Tổ chức thẩm định và phê duyệt khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 93 - 98)

3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại MB được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Theo quy tình này hồ sơ cho vay trước khi trình xét duyệt cần phải được kiểm tra, xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu chuẩn bị hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xét duyệt hồ sơ và dự phòng các biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi xong vốn vẫn còn lỏng lẻo. Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định xét duyệt cho vay, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách hàng kém hiệu quả, dự án kém khả thi. MB cần cải tiến và đổi mới quy trình xét duyệt thẩm định và cho vay, kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay:

- Bám sát các cơ chế cho vay và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động cho vay của nhà nước.

- Nên có những quy định rõ nội dung từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của cán bộ liên quan trong khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, nên tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện cho vay trong cạnh tranh nhằm lôi kéo, thu

hút khách hàng có thể dẫn tới không đảm bảo chất lượng cho vay, tăng nguy cơ rủi ro.

- Tự động hóa từng khâu trong quy trình để giảm thiểu thời gian xử lý và phê duyệt cho vay.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định của hệ thống

Thẩm định cho vay là đánh giá hiệu quả một dự án, một khoản cho vay trên lý thuyết, xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay. Chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích nhận định tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, nó có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng cho vay. Kết luận đánh giá càng chính xác, chất lượng cho vay càng cao, bởi thông qua đánh giá ngân hàng sẽ phân loại được khách hàng, từng bước thanh lọc những khách hàng yếu kém, thu hút và tập trung đầu tư cho những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa rủi ro thất thoát vốn.

Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập và xử lý thông tin. Cụ thể: - Thu thập thông tin: Nhân viên tín dụng phải thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng. Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, đối với nhân viên tín dụng, bên cạnh việc thu nhập thông tin từ khách hàng cần thu nhập thêm thông tin từ các đối tác làm ăn của khách hàng: đầu vào và đầu ra, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHNN (CIC), Trung tâm thông tin của NHTM (TPR), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên…

Thông tin đầy đủ chính xác mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩm định được chính xác. Nếu việc xử lý thông tin không được chính xác thì mọi thông tin thu được cũng không có giá trị. Do đó việc thu thập thông tin phải đi liền với xử lý thông tin.

- Xử lý thông tin: Khi có được số liệu cần thiết, ngân hàng phải tiến hành phân tích thông tin để đưa ra quyết định cho vay hay không.

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Ngoài ra, khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản suất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn cho vay. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá được các phương diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,…và nên được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu như: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu cho vay chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

Hiện nay MB đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng CRA để xếp loại doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để MB có cơ sở cho vay cũng như quyết định lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống này vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn vì biểu chấm điểm cũng như xử lý thông tin còn hẹp, nhiều chỉ tiêu mang tính định tính cho ra những kết quả xếp loại chưa thực sự thuyết phục.

Hệ thống xếp hạng tín dụng CRA cần được cải tiến mở rộng thang điểm, tăng chỉ tiêu thông tin để đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn.

Việc thu thập và xử lý thông tin để ra quyết định cho vay có một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì thế, MB cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

+ Bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ cho vay tham gia vào bộ phận thẩm định.

+ Thường xuyên tổ chức các khoá học và buổi thảo luận về cơ chế, quy trình tín dụng, kinh nghiệm thẩm định thực tế phương án/ dự án để cán bộ tín dụng có được kiến thức vững chắc trong việc thẩm định và hiểu các thao tác cũng như cách thức thẩm định phương án/dự án.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro trong công tác thẩm định khách hàng

Thẩm định là bước quan trọng nhất trong quy trình cung cấp tín dụng. Nó quyết định đến chất lượng cho vay và mức độ rủi ro mà MB có thể gặp phải. Do vậy MB đang không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, để làm được điều này thì MB có thể giải quyết tốt các vấn đề sau:

+ Nâng cao năng lực thẩm định chuyên viên quan hệ khách hàng phải nắm vững các kiến thức tổng hợp, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ và pháp luật, nắm vững các chủ trương chính sách của nhà nước, thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế và chính trị xã hội. Hơn nữa cán bộ thẩm định phải làm việc trên tinh thần khách quan, công bằng và đề cao đạo đức nghề nghiệp.

+ Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong

việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan khác.

+ Thu thập thông tin tín dụng bao gồm thông tin từ bên trong ngân hàng và các thông tin từ bên ngoài. Đối với thông tin bên trong ngân hàng bao gồm các thông tin về tín dụng, thông tin về thẻ, thông tin tài khoản khách hàng là nguồn thông tin lớn phục vụ cho công tác quản trị của hệ thống. Đối với thông tin bên ngoài ngân hàng bao gồm thông tin từ trung tâm CIC, thông tin từ các bộ ngành… việc tập hợp, thu thập các thông tin sẽ giúp cho ngân hàng có thể cập nhật thông tin nhanh chóng.

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để đánh giá, xếp loại khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn nhất định để từ đó đề ra các chính sách cho vay và các biện pháp quản lý phù hợp với từng khách hàng và nhóm khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một bộ phận trọng yếu trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của NHTM, là một trong những tiêu chí phản ánh rủi ro của khoản mục cho vay của ngân hàng, góp phần quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng và cũng là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ cần được xây dựng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, kết quả xếp hạng phải đảm bảo chính xác và thể hiện bằng văn bản có đầy đủ chữ ký của các bộ phận trực tiếp thực hiện quy trình chấm điểm.

+ Không nên phân biệt khách hàng lớn và khách hàng nhỏ để ưu tiên trong công tác thẩm định vì như vây sẽ dẫn đến rủi ro và mất uy tín của ngân hàng. Hơn nữa việc thẩm định cần được tiến hành trong và sau khi cho vay.

+ Chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn đi liền với mức độ rủi ro thấp. Để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ. Thực tế trong thời gian qua MB đã rất quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng cần thực hiện tốt các công việc sau:

* Tăng cường khả năng kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng Đối với khách hàng cá nhân việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng rất khó khăn tuy nhiên không phải là khó thực hiện xin đưa ra các giải pháp để thực hiện việc kiểm tra cho chính xác và hiệu quả:

- Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng đã ghi trong hợp đồng tín dụng được thực hiện chậm nhất 10 ngày kể từ ngày giải ngân cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra mục đích và chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án, hiệu quả dự án và phương án vay vốn để thực hiện tốt việc này cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý.

- Kiểm tra hiện trạng, tính biến động, thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay, luôn luôn tìm hiểu thường xuyên thông tin thị trường về tài sản đảm bảo để xem tính khả mại để định giá tài sản cho chính xác và giảm thiểu rủi ro.

- Thường xuyên kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng để đánh giá tính hiệu quả của phương án, dự án để quyết định việc tăng hay giảm hạn mức của khách hàng. Điều này cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc cấp hạn mức cho khách hàng có đúng và hiệu quả không. Vì vậy việc kiểm tra không thể lơ là, thiếu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)