Trí thức miền Nam đấu tranh chống chính sách

Một phần của tài liệu so164in_THBB (Trang 62)

tranh chống chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Xứ ủy Nam bộ đã chú trọng lãnh đạo trí thức, đặc biệt là ở các đô thị. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, Ban Trí vận tăng cường vận động, tập hợp trí thức và đồng bào đô thị. Cuối năm 1956, Ban Trí vận chuyển thành Ban Trí thức - Tư sản vận. Tháng 11/1954, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn lập Ban Vận động học sinh sinh viên và giáo chức. Đầu năm 1959, Xứ ủy ra Chỉ thị xác định nhiệm vụ trước mất của công tác Mặt trận là tích cực xây dựng cơ sở nòng cốt trong các giới trung gian, phát triển

cơ sở đảng, đoàn trong học sinh, các tầng lóp, tăng cường vận động nhân sĩ, trí thức. Tháng 7/1960, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định thành lập Ban Thanh vận. Cuối năm 1960, Ban Thanh vận chuyển thành Ban Cán sự học sinh, sinh viên. Ban tập trung củng cố các cơ sở đã có, cử cán bộ, đảng viên vào các trường để gây dựng cơ sở mói. Do vậy, nhiều trường tư thục và công lập được chỉ đạo hoạt động.

Tháng 12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đòi. sự tham gia của nhiều nhân sỹ, trí thức có vị trí xã hội cao, có uy tín trong Đoàn Chủ tịch, trong Ban Thư ký đã góp phần lôi cuốn, tập hợp đông đảo dân chúng thuộc các đảng phái, tôn giáo, giai cấp, các giói, dân tộc và kiều bào sống xa Tổ quốc dưói ngọn cờ đoàn kết dân tộc. Chỉ thòi gian ngấn, Mặt trận đã có đại diện trong Ban Chấp hành 11 tổ chức quốc tế, có quan hệ ngoại giao vói 18 nước; có 26 tổ chức quốc tế, đảng, tổ chức xã hội ở nhiều nưóc công nhận.

Mặt trận tư tưởng, văn hóa được đẩy mạnh. Ban Vận động Đại hội văn hóa dân tộc thành lập. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa tuy âm thầm nhưng vô cùng gay gất, quyết liệt và đã đóng góp quan trọng vào cuộc kháng chiến: "Các anh chị em văn sĩ cách mạng cố gấng lấy báo chí làm chiến trường, ở đó có những trận đánh, có những chiến dịch, khi ấy các anh chị em ký giả có ý thức rằng mình không đi bưng biền, không ra chiến khu nhưng vẫn tham gia kháng chiến. Họ kết thành một đội ngũ cầm bút. Bằng ngòi bút họ đánh địch. Họ soi sáng cho đồng bào. Họ cũng chịu những đòn khủng bố, bị bất, bị tù, bị ám sát nữa"3.

Cuộc đấu tranh chống văn hóa đồi trụy, suy đồi, tư tưởng vọng ngoại do giáo chức làm nòng cốt, vói các khẩu hiệu Bảo vệ nhân phẩm nữ, Bảo vệ nhân phẩm giáo viên. Nhiều triển lãm, biểu diễn văn nghệ đề cao giá trị

truyền thống dân tộc lôi cuốn đông đảo người dân tìm hiểu về dân tộc. Tháng 11/1966, Đoàn văn nghệ sinh viên, học sinh ra đời. Trong dịp Tết Mậu Thân, ngày 24 Tế't, học sinh, sinh viên đã tổ chức Đại hội văn nghệ mừng Tết Quang Trung, thu hút trên 12 nghìn người tham gia.

Từ năm 1970, phong trào trong các trường học phát triển mạnh, nhiều hoạt động văn nghệ vói các thể loại ca múa nhạc kịch dân tộc, nội dung thể hiện nguyện vọng hòa bình, độc lập, tư do được tổ chức, như vở kịch Diên Hồng, điệu múa Tiếng trống hào hùng. Trí thức, các nhà giáo, văn nghệ sỹ tích cực đấu tranh chống văn hóa ngoại lai, đồi trụy. Năm 1958, nhà giáo, nhà nghiên cứu Thiên Giang Trần Kim Bảng và vợ là nữ sĩ Vân Trang đã sáng lập Hội Bạn trẻ Việt Nam, thành lập "Tủ sách tân giáo dục", nhằm truyền bá tư tưởng giáo dục mói, nếp sống lành mạnh cho thanh thiến niên. Trí thức có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc truyền thống. Năm 1964, Hội bạn Bạn trẻ em Việt Nam xuất bản bán nguyệt san Hồn trẻ. Năm 1966, Hồn trẻ trở thành cơ quan ngôn luận công khai của Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định, góp phần bảo vệ tinh thần văn hóa dân tộc trong giói trẻ. Trên tờ Tin văn của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, các nhà giáo Lữ Phương, nhà văn Vũ Hạnh phản ánh nguyện vọng văn hóa của các thành phần tiêu biểu trong dân tộc, xây dựng phong trào văn hóa dân tộc, bài trừ văn hóa ngoại lai, đồi trụy.

Ngày 20/11/1966, tại Trường Quốc gia Âm nhạc, Hội Liên hiệp Giáo chức Việt Nam tổ chức thuyết trình đề tài "Hưóng về nền giáo dục dân tộc" trưóc 500 nhà giáo công, tư và đại diện các tổ chức, đoàn thể Công giáo; ra Tuyên ngôn "Giáo chức công tư lên tiếng về vai trò giáo dục", sau đó in trên báo Chánh đạo ngày 22/11/1966, lên án chính sách giáo dục phản động của Mỹ và tay sai.

Một phần của tài liệu so164in_THBB (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)