Kiến nghị đối với Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty nhiệt điện uông bí (Trang 94 - 109)

Kiến nghị thứ nhất: thành lập bộ phận Pháp chế trong đó có nhân lực chuyên môn hóa về Luật kinh tế

Để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM, rất cần thiết thành lập một bộ phận, hoặc phòng pháp chế chuyên nghiên cứu sâu các quy định của pháp luật nói chung, trong đó có các quy định liên quan pháp luật thương mại Việt Nam, quy định của pháp của các nước đối tác, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để từ đó tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc ký kết và thực hiện các HĐTM.

Bộ phận pháp chế của Công ty sẽ là cơ quan thường trực cùng với các phòng ban chuyên môn giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh (nếu có) thông qua thương lượng, hòa giải.

Trường hợp có phát sinh các tranh chấp phải giải quyết trước tòa án hoặc trọng tài thì bộ phận hoặc phòng pháp chế của Công ty sẽ là đơn vị chuyên môn tập trung thu thập, phân tích các chứng cứ, tham mưu giúp Công ty thắng kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty.

Bộ phận pháp chế của Công ty phải bao gồm những nhân lực được đào tạo bài bản theo ngành Luật, có chuyên môn sâu về các chuyên ngành Luật, có hiểu biết rộng về các lĩnh vực, có trình độ ngoại ngữ giỏi, chịu khó trau dồi kiến thức và kỹ năng làm việc theo ngành ... có như vậy mới tham mưu giúp việc tốt cho lãnh đạo Công ty trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có các hoạt động thương mại.

Trong mỗi doanh nghiệp, việc hiểu biết pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Những doanh nghiệp có riêng một bộ phận pháp chế tốt, chuyên đi sâu nghiên cứu luật pháp và tư vấn tham mưu kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp sẽ tự tin và an tâm hơn khi tham gia ký kết và thực hiện các HĐTM và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó doanh nghiệp cũng phát triển bền vững hơn. Vì thế ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp thành lập riêng một bộ phận pháp chế.

Với xu thế này, Công ty nên sớm quan tâm thành lập bộ phận pháp chế riêng cho mình để xem xét, đánh giá và tư vấn các vấn đề về pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt các vấn đề pháp lý trước khi giao kết và thực hiện các loại HĐTM.

Kiến nghị thứ hai : Xây dựng quy định thưởng, phạt, cơ chê làm việc đối với các CBCNV liên quan đến các bước giao kết và thực hiện hợp đồng là thành viên các tổ chuyên gia và tổ thẩm định.

Tổ chuyên gia lập HSMT, chấm thầu. Tổ thẩm định thẩm định lại HSMT, KQLCNT của Tổ chuyên gia. Như các phần trên đã nêu tầm quan trọng của việc lập HSMT, chấm xét thầu cũng như công tác thẩm định lại. Trong khi, hiện nay các cán bộ trong Tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định là kiêm nhiệm nên công việc chuyên môn của từng người thường được giải quyết trước nên đôi khi việc chấm thầu hoặc

thẩm định bị chậm ảnh hưởng đến tiến độ lựa chọn nhà thầu và ký kết các hợp đồng nhất là các hợp đồng phục vụ sửa chữa theo chu kỳ.

Do đó để các công tác này có chất lượng, được chú trọng thì Công ty cần có quy định liên quan đến thưởng, phạt đến các bước liên quan đến tổ chức lựa chọn nha thầu, tổ chức thực hiện hợp đồng từ khâu xây dựng dự toán, chấm thầu, giám sát thực hiện hợp đồng quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Kiến nghị thứ ba: Đạo tạo nâng cao và đào tạo lại đội ngũ CBCNV của Công ty.

Do hiện nay và các năm tới Công ty chưa được tuyển dụng lao động mới nên phải chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện tại để có đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn sâu về máy móc, thiết bị. hiểu biết về luật pháp, ngoại ngữ… để tham mưu, giúp việc trong lĩnh vực HĐTM. Để thực hiện phương án đào tạo nguồn nhân lực đủ tâm, đủ tầm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo có được đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực giao dịch thương mại thì Lãnh đạo Công ty cần xem xét cử một số cán bộ của mình tham gia các kháo đào tào chuyên sâu về đấu thầu, về luật kinh tế như khóa đào tạo Thạc sỹ luật kinh tế của Trường Đại học Ngoại thương hay các khóa đào tạo của các trường kinh tế, các trường luật hiện nay.

Về phía cá nhân từng cán bộ nhân viên Công ty cũng cần thiết không ngừng học hỏi, tự trau dồi nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, tự học tập, nghiên cứu để tự tin, chắc chắn các vấn đề khi tham gia vào qua trình giao kết và thực hiện HĐTM, cùng chung tay đoàn kết đưa Công ty vượt qua khó khăn, phục hồi trở lại và vững bước phát triển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chủ chương của lãnh đạo Công ty hiện nay là tập trung tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, củng cố vị trí trong Tổng công ty Phát điện 1. Từ mục tiêu đó, Công ty Nhiệt điện Uông Bí ngày càng phát sản lượng điện cao, mở rộng quy mô sản xuất, số lượng các giao dịch thương mại của Công ty tăng dần với số lượng lớn. Năm 2019, Công ty đã ký tổng cộng 85 hợp đồng mua hàng hóa, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào. Số lượng HĐTM của Công ty tiếp tục có xu thế tăng lên vào năm 2020.

Để thực hiện thành công các HĐTM đã và sẽ ký kết, Công ty cần có các giải pháp cụ thể. Trong chương 3, Luận văn đã giới thiệu khái quát về Công ty, đồng thời có một sự đánh giá tổng quan việc áp dụng các quy định pháp luật và các Quy định, quy trình nội bộ của Công ty trong việc giao kết và thực hiện các HĐTM với các đối tác. Cuối cùng đưa ra và phân tích các giải pháp Công ty cần thực hiện để thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện các HĐTM.

Trong các nhóm giải pháp này, trước hết phải kể đến là việc nghiên cứu kỹ thiết bị, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất và chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch trước khi giao kết và thực hiện HĐTM; tiếp theo Công ty cần hoàn thiện các quy định, quy trình liên quan đến việc giao kết và thực hiện các HĐTM. Bên cạnh đó, Công ty cần đào tạo được nguồn nhân lực đủ vững vàng về kiến thức, đặc biệt các kiến thức pháp luật, đủ trình độ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc ký kết và thực hiện các HĐTM. Một giải pháp quan trọng và căn bản nhất mà tác giả muốn đề cập ở chương 3 này là giải pháp thành lập một bộ phận pháp chế, chuyên nghiên cứu và tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty về các vấn đề pháp lý trong đó đặc biệt là các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giao kết và thực hiện các HĐTM. Đây là những giải pháp tác giả cho rằng thực sự căn bản và cần thiết để Công ty có thể vươn lên khẳng định uy tín trong ngành điện, từng bước củng cố và phát triển sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển theo xu hướng ổn định của hệ thống pháp luật, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM, việc giao kết và thực hiện các HĐTM của Công ty cũng vì thế mà cần phải tiệm cận tới sự hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã khái quát các vấn đề chung về giao kết và thực hiện HĐTM.

Từ thực tiễn giao kết và thực hiện HĐTM tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí, tác giả rút ra được các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM trong từng lĩnh vực mua hàng hóa, dịch vụ của Công ty, nêu bật các tồn tại mà hiện nay Công ty đang mắc phải và chưa nhìn nhận ra trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTM, đồng thời cũng tham vấn cho Tập đoàn Điện lực Việt nam, Tổng công ty Phát điện 1, Công ty Nhiệt điện Uông Bí những ý kiến xác đáng nhằm mục tiêu giúp lãnh đạo Công ty kịp thời điều chỉnh để tránh các rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM với các đối tác.

Trên cơ sở những vấn đề đã nêu, tác giả đề xuất, kiến nghị thực hiện các giải pháp thúc đẩy hiệu quả của việc giao kết và thực hiện HĐTM của Công ty Nhiệt điện Uông Bí trong đó định hướng giải quyết các vấn đề pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Nhiệt điện Uông Bí trong từng lần giao kết và thực hiện hợp đồng.

Một trong những bài học đắt giá cho Công ty Nhiệt điện Uông Bí trên chặng đường phát triển trước đây là chưa xem trọng giá trị của việc chuẩn bị giao kết, giao kết và thực hiện HĐTM, điều này góp phần tăng nguy cơ đẩy Công ty Nhiệt điện Uông Bí gánh chịu nhiều thiệt hại. Tác giả cho rằng, với nhiệm vụ được giao phát sản lượng điện ngày càng tăng cao như hiện nay, nếu Công ty Nhiệt điện Uông Bí không kịp thời điều chỉnh những bất cập của mình trong lĩnh vực giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại, Công ty Nhiệt điện Uông Bí có nguy cơ sẽ tiếp tục không vận hành tốt máy móc thiết bị và gặp phải những rủi ro ngày càng lớn trong hoạt động thương mại, ảnh hưởng lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đối với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Công ty Nhiệt điện Uông Bí thì vấn đề nghiên cứu này đặc biệt hữu ích khi tổng thể các HĐTM được soạn thảo, ký kết và thực hiện chặt chẽ hơn, Công ty Nhiệt điện Uông Bí sẽ tránh được nhiều rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện các HĐTM.

Đã đến lúc, các chủ nhân của Công ty Nhiệt điện Uông Bí là Tổng công ty Phát điện 1, Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Nhiệt điện Uông Bí cần nhìn nhận lại vấn đề, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia và ý kiến đề xuất trên đề tài của tác giả để chắc chắn hơn, an toàn hơn, hiệu quả hơn cho các HĐTM trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài là tất cả các loại HĐTM nên được coi là rộng đối với một đơn vị nhưng về phạm vi không gian mới chỉ trên quy mô một doanh nghiệp nên chưa thực sự rộng như quy mô một ngành sản xuất kinh doanh. Đề tài là một vấn đề khá hấp dẫn nếu tiếp tục được phát triển nghiên cứu trên quy mô ngành điện hoặc rộng hơn nữa là quy mô các ngành công nghiệp khác. Tác giả tin chắc rằng nếu được nghiên cứu ở phạm vi không gian rộng hơn như vậy thì sẽ còn nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra, giúp các doanh nghiệp lớn như các Tập đoàn, các Tổng công ty tránh được các rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện các HĐTM.

Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu thực tiễn giao kết và thực hiện các HĐTM của Công ty Nhiệt điện Uông Bí. Tuy nhiên còn có rất nhiều vấn đề quan trọng trong các HĐTM của Công ty Nhiệt điện Uông Bí cần được đề cập và nghiên cứu sâu hơn nữa như việc nghiên cứu các quy định liên quan đến bảo hành, bảo hiểm hàng hóa trong HĐTM; các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐTM; các điều khoản thanh toán...

Với quy mô của bản Luận văn này, tác giả mới chỉ đề cập được những lý luận cơ bản về giao kết và thực hiện HĐTM đồng thời mới chỉ đề cập được một số vấn đề tiêu biểu trong giao kết và thực hiện HĐTM tại Công ty Nhiệt điện Uông Bí, chưa thể đề cập hết được tất cả các khía cạnh lý luận của HĐTM nói chung và tất cả các khía cạnh thực tế giao kết và thực hiện HĐTM của Công ty Nhiệt điện Uông Bí

nói riêng. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia góp ý, bổ sung của các thầy cô giảng viên, các học viên, đồng nghiệp và các cán bộ nhân viên của Công ty Nhiệt điện Uông Bí để Đề tài này hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản Luật

1. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, 2015

2. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, 2005

3. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010, 2010

4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017,2017

5. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đấu thầu số 43/2013/QH 13 ngày 26 tháng 11 năm 2013,2013

6. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014

II. Sách, báo

1. Bộ Tư pháp, Những điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự (Theo Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2017

2. Bộ Tư pháp, 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng (quy định thực tế và thiết kế giao dịch theo Bộ luật Dân sự năm 2015), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 2017

3. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II) Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2013

4. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tái bản lần 5,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012

5. Nguyễn Minh Hằng, Pháp luật kinh doanh quốc tế,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010

6. VCCI & DANIDA, Cẩm nang Hợp đồng thương mại, 2010

7. VCCI, Cẩm nang văn bản pháp luật dành cho doanh nhiệp - phiên bản 3.0, 2015

8. Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội2016

9. Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân do TS Trần Thị Hòa Bình – TS Trần Văn Nam chủ biên – NXB Lao động xã hội 2005

10. Nguyễn Văn Thoan, Ký kết và thực hiện Hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2010

11. Nguyễn Như Chính, Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2011

12. Phạm Hoàng Giang, Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2007

13.Hà Công Anh Bảo, Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ– Trường Đại học ngoại thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại tại công ty nhiệt điện uông bí (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)