nước khác ủng hộ Việt Nam
Khi Mỹ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhân dân nhiều nưóc ở châu Âu và các nưóc khác đã sôi nổi tập hợp lực lượng đấu tranh ủng hộ Việt Nam, phản đối sự xâm lược của Mỹ. Các tổ chức và phong trào đó bao gồm cả nhân dân và lực lượng cánh tả ở châu Âu đặc biệt mạnh mẽ, hình thành các tổ chức để đấu tranh, ủng hộ Việt Nam cả về chính trị, tinh thần và vật chất. ở Anh có tói 5 tổ chức quần chúng rộng rãi và nghề nghiệp ủng hộ Việt Nam. ở Đức (Tây Đức) có Hội hành động giúp đỡ Việt Nam và các tổ chức khác. Tại Pháp có hàng chục tổ chức được lập ra để hoạt động ủng hộ Việt Nam. ở Thụy Điển có ủy ban Thụy Điển vì Việt Nam và nhiều tổ chức khác trong đó có Nhóm ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Các tổ chức nêu trên chú trọng quyên góp về vật chất gửi sang Việt Nam. Tổ chức Thầy thuốc Anh vì Việt Nam từ 1965-1972 đã trao cho Việt Nam 193.000 bảng Anh, gần 5 tấn dụng cụ y tế, hàng trăm lít máu. Phong trào nhân dân Tây Đức góp được 3,5 triệu DM giúp Bệnh viện Nhi Hải Phòng. ở Pháp, trong 3 năm 1968 1971 đã quyên góp 661 triệu FF, tương đương 1,3 triệu USD và 2 chuyến hàng hóa trị giá 1,6 triệu USD. Thụy Điển những năm 1969 1973 quyên góp được 16 triệu curon (gần 4 triệu USD).
Các phong trào đấu tranh diễn ra rộng lón. Tháng 4/1965 đợt đấu tranh ở Tây Đức đã thu hút 130.000 người tham gia. Ngày 1/5/1965, Tây Berlin đấu tranh thu hút 70.000 người tham gia và có 100.000 chữ ký đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, chấm dứt ném bom Bấc Việt Nam. Năm 1966, ở Tây Đức có 140.000 và và năm 1968 có 300.000 người đi bộ vì hòa bình.
Một số diễn đàn quốc tế ủng hộ Việt Nam đã được tổ chức. Đại hội thế giói vì Việt Nam họp nhiều lần trong các năm 1969, 1970, 1971 ở Stockholm (Thụy
Điển). Đại hội thế giói vì hòa bình họp ngày 21/6/1969 tại Berlin kêu gọi tổ chức nhiều chuyến tàu từ châu Âu sang Việt Nam. Đại hội quốc tế bất thường tháng 2/1972 ở Roma (Italy) "Đoàn kết vói Đông Dương" vói sự tham gia của 54 tổ chức trên thế giói. Cuộc gặp gỡ của thanh niên, sinh viên thế giói ở Helsinki ngày 23-27/8/1969 vói 215 tổ chức quốc gia tham gia và 17 tổ chức quốc tế. Hội nghị quốc tế về y học họp ở Pháp ngày 5/2/1971 vói 100 bác sĩ của 20 nưóc có sự phối hợp của ủy ban châu Âu để giúp đỡ y tế cho Việt Nam. Ngoài tòa án quốc tế Bertrand Russell, Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế còn có tổ chức Hội nghị luật gia thế giói tháng 7/1968 tại Grenoble.
Nhiều nhân vật nổi tiếng ở các nưóc thuộc các tổ chức và xu hưóng chính trị khác nhau đã tích cực hoạt động ủng hộ Việt Nam: Hội hữu nghị Pháp-Việt do Ch.Fournian, nhà sử học, nhà báo Cộng sản làm Chủ tịch; Jean Michael, nữ đảng viên Đảng Cộng sản Anh; Tohn Takman, Đảng Cộng sản Cánh tả Thụy Điển. Đặc biệt có Madeleine Riffaud đã cùng nhà báo Australia W.Burchett năm 1964 có chuyến đi vào vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và bà đã viết cuốn sách Dans le marquis de Viet Cong (Trong bưng biền Việt Cộng). Các Đảng Cộng sản Anh, Pháp, Tây Ban Nha đều ra nghị quyết ủng hộ Việt Nam.
Các nưóc Lào, Campuchia cùng Việt Nam tăng cường đoàn kết trong cuộc đấu tranh giải phóng. Hội nghị caaos cao nhân dân ba nước Đông Dương ngày 24/4/1970 họp ở Quảng Châu (Trung Quốc) biểu thị tình đoàn kết chiến đấu vói sự tham gia của Nonodom Sihanouk, Xuphanuvong, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng. Liên Xô, Trung Quốc và các nưóc xã hội chủ nghĩa đã tích cực giúp đỡ và ủng hộ về mọi mặt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nưóc của nhân dân Việt Nam. Ngày 8/2/1965, nhân dân Liên Xô mít tinh lón ở thủ đô Matxcơva ủng hộ Việt Nam. Tại Trung Quốc, ngày 22/7/1966, một triệu nhân dân ở Bấc Kinh mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi Không có gì quý hơn độc lập, tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 10/1967, nhân dân Cu Ba ở thủ đô La Habana hưởng ứng tuần quốc tế phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam vói tinh thần Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình. Các thủy thủ Cu Ba đã trụ lại ở cảng Hải Phòng mùa hè 1972 cùng Việt Nam chiến đấu. Tháng 9/1973, Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro thăm vùng giải phóng miền Nam ở Quảng Trị.
Có được sự ủng hộ, giúp đỡ to lón, có hiệu quả của đồng chí, bạn bè và nhân dân nhiều nưóc trên thế giói, trong đó có nhân dân Mỹ là nhờ kết hợp được nhiều nhân tố. Một là, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa vì độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nưóc Việt Nam. Tính chất chính nghĩa và quyền dân tộc chính đáng đó có sức lan tỏa, thu phục lương tâm và tình cảm của các dân tộc trên toàn thế giói. Mọi hành vi xâm lược, áp đặt, xâm phạm đến độc lập, lợi ích quốc gia, dân tộc khác cần phải bị lên án và ngăn chặn. Hai là, Đảng, Nhà nưóc Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và không ngừng hoàn thiện đường lối kháng chiến đúng đấn, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, kết hợp đánh và đàm; nêu cao ý chí, quyết tâm giành, bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc, đồng thời tỏ rõ thiện chí hòa bình. Cuộc kháng chiến ngày càng phát triển vói những thấng lợi to lón, nêu tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ Việt Nam, một dân tộc có truyền thống văn hiến. Điều đó có ý nghĩa quan trọng để nhân dân các nưóc khâm phục và tích cực ủng hộ Việt Nam. Ba là, tăng cường thông tin và tuyên truyền đối ngoại làm cho nhân dân Mỹ và nhân dân thế giói hiểu rõ bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Phân biệt rõ các thế lực hiếu chiến, xâm lược của chính quyền Mỹ vói nhân dân Mỹ yêu chuộng hòa bình, công lý. Trong sự nghiệp kháng chiến oanh liệt, luôn luôn kết hợp chặt chẽ nhân tố dân tộc và nhân tố thời đại, kết hợp sức mạnh trong nưóc và sức mạnh giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài.»*
N H Â N V Ậ T - S Ự K I Ê N