Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động cho vay đối với khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 26 - 30)

nhân của Ngân hàng thương mại

Để phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung, hệ thống chỉ tiêu định tính sau hay được sử dụng:

Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro cho vay cho ngân hàng. Trong hoạt động cho vay, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ NQH trong cho vay KHCN (%) =

NQH trong cho vay đối với KHCN

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay đối với KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao

nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ nợ quán hạn thấp chứng tỏ hiệu quả tín dụng cao.

Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Theo Thông tư số 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định về phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các khoản nợ, bao gồm tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng được chia thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Gồm: nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Cụ thể, bao gồm các trường hợp sau:

+ Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. + Nợ gia hạn nợ lần đầu.

+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

+ Nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN (%) =

Nợ xấu trong cho vay KHCN

x 100 Tổng dƣ nợ cho vay KHCN

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường mà là ở nguy cơ mất vốn.

Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động cho vay

-Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với KHCN

Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay = Lãi từ cho vay đối với KHCN x 100 đối với KHCN (%) Tổng lợi nhuận

Xét cho cùng, ngoài các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu,… thì hiệu quả tín dụng phải được phản ánh bởi tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết, cứ trong 100 đồng tổng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng là do cho vay KHCN mang lại. Lợi nhuận do hoạt động cho vay KHCN mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn cả lãi, đảm bảo an toàn cho vốn vay.

-Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay đối với KHCN

Thu nhập chính từ hoạt động cho vay mang lại luôn là thu nhập từ lãi. Trong đánh giá hiệu quả cho vay với KHCN, thu nhập từ lãi luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được xem xét đến.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động = Thu từ lãi – Chi phí trả lãi x 100% Cho vay với KHCN (%) Tổng dƣ nợ bình quân

Trong đó:

Thu từ lãi và chi phí trả lãi được nói đến chỉ bao gồm thu lãi và chi phí trả lãi trong hoạt động cho vay đối với KHCN.

Tổng dư nợ bình quân: bình quân dư nợ cho vay đối với KHCN tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.

Chỉ tiêu này là thước đo tính hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng, giúp đo lường khả năng của Ngân hàng thương mại trong việc tạo ra chênh lệch thu chi từ lãi từ một đồng dư nợ cho vay KHCN. Cụ thể, chỉ tiêu giúp chỉ ra năng lực của Ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng các nguồn thu lãi với mức tăng trưởng chi phí trả lãi trong hoạt động cho vay đối với KHCN; đo lường mức chênh lệch thu, chi từ lãi đối với KHCN mà ngân hàng có thể đạt được thông qua kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời là các khoản cho vay và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp.

Tuy nhiên, nhìn chung, chỉ tiêu này càng cao càng phản ánh hoạt động cho vay đối với KHCN càng hiệu quả.

Lãi treo

Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưng chưa thu hồi được.

Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp thì càng tốt, lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Từ đó chất lượng tín dụng giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu như trên, ngân hàng còn được đánh giá về hiệu quả tín dụng trên cơ sở nhiều tiêu chuẩn khác như: thái độ tiếp đón, hướng dẩn và phục vụ khách hàng một cách hòa nhã ân cần, thủ tục nhanh gọn, hợp lý, đơn giản, phục vụ cho khách hàng nhanh nhất trong phạm vi thời gian quy định, đảm bảo cung ứng đúng và đủ lượng tiền theo Hợp đồng tín dụng đã ký, cách bố trí sắp xếp phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên ngân hàng, việc tuân thủ các quy định do Nhà nước đề ra trong lĩnh vực tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)