1.1.1 .Khái niệm
1.4. Những rủi ro phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
1.4.1. Rủi ro trong quá trình đàm phán
Thứ nhất, công tác chuẩn bị : (thu thập thông tin về thị trường, về đối tượng kinh doanh, về đối tác, về đối thủ cạnh tranh...) trước khi đàm phán không tốt thì chủ thể tham gia đàm phán làm cho việc đàm phán kéo dài. Công tác tìm hiểu về đối tác vô cùng quan trọng, việc xác định kỹ lưỡng các thông tin đối tác góp phần chủ đạo trong thành công của cuộc đàm phán, cần thiết phải tìm hiểu và đánh giá thật sát đối tác, tìm hiểu mục tiêu của đối tác, ngưỡng cao nhất, thấp nhất của từng vấn đề đàm phán mà đối tác có thể thỏa thuận, xác định chính xác người có quyền quyết định bên phía đối tác... (Đối với đối tác nước ngoài còn cần tìm hiểu về văn hoá, truyền thống, tập quán, phong cách thương thuyết của đối tác và đặc biệt phải có phương án để hóa giải sự bất đồng ngôn ngữ với đối tác nhằm đạt được mục tiêu đàm phán cao nhất).
Thn hai, nhân sự cho đàm phán: người được giao trọng trách đàm phán không có khả năng giao tiếp tốt, khả năng thuyết phục cao, biết lượng sức mình và sức đối tác để đạt đến mục tiêu đề ra thì hai bên khó tìm ra các điểm chung giúp cho cuộc đàm phán thành công.
Thứ ba, soạn thảo hợp đồng: Khi đàm phán, các bên có thể thỏa thuận các nội dung theo hợp đồng mẫu, tuy nhiên không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, nội dung hợp đồng mẫu không phải lúc nào cũng phù hợp và đầy đủ với tất cả các loại giao dịch, nó thường thừa hoặc thiếu đối với một thương vụ cụ thể. Vì thế nếu các bên chỉ dựa vào các mẫu hợp đồng đó để ký hợp đồng chính thức thì dễ bị thiếu, bị bỏ sót, bỏ qua nội dung đàm phán cụ thể hoặc bị thừa các nội dung mà sẽ không bao giờ phát sinh hoặc xảy ra đối với trường hợp giao dịch cụ thể của hợp đồng.
Ở các nước phát triển, hầu hết các doanh nghiệp luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký kết HĐTM, họ thường soạn thảo rất chi tiết, chặt chẽ và dự liệu cả những tình huống hiếm khi xảy ra, trong khi đa số các doanh nghiệp của Việt Nam chưa
quan tâm nhiều đến quy trình soạn thảo và ký kết HĐTM, vẫn sử dụng những mẫu hợp đồng có sẵn, đơn điệu, thiếu khuyết và thậm chí không cập nhật kịp thời thay đổi của pháp luật hiện hành. Hậu quả là khi thực hiện hợp đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường bị thua khi kiện tụng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, có thể do văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là trọng tín hơn trọng lý, quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ… đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết pháp luật và kỹ năng soạn thảo HĐTM còn yếu, thiếu.