Kiến nghị với cơ quan các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 102)

Để chính sách đảm bảo tiền vay được tiến hành thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng của Ngân hàng thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Sở tài nguyên môi trường, UBND quận, huyện, thành phố, tòa án nhân dân các cấp, các phòng công chứng cần thực hiện khẩn trương, nhanh chóng các thủ tục như cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giải quyết các vụ kiện nhằm sớm thu hồi vốn về cho Ngân hàng, thống nhất các nội dung mẫu biểu để đảm bảo tính pháp lý.

3.3.3. Kiến nghị với Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phầnQuân đội

Thứ nhất, cần cải tiến các quy trình, quy định, đảm bảo hồ sơ thủ tục giao dịch với khách hàng đơn giản và tiện lợi.

Các quy định, quy trình liên quan đến hoạt động cho vay còn khá cứng nhắc và phức tạp đối với đối tượng KHCN. Do đó MB cần liên tục cải tiến trên cơ sở nghiên cứu các văn bản luật đồng thời có kiến nghị với NHNN tháo gỡ những vướng mắc trên cơ sở ý kiến đề xuất, góp ý của các chi nhánh và tham khảo các hệ thống ngân hàng khác. Trước khi ban hành quy định, quy trình hoặc phát triển sản phẩm mới, MB cần tham khảo ý kiến của các chi nhánh để đảm bảo có thể triển khai thực hiện hiệu quả tại các chi nhánh và PGD.

Thứ hai, về lãi suất và phí dịch vụ

MB cần đưa ra các biểu lãi suất và phí dịch vụ hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh với các NHTM khác, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống, không để xảy ra tình trạng khác biệt trong quá trình thu phí của các chi nhánh, đồng thời có khả năng canh tranh được với các ngân hàng khác trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ ba, tăng cƣờng đào tạo kiến thức chuyên môn cho cán bộ nhân viên, hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ toàn hệ thống.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, cho vay đối với khách hàng cá nhân là một lĩnh vực có vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là hết sức cần thiết đối với các Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và bất ổn như hiện tại, để duy trì và nâng cao được hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một việc làm cấp thiết và không hề đơn giản.

Luận văn có một số đóng góp đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại như sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội trong thời gian qua. Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân.

Thứ ba, từ định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân, tác giả đã để xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Tuy nhiên, “Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân” là một đề tài khó. Rất mong những ý kiến của tác giả sẽ góp phần nâng cao hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Khánh Bảo(2015), “ Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn

tại các Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam của khách hàng cá nhân khu vực TP. Hồ Chí Minh” Luận văn Thạc sỹ , Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh;

2. Nguyễn Phúc Chánh (2016), “Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại Agribank trên địa bàn TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”, Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Trà Vinh;

3. Lê Đức Huy (2015) “Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;

4. Hồ Phạm Thanh Lan (2015), “Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Eximbank Cần thơ”, Luận văn

Thạc sỹ Đại học Cần Thơ.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN:

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng nhà nước(2010), Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010

quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, Hà Nội

9. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 10.Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống

kê, Hà Nội.

11.Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12ngày 29/6/2010, Hà Nội.

12.Báo cáo thường niên năm 2016 của Ngân hàng TMCP Quân đội 13.Báo cáo Khối KHCN – Hội sở Ngân hàng TMCP Quân đội

QUY TRÌNH CHO VAY VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

-Bƣớc 1: Tiếp xúc khách hàng, hƣớng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, xem xét hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ chưa. Trường hợp hồ sơ còn thiếu sót, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn, tư vấn khác hàng bổ sung đầy đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã được khách hàng cung cấp đầy đủ, nhân viên quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ và có phiếu giao nhận cho khách hàng.

Hồ sơ khách hàng qua Trưởng phòng khách hàng cá nhân hoặc Giám đốc đơn vị để phân công trên hệ thống theo dõi cho nhân viên quan hệ khách hàng trực tiếp phụ trách. Trường hợp hồ sơ có ngoại lệ hoặc mức vốn vay lớn vượt thẩm quyền phê duyệt của Ban tín dụng chi nhánh và Ban tín dụng khu vực thì đồng thời hồ sơ sẽ được chuyển sang Trung tâm Phân tích tín dụng doanh nghiệp thuộc Khối khách hàng cá nhân để hỗ trợ thẩm định cùng các Chi nhánh và Phòng giao dịch.

-Bước 2: Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định

Ngoài hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ Quan hệ khách hàng cá nhân sẽ thu thập các thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng đến thời điểm hiện tại, uy tín, lịch sử tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng tính đến thời điểm hiện tại, uy tín, lịch sử tín dụng của khách hàng; thông tin từ các ngành, cơ quan quản lý.

Căn cứ trên những hồ sơ, tài liệu và thông tin đã thu thập được cán bộ quan hệ sẽ tiến hành thẩm định tình hình tài chính của khách hàng trên các khía cạnh sau:

- Thẩm định về năng lực pháp lý, năng lực hành vi, lịch sử quan hệ giao dịch với MB và các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại.

- Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng: áp dụng phương pháp kiểm tra, thẩm định: so sánh, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu giữa các thời kỳ, so sánh sổ sách ghi chép với thực tiễn, điều tra khả sát từ các cơ quan chức năng, các nguồn thông tin khác.

Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng (vốn tự có, vốn góp, doanh thu, và lợi nhuận từ SXKD trong quá khứ, dự kiến trong tương lai; các nguồn thu chủ yếu, thường xuyên, tình hình sản xuất, tư liệu sản xuất, vòng quay vốn lưu động, hàng hóa tồn kho,…)

Đối với người thụ hưởng lương, trợ cấp xã hội cần xác định rõ mức lương, phụ cấp, tính ổn định, thường xuyên của thu nhập, mức chi tiêu thường xuyên cho cá nhân, gia đình hàng tháng, hàng nawmg, các nguồn trả nợ khác ngoài lương. Từ kết quả trên, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được khả năng quản trị điều hành, tình hình tài chính, vốn tự có tham gia phương án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách.

- Thẩm định đánh giá về nhu cầu, phương án vay vốn của khách hàng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng hạn mức tín dụng, đánh giá về nhu cầu vốn lưu động cần được tài trợ của khách hàng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ quan hệ khách hàng cần đánh giá tính hiệu quả của phương án này để đưa ra quyết định cho vay.

- Thẩm định về tài sản bảo đảm cho khoản vay đối với tài sản bảo đảm là bất động sản hay động sản. Để tăng thêm tính chuyên môn hoá việc thẩm định tài sản bảo đảm, ngoài định giá tại Đơn vị kinh doanh, việc thẩm định giá sẽ do Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MB AMC được thành lập ngày 20/11/2002 đảm nhiệm.

- Căn cứ kết quả đã thẩm định ở trên, đồng thời căn cứ theo quy định hiện hành cũng như hướng dẫn cụ thể đối với từng sản phẩm vay có liên quan, thực hiện lập tờ trình đề xuất cho vay cho khách hàng và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo như cơ chế phê duyệt tín dụng.

-Bƣớc 3: Kiểm soát tờ trình tín dụng và phê duyệt cấp tín dụng

Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân sau khi đã hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng sẽ chuyển hồ sơ và tờ trình thẩm định cho Trưởng phòng khách hàng cá nhân hoặc Giám đốc đơn vị. Trưởng phòng khách hàng cá nhân kiểm soát lại hồ sơ và nội dung thẩm định của cán bộ quan hệ khách hàng. Trường hợp nội dung kết luận thẩm định chưa rõ ràng cấp kiểm soát tại đơn vị sẽ yêu cầu cán bộ quan hệ khách hàng làm lại tờ trình, làm rõ hơn nội dung còn thiếu sót hoặc từ chối, ngừng quá trình thẩm định (nếu tình hình tài chính kém ổn định, hay phương án cho vay không hiệu quả).

Sau khi hồ sơ vay của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được cấp kiểm soát phê duyệt sẽ được cán bộ Quan hệ khách hàng gửi lên trình duyệt tại các cấp có thẩm quyền.

Việc phê duyệt hồ sơ cho vay được thực hiện theo thủ tục phê duyệt cho vay. Căn cứ trên hồ sơ thẩm định của đơn vị, các cấp có thẩm quyền (ban tín dụng chi nhánh, ban tín dụng khu vực phía Bắc, ban tín dụng hội sở hay Ủy ban tín dụng …) sẽ tiến hành phê duyệt hồ sơ vay.

-Bƣớc 4: Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay, ký kết Hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay cho khách hàng.

Sau khi nhận phê duyệt đồng ý cho vay của cấp có thẩm quyền, cán bộ quan hệ tín dụng tại Ngân hàng sẽ gửi thông báo đồng ý cho vay tới Khách hàng. Căn cứ theo phê duyệt ở trên, cán bộ quan hệ khách hàng yêu cầu khách hàng tiến hành hoàn thiện các điều kiện phía Ngân hàng yêu cầu; thực hiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo thế chấp, mua bảo hiểm cho tài sản thế

chấp tại Ngân hàng trước giải ngân và ký kết Hợp đồng tín dụng. Sau đó, Hồ sơ sẽ được chuyển cho Bộ phận Hỗ trợ tín dụng để thực hiện lưu trữ và giải ngân cho khách hàng.

Giải ngân là việc ngân hàng chuyển tiền, thanh toán các nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để có thể giải ngân vốn vay tại Ngân hàng, Khách hàng cần cung cấp các hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh việc sử dụng tiền vay đúng mục đích. Sau khi Ngân hàng kiểm tra tính xác thực và phù hợp của hồ sơ giải ngân, Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân.

-Bƣớc 5: Theo dõi và kiểm tra sử dụng vốn vay

Sau giai đoạn giải ngân, một trong những công việc quan trọng phải thực hiện là theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Trong giai đoạn này, cán bộ quan hệ khách hàng vẫn cần thường xuyên tìm hiểu và nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như những biến động của môi trường kinh tế trong ngành nghề hoạt động của khách hàng để nắm bắt kịp thời những rủi ro có thể xảy đến cho khoản vay.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay theo kế hoạch đó. Trong quá trình khách hàng vay vốn, Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra khoản vay có dấu hiệu rủi ro cần chủ động báo cáo lãnh đạo để tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất. Lập biên bản và/hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay.

-Bƣớc 6: Thu hồi nợ vay

Trước khi đến hạn thanh toán nợ vay theo điều khoản quy định tại hợp đồng tín dụng, ngân hàng thông báo để khách hàng thu xếp, cân đối nguồn vốn trả nợ ngân hàng đúng hạn. Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)