Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng

Một phần của tài liệu so164in_THBB (Trang 32 - 33)

gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, hộ quốc an dân

Ngay từ buổi đầu mói được truyền vào nưóc ta, Phật giáo đã được các bậc Tổ sư tiền bối tiếp thu một cách có chọn lọc, dựa trên các điều kiện cụ thể của nưóc nhà để hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh và tạo nên một đạo Phật rất Việt Nam gắn bó mật thiết không thể phân ly trong lòng dân tộc. Do sự tương đồng giữa giáo lý "Từ bi - Hỷ xả", "Cứu khổ cứu nạn" của đức Như Lai vói tư tưởng, tình cảm và truyền thống nhân văn của ngưòi Việt nên đạo Phật đã luôn gắn bó, đồng cam cộng khổ cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nưóc và giữ nưóc.

Đinh Tiên Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của nưóc Đại Cồ Việt độc lập tự chủ đã mòi Thiền sư Ngô Chân Lưu làm cố vấn trong công việc trị quốc. Để tỏ niềm tôn kính và đánh giá đúng công lao, vua đã ban hiệu "Khuông Việt Đại Sư" cho ngài. Hình ảnh Thiền sư Đỗ Pháp Thuận cải dạng thành ngưòi lái đò để tiếp sứ thần nhà Tống thật khó phai mò trong lòng ngưòi hậu thế - một hình ảnh đẹp, một sự hy sinh lón, một minh chứng cho tấm lòng vì nưóc, vì dân. Thòi Lý cũng đã có biết bao vị cao tăng đứng ra cùng vua chung lo gánh vác việc nưóc, như: Thiền sư Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông... Đặc biệt, mỗi lần lật lại trang sử vẻ vang của thòi Trần, chúng ta thật cảm động và khâm phục các vua Trần đã đoàn kết

toàn dân, vua tôi hoà hợp, quyết tâm bảo vệ giang sơn cẩm tú, ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược. Một Trần Thái Tông anh minh và đức hạnh, hành xử viên dung cả đòi lẫn đạo; một Tuệ Trung Thượng Sĩ vói tâm hồn siêu thoát đã hoà mình trong cuộc đòi và đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, một anh hùng dân tộc, nhà văn hoá lón, đồng thòi là ngưòi khai sáng phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, thiền phái mang đậm bản sắc của Phật giáo Việt Nam. Vói sự gắn bó mật thiết giữa Phật giáo và Dân tộc nên từ vua quan đến nhân dân, ai ai cũng tôn trọng Tam bảo và lấy giáo lý đạo Phật làm phương cách hành xử trong cuộc sống. Vì thế, sau luỹ tre làng luôn ẩn hiện những ngôi chùa vừa uy

nghiêm vừa gần gũi, một hiện hữu không thể thiếu trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Trong một thòi gian dài, ngôi chùa không chỉ là chỗ dựa tâm linh cho con ngưòi, nơi giáo dục về đạo đức và văn hoá mà còn là nơi đào tạo nhân tài phục vụ đất nưóc và đoàn kết lòng dân.

Trong hai cuộc kháng chiến trưòng kỳ của dân tộc, Phật giáo Việt Nam lại tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đồng hành cùng dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nưóc nhà. Nhiều quý vị tăng ni, phật tử đã trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng như các hoà thượng Thiện Chiếu, hoà thượng

D I Ễ N Đ À N Đ Ạ I Đ O À N K Ế T T O À N D Â N T Ộ C

Chủ tịch Ủy ban Trung ương M ặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam tông và kiều bào Thái Lan,

tháng 3/2017. ẢNH: THÀNH TRUNG

Thích Minh Nguyệt, hoà thượng Thích Thiện Hào... Trong lúc đất nưóc lâm nguy, hòa thượng Thích Thế Long ở chùa Cổ Lễ (Nam Định), đã một lúc làm lễ "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" cho 27 vị tu sĩ Phật giáo trở thành những chiến sĩ cách mạng. Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu phản đối Mỹ - Diệm để nêu cao hạnh nguyện đại hùng, đại lực của Đức Thích Ca Mu Ni Phật, phụng sự đất nước, phục vụ chúng sinh... Hình ảnh các vị cao tăng thạc đức đáp ứng tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, sát cánh cùng toàn dân đánh giặc cứu nưóc, dẫn dắt dân tộc đến thống nhất, độc lập và hoà bình. Trong lao động sản xuất, thực hiện nếp sống đạo đức văn hoá, nhiều quý vị tăng ni, phật tử đã trở thành những ngưòi tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân... Đó là những minh chứng cho tinh thần yêu nưóc chân chính của Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc.

Kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đòi, tính đến nay đã có 40 vị chức sắc Phật giáo tham gia làm đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá XIV. Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đến nay đã có 24 vị chức sắc Phật giáo tham gia làm đại biểu Quốc hội, trong đó Hoà thượng Thích Thế Long được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII (1981 - 1987), Hoà thượng Thích Thiện Hào được tín nhiệm bầu vào Uỷ ban Thưòng vụ Quốc hội khoá VI, khoá VII. Nhiều vị hoà thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư và các tăng ni, phật tử đã tham gia học tập, tiếp thu các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nưóc, Chương trình hành động của Mặt trận.

Trong 35 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cùng toàn thể tăng ni, phật tử khắc phục nhiều khó khăn, thử thách, thực hiện tinh thần "Phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật" và kiên trì phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", Giáo hội tiếp tục đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng

chính là tiếp tục phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân" của Phật giáo Việt Nam trong thòi kỳ mói, góp phần xây dựng đất nưóc ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Một phần của tài liệu so164in_THBB (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)