Phân tích yếu tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 49 - 52)

Sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.

3.5.2.1. Phân tích EFA cho các thang đo của biến độc lập

Kết quả EFA cho các thang đo của yếu tố văn hóa tổ chức được trình bày trong Bảng 3.11.

Bảng 3. 11. Kết quả EFA của thang đo thuộc yếu tố văn hóa tổ chức (lần 1)

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 TT1 .910 TT2 .567 .550 TT3 .734 TT4 .907 NT1 .877 NT2 .812 NT3 .865 NT4 .846 OD1 .841 OD2 .907 OD3 .849 NN1 .859 NN2 .899 NN3 .820 NN4 .906 Eigenvalue 5.947 2.49 2.158 1.406

% phương sai trích 39.645 16.602 14.384 9.376 Phương sai trích lũy kế 39.645 56.247 70.631 80.008

Giá trị KMO 0,769

Kiểm định Barlett

Chi–bình phương (2) 624,012

Bậc tư do (df) 105 Sig 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kết quả EFA lần 1 cho thấy biến quan sát TT2 của thang đo tôn trọng con người không đạt giá trị phân biệt và hội tụ, nằm trên yếu tố 3 và yếu tố 4. Tuy nhiên, hiệu số giữa trọng số tải 0,567 – 0,550 = 0,17 < 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2014) nên biến quan sát này bị loại. Kết quả EFA lần được thể hiện ở Bảng 3.12.

Bảng 3. 12. Kết quả EFA của thang đo thuộc yếu tố văn hóa tổ chức (lần 2)

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 TT1 .911 TT3 .759 TT4 .920 NT1 .878 NT2 .815 NT3 .866 NT4 .846 OD1 .846 OD2 .913 OD3 .853 NN1 .850 NN2 .904 NN3 .816

NN4 .907

Eigenvalue 5.661 2.278 2.140 1.371

% phương sai trích 40.434 16.269 15.287 9.791 Phương sai trích lũy kế 40.434 56.703 71.990 81.781

Giá trị KMO 0,756

Kiểm định Barlett

Chi–bình phương (2) 590,484

Bậc tư do (df) 91 Sig 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.12 cho thấy giá trị KMO = 0,756 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 4 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,371 >1 và phương sai trích lũy kế 81,781% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát có trọng số đạt yêu cầu (> 0,5).

Như vậy, thang đo các thành phần của yếu tố văn hóa tổ chức đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.

3.5.2.2. Phân tích EFA cho thang đo sự gắn kết với tổ chức của nhân viên Bảng 3.13 cho thấy giá trị KMO = 0,830 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000 < 0,05. Kết quả EFA cho thấy có 1 yếu tố được rút trích tại giá trị eigenvalue là 3,518 >1 và phương sai trích lũy kế 70,363% > 50%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu. Các biến quan sát đo lường thang đo sự gắn kết với tổ chức có trọng số tải đạt yêu cầu (> 0,5). Như vậy, thang đo này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt.

Bảng 3. 13. Kết quả EFA của thang đo sự gắn kết với tổ chức

Biến quan sát Yếu tố 1

GK1 .786

GK2 .794

GK4 .842

GK5 .835

Eigenvalues 3,478 % phương sai trích 69,559 Phương sai lũy kế 69,559

Giá trị KMO 0,823 Kiểm định Barlett

Chi–bình phương (2) 159,144 Bậc tư do (df) 10 Sig 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Nhận xét chung về các thang đo sau khi đánh giá sơ bộ thang đo:

Sau khi kiểm định mẫu nhỏ là 55 nhân viên với phần mềm SPSS 23, hầu hết các thang đo đề cập trong mô hình lý thuyết đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Vì vậy, các biến quan sát này được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát chính thức để xem xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)