nặng, giá trị sản xuất năm 2013 đã giảm 32,6% so với 2012. Bên cạnh thành công của chăn nuôi, trồng trọt vẫn giữ được tốc độ phát triển ổn định, bình quân 6,6%/năm. Đồng thời cũng là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng khác. Năm 2013, trong khi chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệpgiảm lần lượt 33,2% và 22,2% thì trồng trọt chỉ giảm 20%. Giữ được mức ổn định trong trồng trọt là nỗ lực rất lớn của người dân.

2.1.2.2. Sản xuất công nghiệp, thương mại

Đối với sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện ở các ngành khác nhau trong giai đoạn từ 2011 – 2015. Có thể thấy, tổng giá trị sản xuất từ khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, sản xuất xử lý rác thải, nước thải có mức tăng cao nhất.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành luôn tăng trong đó ngành sản xuất và phân phối điện tăng 19,4%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 38,78%, khai thác mỏ chỉ tăng 6,7%/năm. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, địa phương đã có những bước đi phù hợp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp, từ tập trung cho khai thác các mỏ, quặng tiến tới đẩy mạnh các ngành công nghiệp sản xuất chế biến khác. Đồng thời đi kèm với đó là cung cấp cơ sở hạ tầng cho sản xuất và bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, nước thải tại nhiều cụm dân cư và cụm công nghiệp.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội

Tài nguyên văn hóa – du lịch: Lộc Bình có núi Mẫu Sơn nổi tiếng với độ cao 1,541 mét so với mực nước biển, được bao bọc xung quanh bởi núi Cha và hơn 80 ngọn “núi con, núi cháu” to nhỏ sum vầy, có cảnh quan tươi đẹp, có nền nhiệt độ thấp rất phù hợp cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái và là nơi nghỉ mát lý tưởng. Trước đây người Pháp đã xây dựng khu nghỉ mát Mẫu Sơn trên đỉnh cao 1.170m, dân địa phương thường gọi là đỉnh “Pà Sắn” hay “cây số 15”. Có đường ôtô từ Bản Tẳng (xã Bằng Khánh) nối quốc lộ 4B với khu nghỉ mát dài 15km. Vùng núi Mẫu Sơn có lượng mưa bình quân hằng năm cao trên 2.000mm nên thảm thực vật rừng rất tốt với nhiều loại

cây gỗ quý hiếm và độc đáo. Vùng còn có giống đào thơm ngon nổi tiếng khắp cả nước, thường gọi là đào Mẫu Sơn. Vùng núi Mẫu Sơn có dân tộc Dao sinh sống có những hộ sống cao từ 950-1000m, người dân nơi đây có nhiều sắc thái và nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, có truyền thống nuôi ong mật, hằng năm thu hàng nghìn lít mật ong phục vụ đời sống của đồng bào và còn là nguồn thu nhập của họ. Ngoài ra, những năm gần đây người dân nơi đây còn trồng cây chanh rừng, nuôi nấm hương rừng, nuôi gà 6 cựa, cá Hồi…; đặc biệt rượu Mẫu Sơn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” từ năm 2002. Tỉnh Lạng Sơn đã có Nghị quyết số 42- NQ/TU, ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch Khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia.

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước nhân dân các dân tộc huyện Lộc Bình đã vun đắp nên những truyền thống lịch sử và bản sắc văn hoá hết sức đáng tự hào. Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó, thuỷ chung, tương thân, tương ái, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chế ngự tự nhiên, đấu tranh bền bỉ, ngoan cường, bất khuất, không chịu khuất phục trước các thế lực xâm lăng, giữ yên bờ cõi đất nước; là các làn điệu hát Then, Sli, Lượn... mượt mà, ấm áp, trữ tình; là tà áo Chàm thuần khiết, trang nhã, gắn bó với thiên nhiên tạo nên bản sắc độc đáo của nhân dân các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc.

2.2. Khái quát tình hình chung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình tại huyện Lộc Bình

2.2.1. Các hoạt động triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Bình tại huyện Lộc Bình

- Mục tiêu chung

Phấn đấu đến hết năm 2020 trên địa bàn huyện có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bao gồm các xã: Xuân Mãn, Yên Khoái, Hữu Khánh, Đồng Bục, Xuân Lễ, Như Khuê, Nhượng Bạn.

Nâng cao số lượng, chất lượng từng tiêu chí nông thôn mới của các xã để đảm bảo thực hiện đúng lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch được phê duyệt. Phấn

đấu tỷ lệ bình quân số tiêu chí đạt/xã bằng mặt bằng chung của tỉnh Lạng Sơn; mỗi năm tăng từ 1-2 tiêu chí/xã.

- Mục tiêu cụ thểđến hết năm 2020

Năm 2017: Có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 01 xã so với năm 2016); các xã còn lại tăng thêm từ 1-2 tiêu chí/xã.

Năm 2018: Có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 02 xã so với năm 2017); các xã còn lại tăng thêm từ 1-2 tiêu chí/xã.

Năm 2019: Có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 01 xã so với năm 2018); các xã còn lại tăng thêm từ 1-2 tiêu chí/xã.

Năm 2020: Có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 01 xã so với năm 2019). Phấn đấu 100% các xã đạt trên 10 tiêu chí.

2.2.1.3. Nhiệm vụ

Tiếp tục rà soát đánh giá hiện trạng đạt được của từng tiêu chí, của từng xã so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; xác định rõ mục tiêu của từng xã để từ đó phấn đấu hoàn thành đạt các tiêu chí nông thôn theo quy định.

Hướng dẫn, rút kinh nghiệm từ xã Xuân Mãn đã đạt chuẩn trong năm 2015; từ đó tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình, kế hoạch đặt ra.

2.2.1.4. Đối với các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới tới năm 2020

- Tiêu chí 1 (Quy hoạch xây dựng nông thôn mới): Thực hiện công bố công khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; tiếp tục cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tiêu chí 2 (Giao thông): Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ xóm; đường trục chính nội đồng đảm bảo tỷ lệ% theo quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh.

- Tiêu chí 3 (Thủy lợi): Tập trung đầu tư xây dựng cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi để cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; đảm bảo tỷ lệ % số km kênh mương cấp 3 được cứng hóa theo quy định trong Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh.

- Tiêu chí 4 (Điện): Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; phấn đấu đạt tỷ lệ % hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn theo quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh.

- Tiêu chí 5 (Trường học): Tập trung đầu tư xây dựng các trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ % sốtrường học các cấp (Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tỷ lệquy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh.

- Tiêu chí 6 (Cơ sở vật chất văn hóa): Tập trung đầu tư xây dựng nhà văn hoá, khu thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)