Kiến nghị về Quy chế, Quy định của Tập đoàn Điện Lực Việt nam và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty nhiệt điện uông bí (Trang 91 - 94)

công ty Phát điện 1

(i) Kiến nghị đối với Quy chế của Tập đoàn Điện Lực Việt nam

Hiện nay, cùng với việc hoàn thiện các bộ luật, các nghị định quy định của Chính phủ ngày ngày hoàn thiện về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Việc xây dựng các quy chế , quy định về công tác đầu thầu và mua sắm được Tập đoàn điện lực Viêt nam, Tổng công ty Phát điện 1 đã quan tâm chú trọng nên các quy chế , quy định khá rõ ràng, chi tiết và đầy đủ. Việc sắp xếp các các quy

định rời rạc tập trung vê quy chế về công tác quản trị, quy chế về công tác đấu thầu , thuận lợi cho việc tra cứu và áp dụng như: Quy chế về công tác quản trị trong Tập đoàn Điện lực Việt nam ban hành theo QĐ 328/QĐ-EVN ngày 28/8/2018, Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo QĐ 126 /QĐ-EVN ngày 26/7/2017.

Các quy định của Tập đoàn và Tổng công ty đã cụ thể hơn, chi tiết hơn đối với các điều Luật quy định chưa rõ ràng và phù hợp hơn với đặc thù ngành điện.

Tuy nhiên, qua phân tích tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty trong thời gian vừa qua, tôi thấy rằng có 02 nội dung liên quan đến quy chế, quy định cần xem xét lại và có sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Thứ nhất, Quy chế liên quan đến chuẩn bị giao kết hợp đồng, đó là việc xác định giá các gói thầu của các công trình sửa chữa lớn để phát hành HSMT đưa ra công chúng hoặc gửi đến các nhà thầu nhất định để mời tham gia dự thầu. Giá gói thầu được thiết lập trên cơ sở dự toán. Hiện nay , Tổng công ty Phát điện 1 đang yêu cầu các đơn vị phụ thuộc thực hiện lập trên cơ sở “Bộ định mức SCL thiết bị Tổ máy Nhiệt điện đốt than công suất 300MW” theo QĐ số 22/QĐ-EVN ngày 31/01/2018. Đây là Bộ định mức được xây dựng trên cơ sở sửa chữa hệ thống thiết bị Nhà máy điện mới, công nghệ Nhật của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn. Nhưng áp dụng cho tất cả các Nhà máy khác là không phù hợp. Với Công ty Nhiệt điện Uông Bí có Tổ máy 300MW do Tổng thầu trong nước là Tổng công ty lắp máy Việt nam xây dựng từ 2002 với công nghệ của các nước trong khối G7, năm 2009 bàn giao thương mại có điều kiện (bàn giao những vẫn còn một số khiếm khuyết). Tổ máy 330MW do Tổng thầu Chengda của Trung Quốc xây dựng, lắp đặt từ năm 2008 đến 15/4/2013 bàn giao thương mại có điều kiện. 2 Tổ máy với công nghệ lạc hậu, thời gian sử dụng đã dài hơn thì việc sửa chữa sẽ khó khăn hơn và tốn kém chi phí hơn. Khi đưa định mức theo QĐ 22/QĐ-EVN vào để xác định dự toán sửa chữa và đưa ra giá gói thầu thì có nhiều công trình không có nhà thầu nào tham gia do giá thấp.

Do đó đề xuất sửa đổi bổ sung đối với Bộ định mức theo QĐ 22/QĐ-EVN thì phải bổ sung thêm hệ số đối với các Nhà máy có công nghệ kém hơn và thời gian sử

dụng lâu hơn so với Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn để có thể thu hút sự quan tâm của các nhà thầu sửa chữa vì không sửa chữa được Tổ máy thì không có thiết bị để vận hành sản xuất điện trong khi nhu cầu phụ tải ngày càng cao.

Thứ hai, Quy chế liên quan đến công tác giao kết là Điều 12, khoản 3 Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo QĐ 126 /QĐ-EVN: Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu tham gia hoặc chỉ có 1 nhà thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật thì hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại (trừ trường hợp đặc biệt báo cáo HĐTV EVN xem xét, quyết định).

Do quy định tại quy chế này nên năm 2018, 2019 Công ty Nhiệt điện Uông Bí phải hủy thầu rất nhiều gói. Tình trạng này không chỉ xảy ra tại Uông Bí mà tại các đơn vị nhiệt điện trong EVN cũng gặp tình trạng như trên. Các gói thầu dù giá trị lớn hay nhỏ đều xuất hiện tình trạng trên. Nguyên nhân đầu tiên phải giải quyết là sử đổi, bổ sung định mức như đã nêu ở trên thì việc phân cấp báo cáo đối với gói thầu có 1 nhà thầu tham gia cũng cần thay đổi, không thể tất cả các gói thầu trên đều phải báo cáo và xin ý kiến EVN vì rất mất thời gian do phải báo cáo Tổng công ty, sau đó Tổng công ty báo cáo EVN.

Do đó, đề xuất của tác giả là phân cấp theo giá trị gói thầu, với gói có giá trị trên 10 tỷ báo cáo EVN, gói có giá trị từ 5-10 tỷ báo cáo Tổng công ty, gói có giá trị dưới 5 tỷ thì Giám đốc Công ty quyết định. Người ra quyết định xem xét tính chất của gói thầu, xác định tính công khai minh bạch để quyết định và chịu trách nhiệm về việc hủy hay chấp nhận hồ sơ của nhà thầu để xét bước tiếp theo tiến tới ký hợp đồng nếu HSDT đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa ra của HSMT để tiết kiệm thời gian nếu thấy phù hợp.

(ii) Kiến nghị đối với Quy định của Tổng công ty Phát điện 1

Công ty với máy móc thiết bị thường xuyên xảy ra sự cố, khi xây dựng xong dự án chỉ được nghiệm thu thương mại có điều kiện, một số thông số kỹ thuật chưa đạt đúng theo thiết kế . Tuy nhiên, dự án vẫn phải vận hành để phát điện, vừa vận hành vừa phục hồi, cải tạo, khắc phục sửa chữa các khiếm khuyết do đó các sự cố

thiết bị thường xuyên phát sinh vì vậy việc mua sắm phục vụ sự cố phát sinh cũng nhiều.

Tuy nhiên theo quy định về phân cấp số 341/QĐ-EVNGENCO1 ngày 25/12/2015 thì thẩm quyền phê duyệt kế hoạch LCNT là Tổng công ty phê duyệt tất cả các gói thầu trên 30 triệu đồng. Như vậy khi phát sinh nhu cầu mua sắm Công ty phải làm hồ sơ trình lên TCT về lý do mua sắm, danh mục mua sắm, giá trị mua sắm, hình thức lựa chon nhà thầu. Tổng công ty xem xét, yêu cầu làm rõ và ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch LCNT. Sau đó về Công ty mới triển khai tổ chức lập HSMT/HSYC , thông báo cho nhà thầu hoặc thông báo trên mạng .. tùy theo hình thức lựa chọn nhà thầu do Tổng công ty phê duyệt do đó việc mua sắm cung cấp vật tư phục vụ cho sửa chữa vô cùng mất thời gian từ 30 ngày trở lên, đối với vật tư đặc chủng thì càng mất thời gian vì không có sẵn trên thị trường nhà thầu phải làm thủ tục nhập khẩu , ảnh hưởng lớn đến việc khắc phục khiếm khuyết của tổ máy và mất cơ hội tham gia thị trường điện ở thời điểm giá thị trường cao.

Do đó đề xuất phải thay đổi lại sự phân cấp cho đơn vị chủ động mua sắm hàng hóa vật tư nhất là đối với vật tư phục vụ sửa chữa. Mức phân cấp cho đơn vị phê

duyệt có thể là dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty nhiệt điện uông bí (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)