6. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân những tồn tại
a) Phân cấp Đầu tƣ công:
Việc phân cấp ĐTC chƣa đồng bộ giữa phân cấp nhiệm vụ, phân cấp quyền lực, tài chính, phân cấp về quản lý nhân sự; các quy định phân cấp hiện hành chƣa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chƣa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quản lý nhà nƣớc đối với đô thị và nông thôn. Cơ chế phân cấp quyết định đầu tƣ tách rời với việc bố trí vốn cho những dự án đƣợc quyết định. Thực tế, các ngành và địa phƣơng quyết định về dự án đầu tƣ, nhƣng về vồn thì đều ghi là “nguồn vốn từ ngân sách” và xin vốn từ Trung ƣơng. Hậu quả là diễn ra sự dàn trải về đầu tƣ: rất nhiều dự án đƣợc quyết định, nhƣng đều lâm vào tình trạng thiếu vốn, thực hiện cầm chừng chờ “chạy vốn”. Đồng thời, cũng diễn ra quá trình “chạy vốn cho dự án” một cách quyết liệt giữa các địa phƣơng, và việc phê duyệt cấp vốn, cho vay vốn một cách chủ quan của các cơ quan có thẩm quyền. Việc “phân cấp trắng” là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng đầu tƣ dàn trải, chồng chéo, công trình thi công chậm, thiếu đồng bộ, sản phẩm dở dang nhiều dẫn đến HQĐT công
thấp hiện nay ở các ngành và các địa phƣơng. Do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vƣợt khả năng cân đối vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tƣ bị cắt khúc ra từng năm, HQĐT kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nƣớc.
b) Lập, thẩm định dự án Đầu tƣ công:
Công tác khảo sát, lập dự án đầu tƣ thƣờng sơ sài, thiếu chính xác, chƣa phản ánh đúng thực tế địa hình, địa chất công trình dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án làm tổng mức đầu tƣ của dự án thay đổi, chất lƣợng công trình thấp. Bên cạnh đó, việc chủ đầu tƣ chƣa xác định rõ về quy mô, công năng sử dụng và thời gian thực hiện dự án ngay từ khi lập dự án nên khi triển khai thực hiện phải phê duyệt lại quy mô dự án vì không phù hợp, phải điều chỉnh thiết kế hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế hoặc phải điều chỉnh theo quy hoạch. Công tác tƣ vấn xây dựng nhiều bất cập, năng lực chuyên môn còn hạn chế, hồ sơ dự án thiết kế - dự toán chất lƣợng còn thấp, thiết kế thƣờng vƣợt quá yêu cầu của dự toán đầu tƣ, dự báo chƣa đầy đủ chuẩn xác dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung quy mô tổng mức đầu tƣ, làm chậm tiến độ xây dựng dự án công trình, làm giảm HQĐT.
Trên thực tế thời gian qua, cơ quan thẩm định thƣờng rất thiếu thông tin và thẩm quyền đủ mạnh để có thể đề xuất hoặc quyết định đình chỉ hoặc loại bỏ các dự án Đầu tƣ công không có hiệu quả đối với xã hội. Trong quá trình thẩm định các dự án Đầu tƣ công, cơ quan thẩm định thƣờng không dành sự quan tâm thích đáng để xem xét các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, tài chính, tác động xã hội và môi trƣờng dƣới góc độ định lƣợng mà chủ yếu tập trung vào việc đánh giá mối tƣơng quan giữa chi phí đầu tƣ với quy mô xây dựng công trình có phù hợp hay không. Theo ƣớc tính, hiện có khoảng 45-50% dự án Đầu tƣ công phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện, nhiều dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ quá lớn làm giảm HQĐT hoặc không còn HQĐT. Số dự án Đầu tƣ công chậm tiến độ chiếm khoảng 11% tổng số dự án đƣợc đầu tƣ. Có những dự án Đầu tƣ công nội dung trùng lắp, chồng chéo, gây cản trở, hoặc làm mất hiệu quả của các dự án đầu tƣ trƣớc đó.
Chẳng hạn nhƣ cơ quan thẩm định dự án đồng thời là cơ quan quyết định hoặc là cấp dƣới của cơ quan quyết định chủ trƣơng đầu tƣ. Thậm chí, trong một số trƣờng hợp, cơ quan thẩm định trƣớc đó lại đóng vai trò tƣ vấn cho chủ đầu tƣ trong việc xây dựng dự án. Trong trƣờng hợp này, hoạt động thẩm định dự án chỉ có tính chất hình thức và chiếu lệ. Bên cạnh đó, năng lực của các cơ quan thẩm định dự án hiện rất hạn chế, thể hiện rõ nhất qua việc thẩm định các dự đầu tƣ quy mô lớn và phức tạp và thƣờng không đƣa ra đƣợc những đánh giá thuyết phục về hiệu quả tài chính, kinh tế, và xã hội của dự án. Vì vậy, không đủ luận cứ để loại bỏ hay thông qua dự án. Trong trƣờng hợp này, giải pháp thông thƣờng là yêu cầu chủ đầu tƣ điều chỉnh lại dự án sao cho phù hợp với các quy định hiện hành để tránh những rủi ro về trách nhiệm và pháp lý sau này.
c) Bố trí vốn đầu tƣ:
Tình trạng phê duyệt dự án không gắn với khả năng cân đối vốn đầu tƣ, nhất là việc các địa phƣơng phê duyệt dự án theo phân cấp nhƣng lại xin tài trợ vốn từ ngân sách trung ƣơng diễn ra phổ biến dẫn đến tính trạng dự án chờ vốn, chạy vốn, đầu tƣ dàn trải và hệ quả tất yếu là giảm HQĐT.
d) Công tác nghiệm thu, quyết toán công trình
Công tác nghiệm thu, quyết toán một số dự án sai quy định, nhiều trƣờng hợp nghiệm thu sai khối lƣợng, đơn giá; nghiệm thu thanh toán khi chƣa có khối lƣợng hoàn thành; nghiệm thu thanh toán chƣa đầy đủ hồ sơ; số tiền tạm ứng vƣợt giá trị phải thanh toán hoặc quyết toán thừa cho nhà thầu không đƣợc xử lý triệt để. e) Vận hành kết quả đầu tƣ
Công tác vận hành, bảo trì kết quả đầu tƣ chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, thiếu kinh phí trầm trọng, chẳng hạn kinh phí duy tu đƣờng bộ chỉ bằng một nửa nhu cầu tối thiểu. Hơn nữa, các đơn vị trực tiếp sử dụng các cơ sở vật chất không chú trọng đến duy tu, bảo dƣỡng các công trình, trang thiết bị. Hậu quả là kết cấu hạ tầng xuống cấp nhanh chóng, tuổi thọ bị rút ngắn, do đó cần vốn đầu tƣ lớn để sửa chữa lớn và nâng cấp, giảm hiệu quả của đầu tƣ.
g) Công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế
chức thực hiện giám sát và báo cáo kết quả giám sát với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ. Nhƣng trên thực tế, tính kỷ cƣơng, kỷ luật trong báo cáo giám sát đầu tƣ chƣa cao, thông tin phản hồi phục vụ công tác quản lý còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức, chiếu lệ, không thực chất và phân tán tại nhiều cơ quan, đơn vị. Mặc dù đây là công tác rất quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động đầu tƣ đúng với dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và vốn ĐTC nói riêng.
Năng lực quản lý, giám sát của chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án còn hạn chế, lực lƣợng cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ hiện còn mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm; cơ cấu tổ chức làm công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ mới đƣợc hoàn thiện ở cấp bộ, ngành và cấp tỉnh; cấp huyện chƣa ổn định, cấp xã hầu nhƣ chƣa có. Điều này dẫn đến thực trạng lập các báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ ở một số cơ quan theo định kỳ còn mang tính hình thức, chất lƣợng báo cáo chƣa cao, chƣa mang tính tự giác, các kỳ báo cáo đều phải đôn đốc, nhắc nhở; việc xử lý vi phạm trong giám sát, đánh giá đầu tƣ chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến công tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ. Vẫn còn một số cơ quan và chủ đầu tƣ chƣa thực sự quan tâm đến công tác đánh giá dự án đầu tƣ theo quy định, đặc biệt là việc tổ chức đánh giá tác động của dự án đầu tƣ để làm rõ hiệu quả thực tế của dự án.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025