Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 66 - 67)

ngoài các thiết bị đo kiểm, các máy công cụ khác như máy xếp và dán linhkiện, máy cắm chân, máy hàn cũng tập trung vào khâu lắp ráp sản phẩm. Hầunhư toàn bộ thiết bị đo kiểm và các máy công cụ này đều được chế tạo tại nướcngoài. Thậm chí việc bảo dưỡng sửa chữa các máy công cụ và thiết bị đo kiểmtrong một số trường hợp cũng do các chuyên gia nước ngoài thực hiện hoặc phảiđưa ra nước ngoài. Cũng có một số doanh nghiệp Việt Nam tự chế tạo được dâychuyền lắp ráp sản phẩm điện tử, nhưng chỉ ở mức độ cơ khí đơn giản hoặc bántự động. Trình độ công nghệ trong nước chưa cho phép chế tạo những dâychuyền lắp ráp hiện đại và các thiết bị đo kiểm.Trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ có các doanhnghiệp định hướng xuất khẩu như Fujitsu, Canon xây dựng nhà xưởng mới vàtrang bị dây chuyền, thiết bị sản xuất đồng bộ, ứng dụng công nghệ cao. Còntrong lĩnh vực lắp ráp sản phẩm chỉ có LG, Samsung và Toshiba xây dựng nhà xưởng mới với quy mô không lớn, các doanh nghiệp còn lại (TCL, Sony,Panasonic, JVC) chỉ sử dụng có nâng cấp nhà xưởng thiết bị cũ của đối tác ViệtNam. Bước đầu, ngành công nghiệp điện tử đã chuyển từ gia công lắp ráp đơn giảnsang nghiên cứu thiết kế được một số sản phẩm thương hiệu Việt như Belco, Hanel, Hòa Phát, Tiến Đạt…và sản xuất phụ tùng linh kiện xuất khẩu. Vì thế, trongtương lai các doanh nghiệp Việt Nam có khảnăng tham gia vào mạng lưới sản xuấttoàn cầu với tư cách là ODM và OBM.

2.2.2. Các hình thức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành côngnghiệp điện tử Việt Nam nghiệp điện tử Việt Nam

Sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc ba thành phần kinh tế: các doanh nghiệp nhà nước (SOE), các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh rất năng động. Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các nước đã vào Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng cơ sở sản xuất.

Mức độ thực hiện chức năng sản xuất cũng được phân theo từng nhóm thành phần kinh tếdo có sự khác biệt lớn về cấp độ của dây chuyền công nghệ, khả năng sản xuất hàng loạt hoặc chuyên dụng… Mức độ thực hiện chức năng OBM cao nhất ở nhóm doanh nghiệp FDI, tiếp đó là nhóm SOE và thấp nhất là nhóm doanh nghiệp tư nhân. Mức độ thực hiện chức năng ODM cao nhất ở nhóm FDI tiếp tới là nhóm doanh nghiệp tưnhân và thấp nhất ở nhóm SOE.Như vậy nhóm doanh nghiệp FDI luôn chiếm vị trí dẫn đầu về mức độ thực hiện các chức năng OBM, ODM. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của các công ty nội địa còn rất yếu kém. Chođến nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm gia công lắp ráp sảnphẩm với thiết kế và thương hiệu của công ty nước ngoài. Các công ty sản xuất hàng điện tử bằng thương hiệu và thiết kế của chính họ đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.3. Cơ cấu sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tửcủa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 66 - 67)