Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 95)

3.2.1.1. Công tác chỉ đạo thực hiện

Cấp ủy Đảng, Chính quyền, các thành viên Ban chỉ đạo, các phòng ban chuyên môn và các tổ chức đoàn thể của huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở.

3.2.1.2. Công tác tập huấn, tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; các ngành chức năng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của huyện có kế hoạch và nội

dung cụ thể để tuyên truyền đến hội viên và người dân hiểu rõ và chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

3.2.1.3. Nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội

- Giao thông: Các tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã đề nghị Nhà nước từng bước đầu tư đạt cấp kỹ thuật theo quy định, UBND xã tăng cường công tác tuyên truyền trong Nhân dân về công tác quản lý, bảo vệhành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, phối hợp xử lý các hành vi lấn chiếm trái phép lòng, lềđường và phạm vi đất dành cho đường bộ.

Các tuyến đường trục xã, liên xã: Từng bước hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để cải tạo đầu tư, nâng cấp cứng hóa mặt đường và đạt tiêu chuẩn theo quy định, huy động đóng góp tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn xã để tham gia ủng hộ bằng tiền, vật liệu, huy động nhân dân ủng hộ đóng góp mặt bằng và ngày công lao động để cải tạo nâng cấp các tuyến đường trục xã, liên xã.

Các tuyến đường trục thôn, liên thôn, ngõ xóm, nội đồng: Huy động Nhân dân tự làm là chính và sự sự hỗ trợ của nhà nước, cụ thể là hỗ trợ vật tư, vật liệu..., hướng dẫn kỹ thuật thi công. Tăng cường công tác quản lý, duy tu và sửa chữa thường xuyên để phát huy hiệu quả các tuyến đường sau đầu tư, xây dựng quy chế quản lý, bảo trì gắn với quy ước, hương ước làng bản.

- Thủy lợi: Tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia xây dựng cải tạo hệ thống thủy lợi, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa các nguồn vốn lồng ghép. Thực hiện tốt công tác khảo sát, lập dự án xây dựng cải tạo hệ thống thủy lợi phù hợp từng xã. Ưu tiên đầu tư kiên cố các công trình thủy lợi đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới tới năm 2020.

- Điện: Tuyên truyền và thực hiện chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị điện an toàn, tiết kiệm. Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vịkinh doanh điện xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống điện và cung ứng điện đến các hộdân, tăng cường công tác quản lý an toàn điện, chống thất thoát điện năng. Huy động các nguồn vốn xây dựng đường điện chiếu sáng công cộng.

- Trường học: Các đơn vị trường chủđộng trong công tác tham mưu, đề xuất kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quy hoạch mở rộng diện tích các trường, điểm trường. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương huy động mọi nguồn lực và sựđóng góp ủng hộ của Nhân dân trong xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp. Xác định được hạng mục ưu tiên đầu tư xây dựng, huy động và tranh thủ các dự án, đề án, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn để từng bước xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp và bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu trong năm 2017 có thêm 2 trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Cơ sở vật chất văn hóa: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách xã hội hóa, khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa, thể dục, thểthao đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vận động Nhân dân tham gia tích cực tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà văn hóa, khu thể thao.

- Chợ: Từng bước hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cụm chợ theo tiêu chuẩn quy định. Đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân đầu tư xây dựng. Tuyên truyền người dân tham gia ủng hộ, đóng góp mặt bằng để xây dựng công trình.

- Nhà ởdân cư: Hỗ trợđầu tư từngân sách nhà nước để cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách về nhà tạm, nhà dột nát và cải tạo các công trình phụ đạt tiêu chuẩn theo quy định, huy động tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn xã ủng hộ bằng tiền, vật liệu để xây dựng. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp ngày công lao động để hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn.

3.2.1.4. Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất

- Phát triển ngành nông nghiệp: Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất gắn với phòng chống thiên tai, đảm bảo đủ nước tưới trong sản xuất; tổ chức các lớp học khuyến nông chuyển giao công nghệ, các lớp tập huấn cho nông dân, ứng dụng

các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; huy động mọi nguồn lực, tăng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đồng thời thực hiện lồng ghép với các chương trình dự án, các chính sách khác nhằm nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn; phát triển đàn gia súc, gia cầm tại hộgia đình, khuyến khích đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tại các hộgia đình có điều kiện.

- Phát triển công nghiệp xây dựng: Đầu tư phát triển vùng sản xuất tập trung để tạo nguồn nguyên liệu phát triển công nghệ chế biến nông lâm sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn với lãi suất ưu đãi; tiến hành đào tạo đội ngũ lao động, nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, tìm kiếm khai thác mở rộng thị trường.

- Phát triển thương mại, dịch vụ: Phát triển nhiều loại hình dịch vụ cung ứng các loại vật tư nông nghiệp đến các thôn bản. Phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, chợ khu vực, ưu tiên phát triển mạnh tại khu vực trung tâm. Đầu tư xây dựng, quy hoạch điểm du lịch trên địa bàn huyện như: Khu du lịch Mẫu Sơn; trùng tu tôn tạo các di tích, phát huy bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống…

3.2.1.5. Nhóm văn hóa - xã hội - môi trường

- Giáo dục: Ngành giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ các năm học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền huy động trẻ trong các độ tuổi ra lớp, đảm bảo duy trì sỹ số, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học; thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THCS, THPT; huy động tối đa học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học phổ thông, học bổ túc THPT, đào tạo nghề.

- Y tế: Đầu tư cơ sở vật chất trạm y tếxã, đồng thời quan tâm trong nâng cao trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tếđểđáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế và mạng lưới y tếcơ sở đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng các cán bộ y tếđạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động về công tác y tế như: Tiêm chủng mở rộng; vệ sinh phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng… Vận động nhân

dân thực hiện tốt chủ trương kế hoạch hóa dân số, tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, hỗ trợ bảo hiểm cho các đối tượng chính sách.

- Văn hóa: Tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thấy được xây dựng mô hình nông thôn mới tại địa phương là sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của toàn thểnhân dân. Đồng thời chính người dân các xã được hưởng thụ thành quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương mình.

- Môi trường nông thôn: Xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung tại các thôn để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, vận động nhân dân xây dựng, cải tạo công trình nước tự chảy, giếng khoan, xây dựng bểnước, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; quy hoạch bãi rác tập trung tại các thôn, xã, đảm bảo vệsinh môi trường nông thôn.

3.2.1.6. Nhóm hệ thống - chính trị

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã đạt chuẩn theo tiêu chí đã được quy định. Kiện toàn đội ngũ Trưởng thôn có trình độ, có năng lực, có khả năng vận động nhân dân tham gia các hoạt động xã hội tại thôn. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên chú trọng đến lực lượng trẻ; nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực quản lý, điều hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị, năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ chi bộ cơ sở; rà soát, bổ sung quy chế hoạt động của các tổ chức, quy chế đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn liền với chế độ khen thưởng, kỷ luật để tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức..

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các văn bản về công tác an ninh xã hội trong tình hình mới. Đồng thời quan tâm xây dựng, đầu tư cho lực lượng công an và quân sự xã; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của cáctổ hòa giải, tổ tuần tra nhân dân và vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm. Gắn việc thực hiện về An ninh trật tự với thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm ngay tại cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)