Một số giải pháp phát huy và bảo tồn biệt thự pháp ở

Một phần của tài liệu so164in_THBB (Trang 28 - 30)

và bảo tồn biệt thự pháp ở Hà Nội

Biệt thự Pháp được xem là những giá trị vật thể cụ thể, phản ánh lịch sử kiến trúc một giai đoạn hình thành Thủ đô và đối với nhiều ngưòi Hà Nội, biệt thự cổ không chỉ đứng số một về mặt kinh tế mà còn hàm chứa những giá trị không thể đo đếm

về lịch sử, văn hóa, kiến trúc... Thực tế cho thấy, đa phần biệt thự cũ nằm trong khu vực lõi trung tâm thành phố, tọa lạc ở những khu đất có giá trị cao nên có rất nhiều sức hút, đặc biệt là sức hút sử dụng đất đai. ở khía cạnh phát triển kinh tế, việc phá hủy các biệt thự cũ để sử dụng đất vào các mục đích thương mại khác sẽ mang lại giá trị kinh tế to lớn, tuy nhiên, điều này sẽ đánh mất những giá trị về lâu dài.

Trước sức ép của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế, công tác quản lý, duy tu, tôn tạo các biệt thự cũ chịu rất nhiều thách thức. Các biệt thự cũ đang dần bị chia cắt, cơi nới hay phá dỡ xây mới và chuyển đổi công năng để thuận tiện cho việc sinh hoạt, hay kinh doanh buôn bán của chủ sở hữu. Tuy nhiên, do cách làm tùy tiện, vấn đề cơi nới, phá dỡ và xây mới biệt thự cũ gây ảnh hưởng không nhỏ kết cấu của cả tòa nhà và có xu hướng phá vỡ không gian kiến trúc trong khu vực.

Do đó, để bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị di sản là những ngôi biệt thự Pháp cổ cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

Đ Ư A N G H Ị Q U Y Ế T Đ Ạ I H Ộ I Đ Ả N G V À O C U Ộ C S Ố N G

Một là, rà soát, đánh giá, tổng họp và xác định rõ những biệt thự đáng giữ

Cần phải đánh giá giá trị của di sản theo những tiêu chí cụ thể, như: giá trị lịch sử văn hóa, chính trị; giá trị về nghệ thuật kiến trúc; giá trị về quy hoạch cảnh quan đô thị; tính nguyên bản; công năng sở hữu... Tù đó phân nhóm các nhóm 1, 2, 3 để phân loại biệt thự theo nguyên tấc thẩm định nhằm tiến hành bảo tồn, tôn tạo hoặc sửa chữa, phá dỡ theo quy định.

Trường họp biệt thự bị hư hỏng nặng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ thì phải được các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra, có báo cáo thẩm định tình trạng hư hỏng và cấp Giấy phép xây dựng. Đồng thời, khi tháo dỡ công trình cũ và xây dựng lại, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ đúng kiểu dáng, kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và tuân thủ quy hoạch (mật độ, số tầng cao) của biệt thự cũ.

Riêng vói nhóm 3, những nhà đã xuống cấp, nằm trong danh mục nhà nguy hiểm, chính quyền thành phố sẽ giao các cơ quan liên quan lập phương án di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để tổ chức sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng lại theo quy định.

Hai là, hoàn thiện quy chế chi tiết quản lý nhà biệt thự cổ

Cần khẩn trương tiến hành điều tra, khảo sát để hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến các khu biệt thự phục vụ cho công tác bảo tồn, sửa chữa. Nếu không có hồ sơ gốc của ngôi nhà thì không thể biết rõ kết cấu của nó.

Bên cạnh đó, các biệt thự cũ khi tiến hành sữa chữa cải tạo cả về nội thất lẫn ngoại thất, khuyến khích cải tạo bên trong nhưng không làm thay đổi kết cấu công trình và giữ nguyên hình dạng, cấu tạo kiến trúc bên ngoài.

Khi tiến hành sửa chữa, cần lựa chọn giải pháp cải tạo phù hợp vói hình thức sở hữu (sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nưóc, sở hữu đan xen), bố cục hài hòa vói không gian xung quanh (sân vườn, tiểu cảnh, không

gian kiến trúc). Nếu có thay đổi cửa sổ, cửa chính, màu sơn (vôi, sơn, chất liệu mới) cần chú ý tói tính tương đồng so vói nguyên bản.

Ví dụ, đối vói nhà biệt thự nhóm 1, trường họp cải tạo, sửa chữa phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự. Việc cải tạo không đưọc làm thay đổi công năng, tính chất sử dụng ban đầu của nhà biệt thự. Trường họp bảo trì mà có thay đổi về màu sắc, vật liệu thì phải đưọc chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đối vói các biệt thự thuộc nhóm 1 và 2, tuyệt đối không đưọc thực hiện thay đổi kết cấu công trình hay phá dỡ biệt thự.

Ba là, cần có cơ chế quy hoạch tổng thể cho khu biệt thự cổ

Cần phải có giải pháp mang tính quy hoạch tổng thể, theo đó, các khu biệt thự Pháp cổ phải đưọc sắp xếp đồng bộ trong cấu trúc thống nhất, hài hòa vói cảnh quan xung quanh, đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đô thị.

Nhà biệt thự công vụ phải thực hiện đúng công năng theo quy định của pháp luật về quản lý nhà ở. Thành phố nên ban hành các quy định nghiêm cấm làm thay đổi quy hoạch (mật độ xây dựng, số tầng và độ cao), kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng của biệt thự. Đồng thời, nghiêm cấm chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung trong nhà biệt thự dưói mọi hình thức. Không thể bảo tồn vài ba căn biệt thự xập xệ, xuống cấp nằm "lọt thỏm" giữa những khu cao ốc, hoành tráng hiện đại.

Các hành vi gây tiếng ồn, làm ảnh hưởng trật tự, trị an nhà biệt thự cũng bị nên cho vào danh mục cấm. Ngoài ra, sẽ không đưọc phép nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu chung cũng như không đưọc cho phép kinh doanh các dịch vụ gây tiếng ồn hoặc làm ô nhiễm môi trường cũng cần tính đến trong bài toán quản lý, bảo tồn khu nhà Pháp cổ.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở

Ngoài những nguyên nhân do tác động của thời gian và hoạt động của con người trong quá trình sử dụng, tình trạng xuống cấp của nhiều khu nhà biệt thự cổ còn xuất phát tù sự quản lý thiếu chặt chẽ, thậm chí buông lỏng, không hiệu quả, để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng. Sự phối hợp giữa lực lượng Thanh tra xây dựng chuyên ngành vói chính quyền cơ sở chưa tốt, không xử lý kịp thời và kiên quyết các vi p h ạ m .

Do đó, Hà Nội cần tiếp tục thẩm định, lập danh mục; nghiên cứu thí điểm việc dùng ngân sách Nhà nước hoặc giao cho đầu mối như Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội mua lại của các chủ sử dụng đan xen với trụ sở cơ quan, nhà biệt thự có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa gấn với lịch sử Thủ đô, đất nước đã xuống cấp để bảo tồn, tôn tạo lại theo nguyên trạng ban đ ầ u . Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt đối với trường hợp tự phá dỡ, làm biến dạng, xây dựng mới nhà biệt thự không đúng quy định. Rà soát và xử lý các công trình vi phạm cơi nới, lấn chiếm, xây dựng trái phép đang tồn tại trong khuôn viên biệt thự thuộc danh mục quản lý theo Đề án bảo tồn.

ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn cần minh bạch thông tin xử lý sai phạm, cũng như công khai nguồn gốc, hiện trạng sử dụng quỹ nhà biệt thự để Ban Công tác Mặt trận khu phố, Ban Thanh tra nhân dân có điều kiện giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở liên quan đến công tác quản lý quỹ nhà biệt thự cổ. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.»*

Một phần của tài liệu so164in_THBB (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)