Tổ chức kiểm soát sau khi cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 98 - 102)

3.2.4.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay

Giám sát hoạt động cho vay là công tác quan trọng trong quy trình cho vay. Quản lý cho vay tốt là điều kiện đủ để có các khoản cho vay tốt và an

toàn. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng cho vay. Công tác này gồm quản lý , kiểm soát khoản vay, xử lý những phát sinh và thu hồi nợ.

Sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn, tiến độ thực hiện của phương án vay vốn của khách hàng. Ở nước ta hiện nay, việc cung cấp các thông tin về kế toán tài chính từ phía khách hàng còn rất hạn chế, không đầy đủ, cập nhật và thậm chí không hoàn toàn tin tưởng thì việc theo dõi, kiểm soát khách hàng không chỉ thực hiện qua việc xem xét các báo cáo tài chính là đủ mà phải trực tiếp nhanh nhạy bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Nhân viên tín dụng cần có những đợt kiểm tra định kỳ và đột xuất đến cơ sở kinh doanh của khách hàng và phải tận dụng triệt để thời gian ở đơn vị đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính của khoản vay. Nhân viên tín dụng cần:

- Đánh giá tinh thần trách nhiệm của Khách hàng đối với vốn vay ngân hàng thông qua trách nhiệm gặp gỡ trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng hoàn trả nợ.

- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Đánh giá lại dự án vay vốn trong thực tế, xem xét, so sánh sự khác biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó tìm hiểu xu hướng phát triển để có những nhận định đúng về dự án của khoản vay, về những rủi ro tiềm ẩn, đặt cơ sở để xử lý các phát sinh nếu có sau này.

- Đánh giá lại về tài sản đảm bảo về giá trị và tình trạng, xem xét giá trị đó có còn đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu so với giá trị khoản vay hay không. Ngân hàng luôn cần có sự điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với tài sản đảm bảo, hoặc yêu cầu khách hàng phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo.

- Việc giám sát cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và nhân viên tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể đánh giá được môi trường, hiệu quả công việc của khách hàng.

- Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát: Ngoài công tác giám sát do nhân viên tín dụng tiến hành, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thể lệ chế độ, quy trình cho vay tìm ra những sai sót vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở có thể đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng cho vay, ngăn ngừa rủi ro.

Xây dựng cơ chế tổ chức công tác nhắc nợ tự động độc lập với bán hàng theo nguyên tắc:

- Gửi tin nhắn nhắc nợ cho Khách hàng trước 7 ngày

- Thường xuyên rà soát khả năng trả nợ của Khách hàng, gọi điện đòi nợ sau 30 ngày kể từ ngày đến hạn nộp tiền nếu như Khách hàng có dấu hiệu không nghiêm túc trong việc thực hiện các cam kết với ngân hàng

- Tổ chức nhóm đòi nợ có kịch bản trong trường hợp thời gian chậm trả kéo dài từ 30-90 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán

- Kết hợp với các công ty đòi nợ độc lập để xử lý nợ của Khách hàng

3.2.4.2. Tăng cường xử lý nợ xấu

Hiện nay, công tác xử lý nợ quá hạn và nợ xấu của MB làm chưa thực sự tốt, mức độ chính xác chưa cao. Do đó, trong thời gian tới để hoạt động tín dụng được phản ánh chính xác góp phần vào việc tính dự phòng rủi ro tín dụng được chính xác và đầy đủ trên toàn hệ thống, công tác phân loại nợ cần phải được hướng dẫn thống nhất trên toàn hệ thống và cần phải được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Các nhóm nợ cần được phân loại và ghi nhận chính

xác, không để tình trang một số khoản vay vẫn được phân vào nhóm 1 trong khi đã được gia hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc phát sinh lãi quá hạn… hoặc một số món nợ đã thu hồi được, khách hàng đã trả nợ gốc và lãi của kỳ hiện hành nhưng vẫn được phân vào nhóm nợ cao hơn thực tế. Ghi nhận giá trị một số tài sản đảm bảo phải được phản ánh một cách đầy đủ, hợp lý trong Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng và báo cáo trình xử lý rủi ro tín dụng.

Nâng cao khả năng phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ định kỳ và đột xuất, nhất là tổ chức các đợt kiểm tra chéo để sớm phát hiện các dấu hiệu sai phạm và có hướng giải quyết dứt điểm, không để kéo dài. Qua đó cán bộ kiểm tra có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.

- MB cần xử lý nghiêm túc các trường hợp làm sai, làm tắt quy trình tín dụng, vi phạm thủ tục đầu tư, cho vay vượt quá hạn mức phán quyết được cấp.

- Lập quỹ dự phòng rủi ro: đây là việc làm bắt buộc, số dự phòng rủi ro được trích theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng thu nhập và vốn tự có của ngân hàng. Ngân hàng có thể trích lập theo tháng, quý hoặc năm trên cơ sở số dư nợ quá hạn của kì trước.

- Chủ động giải quyết các khoản nợ vay có vấn đề: trong công tác thu hồi nợ cần chú ý phát hiện các khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

- Khai thác nợ: là biện pháp mà MB chủ động làm việc với khách hàng vay vốn cho tơi khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ mà không cần sử dụng các công cụ pháp lý để ép buộc.

- Thanh lý nợ: Khi áp dụng biện pháp này ngân hàng thường sử dụng các công cụ pháp lý để đòi nợ. Thông thường MB sử dụng biện pháp khai thác nợ để sử lý nợ quá hạn. Cần xác nguyên nhân khách hàng không trả được nợ, sau đó thảo luận với khách hàng để tìm biện pháp khắc phục. Trong mọi trường hợp MB phải tận dụng mọi cơ hội để khôi phục toàn bộ vốn cho vay. Nếu sau khi áp dụng biện pháp khôi phục mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì ngân hàng tiến hành xử lý nợ bằng biện pháp thanh lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)