Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 75 - 77)

Một khi đã trở thành một mặt xích trong chuỗi cung ứng, cũng là hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi toàn cầu, những áp lực cạnh tranh mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là hết sức lớn. Theo Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2016 - 2017, năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước trong ASEAN-5 như Singapore, Malayxia, Brunei, Thái Lan, Indonexia và cả Philipin, chỉ đứng trên Campuchia, ở vị trí 60 trong số 138 nước tham gia xếp hạng, giảm 4 bậc so với năm trước (Bảng 3.1). Mức độ sẵn sàng về công nghệ chỉ đứng thứ 92, FDI và chuyển giao công nghệ thứ 83, mức độ thu hút công nghệ mới xếp thứ 78 và khả năng đổi mới công nghệ thứ 73. Sự tụt hạng này một phần do thiếu nhân lực trình độ cao và tiềm lực tài chính để tiến hành đổi mới, nâng cấp công nghệ. Đầu tư của doanh nghiệp cho nghiên cứu và phát triển còn rất thấp. Nguyên nhân sâu xa hơn là do khoa học công nghệ chưa được xem là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, thay vào đó, tính cạnh tranh của nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào phát triển theo

chiều rộng, thâm dụng lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có và tăng vốn đầu tư.

Bảng 2.3: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu của Việt Nam với một số nước trong khu vực 2016-2017

Quốc gia

Chỉ số về năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu Xếp hạng

(so với 138 nước)

Điểm số (Thang điểm 7) Singapore 2 5,72 Malayxia 25 5,16 Trung Quốc 28 4,95 Thái Lan 34 4,64 Inđônêxia 41 4,52 Philipin 57 4,36 Việt Nam 60 4,31 Campuchia 89 3,98

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, WEF

Các doanh nghiệp điện tử hàng đầu luôn có những doanh nghiệp vệ tinh đóng vai trò là nhà cung ứng linh phụ kiện. Khi các hãng điện tử lớn đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam thì đồng thời có rất nhiều các doanh nghiệp vệ tinh của họ cũng xây dựng nhà máy sản xuất linh phụ kiện ở Việt Nam để cung cấp đầu vào cho các nhà máy lắp ráp. Những doanh nghiệp cung ứng nước ngoài với sự vượt trội về kinh nghiệm, công nghệ, vốn đã cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa Việt Nam để trở thành nhà cung ứng cho các hãng điện tử lớn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp thách thức rất lớn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đến từ các nước thành viên TTP và ASEAN. Doanh nghiệp phải đối đầu với sự cạnh tranh cao hơn từ những thị trường tương đồng, trong khi các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng xuất xứ, biện pháp phòng vệ

thương mại sẽ trở nên gắt gao hơn khi rào cản thuế quan không còn. Rào cản về thuế giảm cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, công nghệ lạc hậu sẽ ngày càng phải chịu sự cạnh tranh rất lớn ngay trên thị trường nội địa. Thái Lan và Malaysia là những đối thủ cạnh lớn với Việt Nam trong mạng cung ứng điện tử toàn cầu.Ngay trong nước, việc tái chiếm lĩnh thị trường nội địa của doanh nghiệp trong nước cũng gặp phải khó khăn lớn do có sự phân công sản xuất và phân chia thị trường ở mức độ khá cao giữa các tập đoàn điện tử có thương hiệu mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)