xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Vói sự quan tâm thường xuyên của Giáo hội và xã hội, số lượng tăng ni, phật tử và cơ sở tự viện ngày càng phát triển. Nhiều Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố cùng phật tử và nhân dân đã trùng tu, tôn tạo và xây dựng mói hàng nghìn ngôi chùa cảnh, chùa văn hóa khang trang, to đẹp. Trong hơn 35 năm qua, đã có hàng nghìn đầu kinh sách, văn hóa phẩm Phật giáo vói hàng chục triệu ấn phẩm được in ấn, phát hành trong toàn quốc. Nhiều tờ báo, tạp chí, Website của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố, các Tổ đình lón đã ra đời và đi vào hoạt động thiết thực, góp phần phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức nhân bản của Phật giáo và bản sấc văn hoá dân tộc trong đời sống xã hội.
Công tác phổ truyền các giá trị văn hoá, đạo đức Phật giáo được Giáo hội chú ý phát huy vói nhiều hội thi nhiếp ảnh, hội thi sáng tác thơ, văn, truyện, ký, triển lãm văn hóa Phật giáo tổ chức ở trong và ngoài nước, góp phần xây dựng nếp sống lành
mạnh, hưóng thiện và bài trừ mê tín hủ tục. Trên tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật gấn vói đạo lý truyền thống "Uống nưóc nhó nguồn" của dân tộc Việt Nam, các tỉnh thành hội Phật giáo trong cả nưóc đã hưóng dẫn tăng ni, phật tử tổ chức Đại lễ Vu lan báo ân báo hiếu trang nghiêm, long trọng gấn vói các hoạt động cụ thể như: Tổ chức nhiều lễ tưởng niệm, cầu siêu các anh hùng liệt sĩ, thăm và tặng quà các chiến sĩ nơi biên giói, hải đảo, giúp đỡ gia đình có công vói cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ,... Trung ương Giáo hội đã ban hành Thông bạch kêu gọi các chùa, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong toàn quốc của Giáo hội đồng loạt gióng lên 9 hồi chuông u minh vào lúc 6 giờ ngày 27/7 hằng năm. Qua đó, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các anh hùng liệt sĩ của dân tộc ta.
Vói tinh thần phát huy nền văn hoá nhân bản, đạo đức và mang đậm bản sấc văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam, Giáo hội đã thực hiện thành công các lĩnh vực của công tác văn hóa như:
+ Tham dự công tác tổ chức Đại lễ cung nghinh Phật ngọc, lễ Đại lễ cung nghinh Xá lợi Phật, Xá lợi Thánh Tăng và nhiều Đại lễ tưởng niệm các bậc tiền nhân có công trong việc mở mang bờ cõi Việt Nam.
+ Tổ chức thành công Khóa Bồi dưỡng kiến thức và các hoạt động Văn hóa Phật giáo tại Hòn Ngọc Việt, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tổ chức triển lãm về Văn hóa Phật giáo, văn nghệ để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; tổ chức Tuần lễ Văn hóa Phật đản Phật lịch. 2556 tại Huế; tổ chức triển lãm mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa... Phật giáo tại Thủ đô và các tỉnh, thành phố;
+ Tổ chức Lễ hội văn hóa Phật giáo vói nhiều chương trình mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo, như Lễ hội Quan Âm ở Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Bình Dương; Lễ hội Yên Tử tại chùa Trình, khu di tích
lịch sử Yên Tử Quảng Ninh, Lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian, chùa Đậu ở Hà Nội,...
Lễ hội văn hóa Khmer của đồng bào dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Dolta, Óck Ombok... tại các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều tổ chức biểu diễn 3 loại hình văn hóa Phật giáo dân tộc như Đua Ghe Ngo, Trống Sa Dăm và Nhạc Ngũ Âm, vừa bảo vệ và phát huy bản sấc văn hóa dân tộc, vừa góp phần làm phong phú món ăn tinh thần cho quần chúng nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt, ngày Rằm tháng Giêng, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói kinh Di Giáo, đây là một ngày lễ quan trọng đối vói Phật giáo Nam truyền; tổ chức Lễ xuất gia truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là tu báo hiếu vẫn được đồng bào dân tộc duy trì.