2.2.4.1. Những kết quả đạt được
Tuy là một quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử sau cùng ở Đông Á,Việt Nam cũng đạt được một số kết quả nhất định với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử với hàng loạt các dự án đầu tư công nghệ cao, và sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô lớn. Tính đến năm 2015, có hơn 500 nhà máy, công ty điện tử tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 20-30%. Những năm gần đây, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến chính của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới như Sony, Samsung, Sanyo…14
Bằng việc tham gia tích cực hơn vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp nội địa như FPT, Hanel, Belco đã thu hút được sự chú ý các MNCs, TNCs và có được những hợp đồng hợp tác dài hạn và trở thành các OEM cho các công ty đó.
2.2.4.1. Những hạn chế khi tham gia chuỗi (i) Giá trị gia tăng của sản phẩm thấp
Các sản phẩm chủ lực của ngành đều có giá trị gia tăng thấp và được sản xuất ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị dưới hình thức gia công với mẫu mã của nước ngoài, nguyên liệu, và công nghệ nhập khẩu. Đặc biệt nhóm mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam tuy tăng trưởng mạnh, thậm chí tăng trưởng “nóng” nhưng lợi nhuận thấp và thiếu tính bền vững. Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất từ Việt Nam chỉ vài phần trăm, thể hiện tính cạnh tranh kém của sản phẩm.Một nghiên cứu về Intel của Đại học Fulbright Việt Nam cho thấy, chúng ta không có nhà cung cấp 1, cấp 2 cho Intel mà chỉ cung cấp giá đỡ, hộp, linh kiện nhỏ. Khi thế giới đang ở ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhưng chúng ta về cơ bản vẫn đang bị “mắc kẹt” ở bậc thứ 2 đó là
14 Ngọc Cầm, Lắp ráp điện tử: Công việc nặng nhọc và nguy hiểm, tại địa chỉ:
http://thoibaokinhdoanh.vn/Kinh-doanh-xanh-16/Lap-rap-dien-tu-Cong-viec-nang-nhoc-va-nguy-hiem- 15292.html, truy cập ngày 10/04/2017
cơ giới hóa và dây chuyền lắp ráp. Bởi lẽ, Samsung, Intel là những công ty được phân loại mang tính toàn cầu, sản phẩm cũng được phân loại là công nghệ cao nhưng giá trị gia tăng Việt Nam đóng góp trong đó chỉ là 3% và 8% và vẫn là lắp ráp. 15 (Hình 2.2)
Nguồn: Nguyễn Thị Nhiễu, 2009
Hình 2.2: Vị trí công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
Đổi mới và nâng cấp trình độ công nghệ là một yếu tố sống còn. Chỉ khi nào các doanh nghiệp làm chủ được công nghệ và thoát khỏi các hoạt động gia công đơn giản thì lúc đó các nền công nghiệp của các quốc gia mới có thể cất cánh, nếu không các ngành công nghiệp của các nước đi sau rất dễ rơi vào tình trạng của “bẫy thu nhập trung bình”. Tham gia mạng lưới cung ứng toàn cầu có thể giúp các quốc gia sao chép, mô phỏng những công nghệ đơn giản, nhưng nếu chỉ dừng ở đây, các quốc gia đi sau sẽ không bao giờ cải thiện được vị trí của mình, tuy nhiên những sao chép đơn giản đó lại là sự khởi đầu quan trọng cho những tiến bộ công nghệ theo con đường cải tiến nội sinh của các doanh nghiệp. Hành trình để các doanh nghiệp
15P. Thu, Công nghiệp Việt Nam vẫn “mắc kẹt” ở bậc thứ 2?, tại địa chỉ:
http://vov.vn/kinh-te/cong-nghiep-viet-nam-van-mac-ket-o-bac-thu-2-604329.vov, truy cập ngày 18/04/2017.
Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng cho các tập đoàn quốc tế vẫn còn dài khi chỉ mới dừng ở sản phẩm bao bì và chi tiết nhựa nhỏ, chứ chưa đủ lực cung cấp các sản phẩm có trình độ công nghệ cao, độ tinh vi và chính xác.
(ii) Tỷ trọng doanh nghiệp nội địa tham gia còn thấp
Dù được coi là một trong những địa điểm hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất nhất trên thế giới, nhưng các doanh nghiệp nội địa Việt chưa thực sự tham gia sâu vào sản xuất sản phẩm chính trong GSC. Doanh nghiệp FDI đóng vai trò chính trong sự tham gia vào chuỗi cung ứng, trong khi vai trò của doanh nghiệp nội địa còn rất mờ nhạt với tỷ trọng tham gia chỉ chiếm 21%. Con số này là khá nhỏ so với ở các nước trong khối ASEAN - 30% ở Thái Lan và 46% ở Malaysia. Ngay cả một nhà đầu tư lớn như Samsung Electronics, với ba tổ hợp sản xuất ở Việt Nam, trong suốt gần 10 năm qua cũng mới tìm được có 12nhà cung ứng cấp một thuần Việt, và 178 doanh nghiệp Việt hiện đang là nhà cung ứng cấp hai và cấp ba. Ví dụ trên cho thấy sự tham gia khiêm tốn của doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng của Samsung như thế nào, dù Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn nhất trên thế giới của tập đoàn này.16
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, trong 2 năm 2015 và 2016, giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử của nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ tương ứng 99,23% và 98,97% tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử. Số liệu trên cho thấy doanh nghiệp FDI hoàn toàn thâu tóm hoạt động xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không đủ khả năng để tự xây dựng các chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử của riêng mình mà chỉ tham gia vào chuỗi cung ứng dưới dạng nhà cung ứng cho các doanh nghiệp FDI.
Hãng điện tử Samsung có nhu cầu cần được cung cấp hàng trăm loại linh kiện như ốc vít, sạc pin, tai nghe… nhưng họ lại không tìm nổi nhà cung cấp tại Việt Nam. Hãng Canon cũng không thể tìm được nhà cung cấp các loại thiết bị, linh
16Nam Phương Nguyễn, Tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu: Cách nào xóa điểm nghẽn?, tại địa chỉ: http://enternews.vn/tham-gia-chuoi-san-xuat-toan-cau-cach-nao-xoa-diem-nghen- 104493.html , truy cập ngày 10/04/2017
kiệntại Việt Nam;các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được hộp, bìa các- tông đóng gói sản phẩm.
(iii) Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử còn kém phát triển
Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nội đại với quy mô nhỏ và vừa, công nghệ còn hạn chế, vốn ít, năng lực cạnh tranh còn yếu, chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của các TNCs. Mặc dù các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản xuất nhưng không tìm được nguồncung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy nên họ vẫn chủ yếu vẫn phải nhậpkhẩu linh phụ kiện từ nước ngoài hoặc tự sản xuất.Công tyFujitsu Việt Nam - một doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàngnăm trên dưới nửa tỷ USD phải nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và nguyênvật liệu từ nước ngoài; Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Namchỉ mua được thùng catton, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam. Công tyCanon, mặc dù đã đầu tư gần 300 triệu USD xây dựng các nhà máy sản xuất linhkiện Việt Nam ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng không tìm được nhà cung cấp linh kiệnViệt Nam. Hơn 30 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng khác cho Canon là cácdoanh nghiệp FDI. Đích thân công ty Canon đã khảo sát hơn 20 doanh nghiệpsản xuất ốc vít trong nước nhưng không thể tìm được loại ốc vít đạt yêu cầu. (Cù Chí Lợi, 2011)
Sự tham gia sản xuất linh phụ kiện của doanh nghiệp trong nước chỉ ở mức giản đơn và giá trị gia tăng thấp, ở khâu rất giản đơn trong chuỗi sản xuất sản phẩm như bao bì, phụ kiện có giá trị thấp, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, trong một thời gian dài, thuế nhập khẩu linh kiện dưới 5% (theo thực thi AFTA và WTO) thấp hơn thuế nhập khẩu vật tư để sản xuất linh kiện, do đó tạo ra sự mất cân đối giữa lắp ráp sản phẩm và sản xuất phụ tùng linh kiện ngày càng gia tăng. Nhìn chung, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn rất thiếu và yếu cả về sốlượng và chất lượng thể hiện ở các điểm sau:
- Số lượng nhà cung cấp linh phụ kiện khiêm tốn, khả năng đáp ứng của cácdoanh nghiệp phụ trợ còn rất hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏitính
chính xác cao. Vì vậy, các nhà sản xuất lớn đầu tư tại Việt Nam khó có thể tìm được nguồn cung cấp linh phụ kiện đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Sự tham gia sản xuất linh phụ kiện của doanh nghiệp trong nước chỉ ở mức giản đơn và giá trị gia tăng thấp. Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tham giaở khâu rất giản đơn trong chuỗi sản xuất sản phẩm như bao bì, phụ kiện cógiá trị thấp, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm hỗ trợ trong nước so với linh phụ kiện nhậpkhẩu còn yếu do năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định,thời hạn giao hàng không đảm bảo nên khó tham gia được vào mạng sản xuấtcủa các TNCs.
- Thiếu sự phối hợp, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà sản xuất phụtrợ. Một mặt, do khoảng cách về công nghệ, trình độ kỹ thuật cũng như tínhchuyên nghiệp giữa các nhà sản xuất trong nước và các công ty FDI nên khóliên kết mặc dù cả hai đều mong muốn hợp tác. Mặt khác, khoảng cách nàymột phần do thiếu thông tin và những diễn đàn, hội chợ thường xuyên giữacác doanh nghiệp.
- Sự chậm trễ trong việc xây dựng khung chính sách sẽ làm chậm quátrình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Sự kém phát triển của công nghiệp hỗ trợ dẫn tới hệ quả là linh phụ kiện vẫn chủ yếu nhập khẩu để lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa thấp dẫn tới giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị thường nội địa và quốc tế. Trong thời gian tới, Việt Nam muốn phát triển công nghiệp điện tử thì đòi hỏi phải có một ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử phát triển.
(iv) Thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau khi tham gia chuỗi cung ứng
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh FDI thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụtương đối hạn chế. Kết quả điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015, cho thấy chỉ có khoảng 3 - 4% doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có khách hàng chính là các doanh nghiệp FDI; tỷ lệ quy mô vừa và lớn có khách hàng chính là các doanh nghiệp FDI dù cao hơn, song cũng chỉ ở mức lần lượt là 7% và 11%.17
17 Phạm Ngọc Thạch, Doanh nghiệp nhỏ - những người bên lề, tại địa chỉ:
http://www.thesaigontimes.vn/144313/Doanh-nghiep-nho---nhung-nguoi-ben-le.html , truy cập ngày 15/04/2017
Các doanh nghiệp trong nước chưa tạo được liên kết lâu dài với các doanh nghiệp FDI do chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về quản lý sản xuất, công nghệ cũng như các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Từ phía nhà đầu tư nước ngoài, vì các doanh nghiệp của Việt Nam còn quá yếu, nên họ rất khó tin tưởng để có thể liên kết, lại thiếu vắng các đơn vị trung gian đứng ra làm môi giới để củng cố niềm tin này. Từ phía các doanh nghiệp Việt Nam, do các sản phẩm làm ra chủ yếu là bán thành phẩm nên khi chưa có thị trường, họ chưa thể mạnh dạn đầu tư, phát triển để có thể liên kết với các doanh nghiệp FDI. Thiếu sự liên kết này làm cho doanh nghiệp nội địa ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và nâng cao năng suất.