Những tác động của việc sử dụngSmartphone đến kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế huế (Trang 43 - 46)

Trên Smartphone hiện nay tích hợp khá nhiều phần mềm tiện ích, ứng dụng hỗ trợ cho việc học tập, giải trí. Không thể phủ nhận những tác động của việc sử dụng Smartphone mang lại và tác động như thế nào đến kết quả học tập là dựa vào mức độ, mục đích và thời gian sử dụng của các bạn sinh viên.

Thông qua một số câu hỏi về những tác động của việc sử dụng Smartphone mà sinh viên đã trả lời trong bảng câu hỏi mà nhóm nghiên cứu khảo sát tại trường Đại học Kinh tế Huế, đã thu nhận được các kết quả như sau:

-Trong tổng số 196 sinh viên được hỏi tại trường có 181 sinh viên chiếm 92.3% có sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập. Điều này cho thấy phần đông các sinh viên trường Kinh tế hiện nay đã biết sử dụng các phần mềm để hỗ trợ cho việc học tập trên Smartphone. Thói quen sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc học tập này rất tốt nhưng sử dụng với cường độ còn thấp hoặc quá thấp. Có 15 sinh viên chiếm 7.7% không sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập. Sở dĩ có câu trả lời trên là do hầu hết các nhóm sinh viên này không biết đến các phần mềm hỗ trợ học tập hoặc không có nhu cầu sử dụng nó.

-Chiếc Smartphone hiện nay là một vật bất ly thân với các bạn sinh viên, ăn cũng dùng Smartphone, ngủ cũng dùng, đi trên đường cũng dùng và các bạn dùng mọi lúc, mọi nơi, mọi thời gian. Nhưng sử dụng có đúng mục đích, tác động như thế nào đến các bạn điều đó mới quan trọng. Mỗi người chúng ta ai cũng có quỹ thời gian 24h trong ngày giống nhau, qua khảo sát về thời gian sử dụng Smartphone mỗi ngày của các bạn sinh viên trường Kinh tế cho thấy:

Có 3 sinh viên chiếm 1.5% sử dụng Smartphone dưới 1h mỗi ngày. Sở dĩ các bạn ít sử dụng vì cảm thấy không cần thiết, thời gian của nhóm sinh viên này dành cho các hoạt động khác nhiều hơn việc sử dụng Smartphone.

Có 48 sinh viên chiếm 24.5% cho biết sử dụng Smartphone mỗi ngày từ 1 - 3h đồng hồ, có tới 101 sinh viên chiếm 51.6% sử dụng từ 3-6h mỗi ngày. Trong tổng số sinh viên được hỏi thì có 44 sinh viên chiếm 22.4% sử dụng trên 6h mỗi ngày. Như

Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ

Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN 32

vậy, thời gian sử dụng Smartphone mỗi ngày có tác động đến kết quả học tập của các bạn, có thể là tích cực và cũng có thể là tiêu cực.

Nếu sử dụng thời gian mỗi ngày dành cho việc học tập càng nhiều như tra từ điển, tìm kiếm thông tin, sử dụng các ứng dụng học tập thì đạt kết quả càng cao.

Ngược lại sử dụng thời gian mỗi ngày cho các hoạt động khác như: nghe, gọi, nhắn tin, lướt Facebook, chụp ảnh… càng nhiều thì đạt kết quả thấp hơn.

- Mạng xã hội là một nguồn thông tin vô tận để các bạn sinh viên có thể tìm kiếm thông tin, kết nối bạn bè, rất thuận tiện và tiết kiệm để trao đổi học tập. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Mạng xã hội có thể đem lại lợi ích cho việc học tập của sinh viên nếu biết chọn lọc thông tin, sử dụng với thời gian hợp lý. Nếu quá lạm dụng mạng xã hội sẽ gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến việc học tập dẫn tới kết quả học tập kém.

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu có tác động đến kết quả học tập

Chỉ tiêu Số lượng (sinh viên) Tỷ lệ (%)

Có sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập

Có 181 92.3

Không 15 7.7

Thời gian sử dụng mỗi ngày

<1h 3 1.5

1-3h 48 24.5

3-5h 101 51.6

>5h 44 22.4

Thời gian lướt mạng xã hội mỗi ngày

<1h 28 14.3

1-3h 79 40.3

3-5h 56 28.6

>5h 33 16.8

Sử dụng Smartphone trong giờ học cho các mục đích

Mục đích học tập 32 16.3

Mục đích khác 164 83.7

(Theo số liệu điều tra)

Trong tổng số người được hỏi về thời gian lướt mạng xã hội mỗi ngày của các bạn sinh viên thì chiếm 14.3% có 28 bạn lướt mạng xã hội dưới 1 giờ mỗi ngày , chiếm 40.3% có 79 bạn lướt mạng xã hội từ 1-3 giờ mỗi ngày, 28.6% có 56 bạn lướt

mạng xã hội từ 3-6 giờ mỗi ngày, 16.8% có 33 bạn lướt mạng xã hội trên 6 giờ mỗi ngày.Thực tế cho thấy, thời gian lướt mạng xã hội càng nhiều không thể làm cho kết quả học tập cao lên được.

- Chiếm 83.7% có 164 sinhviên sử dụng Smartphone mục đích ngoài học tập trong giờ học. Theo một số bạn sinh viên cho biết sử dụng mục đích ngoài học tập có thể là lướt mạng xã hội, chơi game, nghe nhạc, gọi điện, nhắn tin, chat trên mạng xã hội. Chiếm 16.3% có 32 sinh viên không sử dụng Smartphone trong giờ học hoặc có dùng cho mục đích học tập.

Có thể thấy, với các mức độ sử dụng Smartphone với nhiều mức thời gian cũng như cách sử dụng của mỗi sinh viên là rất đa dạng. Và các yếu tố đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Dưới đây là bảng thống kê cụ thể hơn về điểm trung bình qua các kỳ của các bạn sinh viên được điều tra:

Bảng 2.14: Kết quả học tập trung bình qua các kỳ

Điểm trung bình Số lượng (sinh viên) Tỷ lệ (%)

<2.0 27 13.8

2.0 - 2.49 67 34.2

2.5 -3.19 89 45.4

≥ 3.2 13 6.6

Tổng 196 100

(Nguồn: Theo số liệu điều tra)

Trong 196 sinh viên được hỏi thì tỷ lệ trả lời về kết quả học tập qua các kỳ theo hệ số 4:

Có 27 sinh viên chiếm 13.8% có điểm trung bình dưới 2.0, 67 sinh viên chiếm 34.2% có điểm trung bình từ 2.0 - 2.49; 89 sinh viên chiếm 45.4% có điểm trung bình từ 2.5 - 3.19 và 13 sinh viên chiếm 6.6% có điểm trung bình trên 3.2. Sở dĩ có được các tỷ lệ khác nhau đó là do mục đích sử dụng, thời gian sử dụng Smartphone mỗi ngày, thời gian lướt mạng xã hội mỗi ngày của các bạn sinh viên là khác nhau.

Phần đông các bạn sinh viên trường kinh tế đều có sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập nên số lượng sinh viên đạt từ 2.5 trở lên khá cao trong tổng số sinh viên trả lời. Số lượng sinh viên sử dụng mỗi ngày từ 3- 6h là cao nhất chiếm 51.6% nhưng thời gian lướt mạng xã hội của nhóm này lại ít 28.6% chứng tỏ ngoài việc lướt mạng xã hội các bạn còn dùng quỹ thời gian sử dụng Smartphone mỗi ngày của mình cho các hoạt động khác như giao tiếp, giải trí, chơi game, chụp ảnh, quay phim,…Nên sử dụng

Nghiên cứu khoa học GVHD: Th.S LÊ ANH QUÝ

Nhóm nghiên cứu lớp K48 KDNN 34

Smartphone đúng mục đích trong giờ học hoặc nghe thầy cô giáo giảng bài để tỷ lệ sinh viên đạt dưới 2.0 giảm đi để có thể có kết quả học tập tốt nhất.

Kết luận: Việc sử dụng Smartphone sẽ mang lại những tác động về hai mặt cho các bạn sinh viên, vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến việc học tập. tuy nhiên với mức độ đến 93.2% là có sử dụng phần mềm học tập cùng với kết quả trung bình qua các kỳ của các bạn sinh viên là có tăng, tỷ lệ điểm trung bình trên 2.5 là chiếm tỷ lệ cao nhất (45.4%), bên cạnh đó điểm dưới khá cũng có tỷ lệ không nhỏ (48%). Nhìn chung, do việc sử dụng smartphone để lướt mạng xã hội là nhiều hơn so với các hoạt động khác nên kết quả học tập vẫn còn ở mức trung bình. Vì thế để có thể tăng tỷ lệ về kết quả học tập lên khá thì cần có mức độ sử dụng phù hợp với từng mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học kinh tế huế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)