Mức độ sử dụng cho mục đích giao tiếp và giải trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế huế (Trang 40 - 42)

Trị trung bình của tần suất sử dụng Smartphone cho mục đích giao tiếp và giải trí

Trị trung bình của tần suất sử dụng Smartphone cho mục đích giao tiếp và giải trí được thể hiện ở bảng bên dưới:

Bảng 2.10: Trị trung bình của tần suất sử dụng Smartphone cho mục đích giao tiếp và giải trí

Hành động sử dụng cho mục đích giao tiếp MEAN

Sử dụng để liên lạc 4.14

Chat với người thân, bạn bè qua mạng xã hội 3.92

Kết bạn trên mạng xã hội 3.64

Hành động sử dụng cho mục đích giải trí MEAN

Lướt web 4.1 Chụp ảnh, quay video 3.62 Chơi game 3.09 Xem phim 3.46 Đọc truyện 2.67 Nghe nhạc 4.05

(Nguồn: Theo kết quả xử lí SPSS)

Đối với mục đích giao tiếp, Mean của các hoạt động cụ thể điều tra được có tỷ lệ tương đối cao, cao hơn so với mục đích học tập. Sinh viên sử dụng thường xuyên cho việc liên lạc (Mean= 4.14), chat với người thân, bạn bè qua mạng xã hội (Mean= 3.92), kết bạn trên mạng xã hội (Mean= 3.64) tức là sử dụng với tần suất3-5h/ngày.

Đối với kết quả nghiên cứu cho mục đích giải trí hầu hết sử dụngSmartphone cho các hoạt động như: lướt web, chụp ảnh, quay video, chơi game, xem phim, đọc truyện, nghe nhạc trong đó các bạn sử dụng cho hành động lướt web (Mean= 4.1), chụp ảnh quay video (Mean= 3.62),xem phim (Mean= 3.46), nghe nhạc (Mean= 4.05) là thường xuyên nhất cũng với tần suất3-5h/ngày. Một số khác cho biết hành động đọc truyện trên Smartphone (Mean= 2.67) là thỉnh thoảng với tần suất 1-3h/ngày.

Mức độ sử dụng Smartphone cho mục đích giao tiếp và giải trí

Trong các mục đích chính mà các bạn sinh viên sử dụng Smartphone thì mục đích để giao tiếp là chiếm tỷ lệ cao nhất 89,8% tương ứng với 176 sinh viên và mục đích giải trí là 77% tương ứng với 151 sinh viên trong tổng 196 bạn trả lời. Tiện ích mà chiếc Smartphone đã thu hút sự quan tâm sử dụng của giới trẻ nói chung và sinh viên chúng ta nói riêng chủ yếu là truy cập internet, vì thế mục đích sử dụng của các bạn là tham gia các trang mạng xã hôi, giao lưu, kết bạn, hay nói chuyện, chat video với bạn bè chiếm chủ yếu cũng là điều bình thường.

Dưới đây là mức độ sử dụng Smartphone cho mục đích giao tiếp và giải trí:

Bảng 2.11: Mức độ sử dụng Smartphone cho mục đích giao tiếp và giải trí

Các hành động sử dụng Smartphone Không bao giờ Hiếm khi (<1h/ngày) Thỉnh thoảng (1- 3h/ngày) Thường xuyên (3- 5h/ngày) Rất thường xuyên (>5h/ngày)

Sử dụng cho mục đích giao tiếp

Liên lạc 0.5 1 16.8 46.9 34.8

Chat với người thân bạn

bè qua mạng xã hội 1.5 3.6 25 41.3 28.6 Kết bạn trên mạng xã hội 1 8.2 35.2 37.2 18.4 Sử dụng cho mục đích giải trí Lướt web 0 1.5 9.4 46.4 32.7 Chụp ảnh, quay video 1 9.2 33.7 38.8 17.3 Chơi game 6.6 22.5 35.7 25 10.2 Xem phim 1 12.2 37.3 37.8 11.7 Đọc truyện 15.3 29.1 35.2 13.3 7.1 Nghe nhạc 0 2.6 17.9 51.4 28.1

(Nguồn: Theo kết quả xử lí SPSS)

Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ

Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN 30

Bảng 2.11 cho thấy các hành động sử dụng cho mục đích giao tiếp bao gồm liên lạc, chat với người thân, bạn bè qua mạng xã hội, kết bạn trên mạng xã hội với các mức độ chủ yếu là thường xuyên. Trong đó, với 196 sinh viên trả lời khảo sát, hành động liên lạc sử dụng thường xuyên chiếm 46.9% tương ứng 92 sinh viên, hành động chat với người thân,bạn bè qua mạng xã hội có 41.3% sinh viên trả lời là thường xuyên sử dụng và cuối cùng hành động kết bạn trên mạng xã hội có 37.2% thường xuyên thực hiện. Đối với mục đích giải trí, hành động lướt web; nghe nhạc; chụp ảnh; quay video; xem phim được các bạn sinh viên trả lời là thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 46.4%; 51.4%; 38.8%; 37.7%. Tiếp đến là các hoạt động chơi game, đọc truyện với tỷ lệ sinh viên cho rằng thỉnh thoảng sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất là 35.7%; 35.2%.

Kết luận:Qua các bảng trên có thể thấy được, các bạn sử dụng các hành động của mục đích học tập còn ở mức độ thỉnh thoảng nhiều, các hành động giao tiếp và giải trí các bạn sử dụng thường xuyên hơn. Vì thế, với mức độ sử dụng như vậy ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế huế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)