Đặc điểm của chuỗi cung ứng toàn cầungành công nghiệp điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 31 - 34)

1.2.2.1. Tính chuyên môn hóa, toàn cầu hóa của chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử

Đặc điểm này của chuỗi thể hiện ở hai phương diện. Thứ nhất về thị trường tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử được tiêu thụ ở khắp nơi trên thế giới. Nhờ sự phát triển của hệ thống phân phối và vận tải, các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử được cung cấp cho thị trường toàn cầu. Thứ hai về thành viên trong chuỗi: các thành viên trong chuỗi là các tổ chức, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu. Lợi thế so sánh quốc gia và sự chuyên môn hóa lao động quốc tế đã tạo điều kiện cho sự tham gia vào chuỗi cung ngành công nghiệp điện tử của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau.

1.2.2.2. Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử được dẫn dắt bởi các hãng điện tử dẫn đầu trên thế giới

Khởi nguồn của ngành công nghiệp điện tử ngày nay được bắt đầu tư các nước phát triển. Trải qua hàng thập kỷ, ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển về cả chất lượng và giá trị. Công nghệ kỹ thuật trong ngành công nghiệp điện tử ngày càng hiện đại, tân tiến. Việc nắm giữ lợi thế về công nghệ cao giúp các quốc

gia này giành được lợi thế trong việc tham gia vào chuỗi ở những công đoạn tạo ra giá trị gia tăng lớn và đồng thời cũng đóng vai trò dẫn dắt chuỗi. Những công đoạn tạo giá trị gia tăng cao chủ yếu là nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm, marketing và phân phối. Những công đoạn tạo ra giá trị gia tăng thấp như sản xuất, gia công, lắp ráp,...thường được thực hiện ở các quốc gia có công nghệ kém phát triển hơn. Những công nghệ mà các quốc gia này sở hữu thường được chuyển giao từ chính các quốc gia có công nghệ cao. Điều này dẫn tới việc phụ thuộc công nghệ của các quốc gia đi sau vào các quốc gia phát triển. Hiện tại, các hãng điện tử dẫn đầu trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Hàn Quốc (Sturgeon, J.T., Kawakami, M., 2010).

1.2.2.3. Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử là mạng lưới liên kết các nhà cung ứng, sản xuất, phân phối

Một chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp điện tử bao gồm sự tham gia của nhà cung ứng nguyên liệu và các hợp phần, tiếp theo trong chuỗi là các công ty tham gia vào quá trình sản xuất, các hãng sở hữu tên thương hiệu và cuối cùng là các nhà phân phối. (Hình 1.5)

Nguồn: Linden G., Kreamer K.L, Dedrick J., 2007

Khâu cung ứng

Mỗi sản phẩm điện tử chứa một lượng lớn các hợp phần giá trị thấp như tự điện, điện trở. Mặc dù các nhà sản xuất các hợp phần này vẫn thu được lợi nhuận, tuy nhiên họ chỉ chiếm một phần nhỏ giá trị trong tổng giá trị tăng thêm của chuỗi cung ứng. Đồng thời, những nhà sản xuất này cũng đóng góp tương đối nhỏ vào sự đổi mới trong chuỗi. Đa phần các sản phẩm điện tử cũng chứa một ít các hợp phần giá trị cao như màn hình hiển thị, ổ đĩa cứng hay mạch tích hợp. Những hợp phần này phần lớn được sản xuất bởi những công ty sở hữu những công nghệ thiết kế riêng biệt giúp cho các công ty nắm giữ một giá trị tương đối lớn trong tổng giá trị tăng thêm của sản phẩm trong chuỗi. Bên cạnh đó, những đổi mới trong chuỗi thường diễn ra ở những đổi mới trong các hợp phần này, hay chính xác là bắt nguồn từ sự đổi mới trong công nghệ thiết kể của các nhà sản xuất. Những hợp phần phức tạp có thể sở hữu những chuỗi cung ứng riêng của chúng. Ví dụ, với mạch tích hợp có thể được bán bởi các công ty Mỹ nhưng công đoạn chế tạo được thực hiện bởi các công ty Đài Loan, sau đó đóng gói ở Hàn Quốc trước khi được chuyển tới nhà máy lắp ráp để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Khâu sản xuất

Các doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở công đoạn này là các nhà sản xuất theo hợp đồng (CM). Các công ty này là những nhà cung cấp dịch vụ lắp ráp từ các hợp phần thành sản phẩm hoàn chỉnh. Một số doanh nghiệp CM nổi tiếng hiện nay như Flextronics, Solectron, Foxconn, Quanta, Compal. Hiện nay, với xu hướng hoạt động mua ngoài ngày càng phát triển thì ngay cả những hãng điện tử nổi tiếng vốn trước đây tự thực hiện công đoạn lắp ráp như Sony, Toshiba thì nay cũng ký hợp đồng mua dịch vụ lắp ráp từ các CM.

Khâu phân phối

Sau khi các CM lắp ráp xong sản phẩm cuối cùng thì sản phẩm sẽ được chuyển sang khâu phân phối. Các hãng điện tử sở hữu sản phẩm có thể xây dựng hệ thống phân phối riêng của mình hoặc thông qua hệ thống phân phối của các nhà phân phối, các nhà bán lẻ. Các kênh phân phối chủ yếu là bán hàng trực tuyến và

bán hàng truyền thống sẽ đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Các nhà phân phối được chia thành các nhà phân phối toàn cầu như Arrow, TechData, IngramMicro và nhà phân phối địa phương. Các hãng bán lẻ cũng đóng góp một vai trò lớn trong việc phân phối các sản phẩm điện tử, như Best Buy, Circuit City, Fry’s.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 31 - 34)