Yêu cầu ngày càng cao từ cáchãng điện tử lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 77 - 79)

Mỗi hãng điện tử lớn đều đặt ra những tiêu chí cụ thể đối với những doanh nghiệp có mong muốn trở thành nhà cung ứng. Để trở thành nhà cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chí mà hãng điện tử lớn đưa ra. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, quy trình sản xuất còn kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu, lao động chất lượng chưa cao nên thường không đáp ứng được các tiêu chí để trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ trong trường hợp khi Samsung tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện các các sản phẩm điện thoại thông minh của họ, tuy nhiên rất ít doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của Samsung đưa ra. Samsung đưa ra 8 tiêu chí (về công nghệ, chất lượng, sự đáp ứng, giao hàng, giá cả, môi trường, tài chính, luật) và 13 mục cần tuân thủ đối với nhà cung cấp cho Samsung. Hai doanh nghiệp Goldsun và Phước Thành được lựa chọn vào hệ thống chuỗi cung ứng Samsung, có nghĩa những doanh nghiệp này đã đáp ứng được các quy định khắt khe của Samsung. Tuy nhiên, đây là những doanh nghiệp có quá trình phát triển lâu dài, từng hợp tác với nhiều bạn hàng quốc tế, có nguồn lực để mua công nghệ, xây dựng nhà máy hiện đại nên đáp ứng đầy đủ tính chuyên nghiệp tham gia vào sân chơi toàn cầu. Các MNCs, TNCs thường chọn các nhà cung ứng trên nền tảng công nghệ, chất lượng hàng hóa và khả năng đáp ứng giao hàng các tập đoàn sản xuất đa quốc gia thường chọn các doanh nghiệp đã lớn mạnh, có nền tảng

tốt, đứng hàng đầu ngành để ký hợp đồng, chứ không phải là bắt tay với những doanh nghiệp đang trong quá trình start-up.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 77 - 79)