tập
Smartphone có rất nhiều tiện ích và mang lại những hiệu quả lớn trong cuộc sống hằng ngày. Tuy rằng nó sẽ đem lại nhiều tác hại đối với việc học của sinh viên, nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích trong học tập. Việc sử dụng Smartphone có thể chiếm hầu như hết thời gian của các bạn sinh viên, đồng thời, việc sử dụng không đúng cách lại làm cho kết quả học tập giảm xuống, tuy rằng đó chỉ là một phần nhỏ trong các nhân tố làm ảnh hưởng đến học tập của các bạn. Để đem lại hiệu quả trong việc sử dụng Smartphone, nhóm đưa ra các biện pháp như sau:
1. Tải các phần mềm như kênh14.net, baomoi.vn.. nhằm để đọc các thông tin về kinh tế - xã hội, nắm bắt tình hình kinh tế cũng như chính trị.
Truy cập các trang mạng đó để tìm kiếm các nguồn thông tin liên quan đến bài học, đưa tầm hiểu biết của bản thân sâu hơn, từ đó có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mình học được từ sách vở. Và truy cập đọc để nắm rõ và đưa tầm hiểu biết cao hơn về các thông tin trên thị trường.
2. Sử dụng Smartphone để ghi âm bài giảng
Smartphone tích hợp đa chức năng, bạn có thể ghi lại bài giảng và những ghi chú quan trọng trên lớp, những lúc rảnh và đến ngày thi, bạn có thể bỏ ra nghe lại để nhớ bài hơn, và giúp hiểu hơn về vấn đề mà bạn bỏ sót trong quá trình nghe giảng trên lớp.
3.Khi học bài hay ôn bài thi nên tránh xa chiếc điện thoại càng xa càng tốt và tắt các thông báo trên Smartphone, miễn là trong lúc học không thể nhìn thấy nó vì sẽ làm bạn mất tập trung. Không nên sử dụng Smartphone trong giờ giải lao vì nó có thể cuốn hút những thứ bạn đnag dùng trong thời gian ngắn ngũi đó. Thay vào đó nên giao tiếp nói chuyện với bạn bè, đọc sách hay xem lại bài giảng sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn và tiết kiệm thời gian học ở nhà.
4. Nghiêm cấm các hành vi sử dụng smartphone trong giờ học khi không có sự cho phép của giáo viên vì nó có thể làm xao nhãng việc học của sinh viên, sinh viên có thể dùng với các mục đích khác trong giờ học mà không tập trung vào việc học của mình.
Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ
Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN 40
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nhân loại đang sống trong thời đại kỷ nguyên số, Smartphone đã trở thành một phần trong đời sống của nhiều cá nhân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ mà cụ thể hơn ở đây là sinh viên. Việc sử dụng Smartphone ít nhiều đã ảnh hưởng đến các bạn về sức khỏe, các mối quan hệ, công việc, cuộc sống và đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế nói riêng.
Chúng ta không thể phũ nhận các lợi ích mà chiếc Smartphone mang lại, tính tiện ích, những trải nghiệm mới mà nó mang lại. Tuy nhiên sử dụng như thế nào cho hiệu quả, để nó là công cụ giúp kết quả học tập tốt hơn là điều mà các bạn sinh viên nên chú ý.
Qua nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Huế, chúng tôi nhận thấy có hơn 70% các bạn sinh viên trả lời đã nhận thức được tầm ảnh hưởng của Smartphone đến kết quả tập của mình. Còn lại có gần 30% sinh viên trả lời rằng vẫn chưa thực sự sử dụng Smartphone hiệu quả nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, làm giảm sút điểm trung bình học tập của các bạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng Smartphone mục đích giao tiếp càng nhiều thì kết quả học tập càng giảm, sử dụng cho mục đích học tập càng nhiều thì kết quả học tập càng cao, càng có chiều hướng tích cực đến kết quả học tập của các bạn.
Rõ ràng, việc sử dụng Smartphone sẽ không trở thành mối đe dọa đến kết quả học tập nếu các bạn sinh viên hiểu được thực trạng đang xảy ra, nhận thức đúng lợi ích, nguy cơ, tác hại, các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó. Các bạn nên có thêm định hướng, có sự chủ động, cách thức khi sử dụng để mang lại kết quả học tập tốt hơn cho chính mình, mang lại niềm vui khi bạn sử dụng Smartphone và để nó trở thành người bạn thân thiết với chính các bạn.
Hy vọng các giải pháp mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó giúp kết quả học tập của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế có tiến triển tốt hơn trong các kỳ học sắp tới.
2. Kiến nghị
2.1 Kiến nghị về phía các bạn sinh viên
-Duy trì các hoạt động sử dụng Smartphone cho mục đích học tập như: học anh văn, học các khóa học online, nghe lại các bài giảng, tra từ điển, đọc các web tin tức về kinh tế, chuyển động thị trường,… để cập nhập được nhiều thông tin bổ ích hơn và tạo thói quen tốt khi sử dụng Smartphone.
-Thường xuyên theo dõi thông báo trên trang Fanpage, website của trường để nắm được các thông tin, biết được điểm số của mình để có kế hoạch, có mục tiêu học tập, sử dụng Smartphone mang lại kết quả học tập cao nhất có thể.
-Nếu có thể hãy tải thêm nhiều phần mềm hỗ trợ học tập về máy để Smartphone là công cụ và là người bạn giúp các bạn học tập tốt hơn.
-Lên kế hoạch học tập bằng Smartphone nhiều thời gian hơn thay cho việc sử dụng cho các mục đích khác.
2.2 Kiến nghị về phía nhà trường
-Việc nghiêm cấm không sử dụng điện thoại trong giờ học thì không thể kiểm soát được, hơn nữa các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế ít nhiều cũng đã nhận thức được việc sử dụng Smartphone ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của các bạn, cho nên nhóm kiến nghị với nhà trường nên tùy theo môn học mà cho sinh viên sử dụng hay không và với điều kiện việc sử dụng phải nằm trong khuôn khổ với mục đích học tập.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chương trình Teambulding với các chủ đề về việc sử dụng Smartphone đối với kết quả học tập nhằm giúp các bạn sinh viên nhận thức được thực trạng sử dụng Smartphone, rèn luyện kỹ năng, nắm rõ một số kiến thức để sử dụng Smartphone mang lại kết quả học tập tốt hơn.
- Tổ chức các cuộc thi viết về việc sử dụng Smartphone đã ảnh hưởng, đã tác động như thế nào đến các bạn sinh viên, đến công việc, cuộc sống, các mối quan hệ, đến kết quả học tập những năm học vừa qua của các bạn. Đồng thời, nên kèm theo giải thưởng để lấy tinh thần của các bạn sinh viên.
2.3 Kiến nghị về cơ quan quản lý
Các nhà quản lý cần có các bộ phận hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho giới trẻ về việc sử dụng Smartphone có hiệu quả trong học tập, giới thiệu các ứng dụng hỗ trợ học tập, phân bổ thời gian sử dụng như thế nào cho hợp lý để việc sử dụng
Smartphone cho mục đích học tập là nhiều nhất.
Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ
Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Trần hữu luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng, “Mạng xã hội với sinh viên” (2015), nhà xuất bản nhà tri thức, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập lần cuối vào ngày 20 tháng 11 năm 2017
từhttp://ihs.vass.gov.vn/noidung/thuvien/Lists/GioiThieuSach/View_Detail. aspx?ItemID=152
(2) SV: Trịnh Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Diễm
Sương,“Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên”,Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn.
(3) Eserinune Mccarty Mojaye, “mobile phone usage among nigerian university students and its impact on teaching and learning”, Vol.3, No.1, pp.29-38, (January 2015 ) từ
http://www.eajournals.org/wp-content/uploads/Mobile-Phone-Usage- among-Nigerian-University-Students-and-Its-Impact-On-Teaching-And- Learning.pdf
(4) Nhóm SV 5M-5F (2014), “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh THPT tại Quận 10-Tp Hồ Chí Minh”, trường Đại học Khoa học xã hội& Nhân văn Tp HCM.
(5) Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Ngọc Khánh, Đặng Xuân Thắng, Phạm Thị Thu Hà,“Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân” - Luận văn tốt nghiệp
(6) Trần Thị Minh Đứa, Bùi Thị Hồng Thái (2014); “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam”- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) – 2014
(7) Hoàng Lâm( 2014), “Giới trẻ lệ thuộc vào điện thoại thông minh –Được và mất”- bản in ấn năm 2014
(8) Bùi Thị Thu Vân( 2014); “Nghiên cứu về hành vi sử dụng điện thoại thông minh & đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đến kết quả học tập của sinh viên đại học Cần Thơ”- Luận văn tốt nghiệp đại học
(9) Trang nguyen, “Những Con Số Về Xu Hướng Sử Dụng Smart Phone Mà Các Doanh Nghiệp Không Thể Bỏ Qua” (2016) từ
https://www.naustud.io/ideas/2016/09/nhung-con-so-ve-xu-huong-su-dung- smart/
(10) Trần Thị Minh Đứa, Bùi Thị Hồng Thái(2014), “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” - Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) – 2014
(11) Phạm Độ, “5 phần mềm học tiếng anh giao tiếp trên điện thoại IOS, Android” truy cập ngày 18/11/2017 từhttp://phamdo18.com/5-phan-mem- hoc-tieng-anh-giao-tiep-tren-dien-thoai-ios-android/
(12) Manoj Kumar, “Impact of the Evolution of Smart Phones in Education Technology and its Application in Technical and Professional Studies: Indian Perspective”, International Journal of Managing Information Technology (IJMIT) Vol.3, No.3, (August 2011) từ
https://pdfs.semanticscholar.org/be1b/6b74e78a7aa4bb0da7710cc237fc1511 bb2d.pdf
(13) Leslei Kahari, “The effects of Cell phone use on the study habits of University of Zimbabwe First Year Faculty of Arts students”, International Journal of Educationand Research Vol. 1 No. 10 (October
2013).http://www.ijern.com/journal/October-2013/41.pdf
(14) Thống kê thú vị về điện thoại di động, truy cập từ địa chỉ
https://thietkewebchuanseo.com/kien-thuc-seo_kinh-doanh-tren-dien- thoai/thong-ke-thu-vi-ve-thoai-di-dong/
(15) Nguyễn tuyến, “Lịch sử smartphone”truy cập lần cuối ngày 2/12/2017 từ địa chỉhttps://quantrimang.com/lich-su-smartphone-68577
Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ
Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN
PHỤ LỤC Phụ lục 1:Bảng câu hỏi điều tra
Mã số phiếu:
PHIẾU KHẢO SÁT
THÔNG TIN VỀ VIỆC SỬ DỤNG SMARTPHONE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ
Trong cuộc sống xã hội hiện nay thì hiện tượng sử dụng Smartphone của giới trẻ hiện nay nới chung và sinh viên trường đại học Kinh Tế Huế nói riêng đã không còn xa lạ với chúng ta. Đây là một vấn đề phổ biến của chúng ta, việc sử dụng Smartphone ở sinh viên hiện nay hoàn toàn không phải là thói quen xấu nhưng nếu không biết sử dụng một cách hợp lý thì nó dẫn đến nhiều tình trạng xấu cho bản thân sinh viên, gia đình và xã hội. Để thực hiện nghiên cứu về vấn đề cần được quan tâm này và đưa ra những giải pháp hiệu quả, nhóm chúng mình xin các bạn trả lời giúp những câu hỏi dưới đây một cách trung thực, khách quan và tương đối chính xác với bản thân.
Ghi chú:Những thông tin các bạn cung cấp chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật thông tin cá nhân.
Phần trả lời các câu hỏi
Đánh dấu “X” vào ô câu trả lời của bạn:
1, Bạn là nam hay nữ?
☐Nam ☐Nữ
2, Bạn đang là sinh viên năm mấy?
☐Năm 1 ☐Năm 3
☐Năm 2 ☐Năm 4
3, Bạn có sử dụng smartphone hay không?
☐Có ☐Không
Nếu có, trả lời các câu hỏi tiếp theo:
4, Bạn đã dùng smartphone được bao lâu rồi?
☐Dưới 1 năm ☐2-3 năm
☐1-2 năm ☐trên 3 năm
5, Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc dử dụng smartphone của mình?
☐Dưới 1h ☐3h-5h
☐1h-3h ☐Trên 5h
6, Bạn có dùng phần mềm nào phục vụ việc học trên smartphone của bạn không?
☐Có ☐Không
7, Bạn sử dụng smartphone với mục đích gì?
☐Học tập ☐Giao tiếp
☐Giải trí ☐Thể hiện bản thân
☐Khác: ...
Đọc phần chú thích sau và trả lời các câu hỏi 8 đến câu hỏi 10
1. Không bao giờ; 4. Thường xuyên (3h-5h/ngày); 2. Hiếm khi (<1h/ngày); 5. Rất thường xuyên (>5h/ngày) 3. Thỉnh thoảng (1h-3h/ngày);
8, Mức độ sử dụng smartphone của bạn cho mục đích học tập như thế nào?
1 2 3 4 5
1. Sử dụng ứng dụng hỗ trợ ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
học tập trên smartphone
2. Theo dõi kết quả học tập ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
trên website trường
3. Tìm kiếm tài liệu học tập ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
4. Tra từ điển ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
5. Thu âm bài giảng trên lớp ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ
Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN
9, Mức độ sử dụng smartphone của bạn cho mục đích giao tiếp là như thế nào?
1 2 3 4 5
1. Liên lạc ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
2. Chat với người thân, bạn ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
bè qua mạng xã hội
3. Kết bạn trên mạng xã hội ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
10, Mức độ sử dụng smartphone của bạn cho mục đích giải trí như thế nào?
1 2 3 4 5 1. Lướt web ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 2. Nghe nhạc ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 3.Chụp ảnh, quay video ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 4. Chơi game ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 5. Xem phim ☐ ☐ ☐ ☐ ☐ 6. Đọc truyện ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
11, Trong thời gian học trên lớp, bạn có dùng smartphone ngoài mục đích học tập không?
☐Có ☐Không
12, Bạn dùng smartphone trong giờ học trên lớp cho mục đích nào?
☐Giải trí ☐Liên lạc
☐Lướt mạng xã hội ☐Học tập
☐Khác: ...☐Thể hiện bản thân
13, Điểm trung bình của bạn qua các năm là bao nhiêu?
Năm 1: ...
Năm 2: ... Năm 3: ... Năm 4: ...
14, Thời gian bạn lướt các trang mạng xã hội là bao lâu?
☐Dưới 1h ☐3h đến 5h
☐1h đến 3h ☐Trên 5h
15, Bạn nghĩ như thế nào nếu cho phép dùng smartphone trong lớp học?
... ...
16, Bạn nghĩ như thế nào nếu nhà trường quy định cấm sử dụng smartphone trong giờ học?
... ...
17, Theo bạn, smartphone ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kết quả học tập của bạn?
☐Tích cực ☐Vừa tiêu cực vừa tích cực
☐Tiêu cực
18, Bạn nghĩ mình có thể không sử dụng smartphone trong bao lâu?
☐Dưới 12h ☐24h - 48h
☐12h - 24h ☐Trên 2 ngày
19, Cá nhân bạn có nghĩ smartphone đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của mình?
☐Có ☐ Không
20, Cá nhân bạn có thực sự nghĩ là mình sử dụng smartphone có hiệu quả không?
☐Có
Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ
Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN
☐Không
Cảm ơn câu trả lời của bạn!
Phụ lục 2
gioi tinh doi tuong dieu tra
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nu 110 56.1 56.1 56.1 nam 86 43.9 43.9 100.0 Total 196 100.0 100.0
la sinh vien khoa nao trong truong
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khoa 50 11 5.6 5.6 5.6 khoa 49 56 28.6 28.6 34.2 khoa 48 96 49.0 49.0 83.2 khoa 47 33 16.8 16.8 100.0 Total 196 100.0 100.0 $M Frequencies Responses Percent of Cases N Percent
mucdicha hoc tap 166 30.6% 84.7% giao tiep 176 32.4% 89.8% giai tri 151 27.8% 77.0% the hien ban
than
50 9.2% 25.5%
Total 543 100.0% 277.0%
a. Group
thoi gian su dung smartphone moi ngay
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <1 h 3 1.5 1.5 1.5 1-3 h 48 24.5 24.5 26.0 3-5 h 101 51.5 51.5 77.6 Đại học kinh tế Huế
>5 h 44 22.4 22.4 100.0 Total 196 100.0 100.0
phan mem phuc vu hoc tap tren smartphone
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 181 92.3 92.3 92.3 khong 15 7.7 7.7 100.0 Total 196 100.0 100.0
thoi gian da su dung smartphone
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid <1 nam 7 3.6 3.6 3.6 1-2 nam 18 9.2 9.2 12.8 2-3 nam 43 21.9 21.9 34.7 >3 nam 128 65.3 65.3 100.0 Total 196 100.0 100.0
su dung smartphone ngoai muc dich hoc tap trong gio hoc