Xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 83 - 86)

rủi ro STT Sản phẩm Tỷ trọng 1 Tín chấp 10 – 20% 2 Thẻ 10% 3 Nhà đất 40 – 50% 4 Ô tô 10 – 20%

5 Sản xuất kinh doanh 10 – 20%

Bảng 3.2: Cơ cấu tỷ trọng tín dụng theo sản phẩm

3.2.1.1. Tăng cường công tác bán chéo, bán kèm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng phục vụ trọn gói cho khách hàng

Thực hiện giải pháp này giúp MB khắc phục hạn chế thời gian qua đã bỏ lỡ nhiều sản phẩm dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng, làm hạn chế khả năng đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đồng thời mất đi thị phần cho các TCTD khác.

Để thực hiện giải pháp này thì đòi hỏi MB cần bố trí đội ngũ cán bộ QHKH chuyên nghiệp, có khả năng vừa bán hàng vừa là một chuyên gia tư vấn nhằm khai thác tối đa mọi nhu cầu của khách hàng để từ đó thực hiện bán kèm, bán chéo nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau cho khách hàng theo phương thức trọn gói. Bên cạnh các cán bộ QHKH trực thuộc phòng Bán lẻ chuyên phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân chú trọng thực hiện công tác này, cũng đòi hỏi mỗi cán bộ QHKH tại phòng KHDN cũng cần phát huy khả năng tư vấn và khai thác mọi nhu cầu của các khách hàng là chủ các doanh nghiệp và nhân viên của các doanh nghiệp đang có quan hệ giao dịch với MB để phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ.

Như vậy MB cần thực hiện đổi mới việc chỉ đạo điều hành trong hoạt động kinh doanh: Từ khâu lập kế hoạch kinh doanh tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải theo mục tiêu hướng tới khách hàng và quản lý tới từng sản phẩm dịch vụ, muốn vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng cần phải thực hiện phân giao kế hoạch theo dòng sản phẩm dịch vụ và gắn trách nhiệm phát triển sản phẩm đến từng cán bộ, phù hợp năng lực, trình độ, sở trường; tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý sản phẩm cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý sản phẩm được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành phù hợp và tiên tiến, phục vụ cho hoạch định và thực hiện các kế hoạch phát triển sản phẩm. Đồng thời, xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm của người quản lý với sự phát triển của từng sản phẩm được giao quản lý.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cho vay đối với KHCN

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển một cách bền vững.

Để đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian tới, MB cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn. Bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống, cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, đẩy mạnh phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt, lãi suất bậc thang… Đặc biệt MB cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung và dài hạn để có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thông qua phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Trong khi nhiều ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt bằng lãi suất, MB cần có hướng đi đúng đắn bằng cách chuyên biệt hóa sản phẩm của mình, làm nổi bật sản phẩm bởi những đặc tính riêng và các dịch vụ hoàn hảo hơn như thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm bớt thời gian và chi phí cho cả Ngân hàng và khách hàng…

- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt. Lãi suất luôn là yếu tố chính thu hút khách hàng gửi tiền. Chính sách lãi suất huy động phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ích cho người gửi tiền và lợi ích của ngân hàng, tạo thế cạnh tranh thuận lợi cho ngân hàng. Lãi suất cần phải cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, tạo thuận lợi cho việc huy động. Đây là vấn đề mà thời gian qua MB đã thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn, chi tiết, đa dạng nhiều mức lãi suất ứng với từng nguồn vốn, đồng thời phải luôn cân đối, hợp lý trong tổng nguồn.

- Chính sách chăm sóc khách hàng. Chiến lược thu hút và giữ khách hàng cần phải được quan tâm đúng mức. Cần tạo thêm những dịch vụ bổ sung cho các khách hàng tiền gửi bằng các ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền…. bên cạnh đó cần phải có quà khuyến mãi thường xuyên theo từng đối tượng và mức tiền gửi nhưng phải cân đối đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)