Xuất, nhậpkhẩu sảnphẩm điện tử giai đoạn 2010-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 47 - 65)

2.1.2.1. Tình hình xuất khẩu

Trong những năm từ 2010 trở lại đây, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. (Bảng 2.1)

3 Trần Thủy, Nhiều dự án lớn về điện tử đổ vào Việt Nam, tại địa chỉ:

http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/02/769021/ truy cập ngày 10/04/2017.

4 Quỳnh Nga, Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử tầm nhìn 2030 , tại địa chỉ: http://business.gov.vn/tabid/98/catid/825/item/13547/k %E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-hanh-%C4%91%E1%BB%99ng-phat-tri%E1%BB %83n-nganh-cong-nghi%E1%BB%87p-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-t

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ,1.00 10000,001.00 20000,001.00 30000,001.00 40000,001.00 50000,001.00 60000,001.00 ,0.0 ,500.0 1,000.0 1,500.0 2,000.0 2,500.0 3,000.0 3,500.0 4,000.0 4,500.0 Kim ngạch XK Tỷ trọng

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam chỉ mới đạt 7,08 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2016, giá trị này đạt 56,2 tỷ USD, tăng gần 7,9 lần so với năm 2010; trong đó điện thoại di động là mặt hàng có đóng góp lớn nhất, đạt 34,3 tỷ USD. Xuất khẩu điện thoại sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó có tới 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Dù giá trị xuất khẩu lớn nhưng theo đánh giá chung, chủ yếu vẫn do đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 55,6 tỷ USD, chiếm đến 98,9% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.Trong đó đáng chú ý là sản phẩm điện thoại và linh kiện điện thoại với sự góp mặt của Samsung, LG, Microsoft, những đơn vị đã chọn Việt Nam như là điểm sản xuất chính trên thế giới và khu vực, kéo thêm hàng trăm nhà cung cấp linh kiện đi cùng nên đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng này tăng cao.

Chỉ tính trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm sản phẩm điện tử của Việt Nam là khoảng 43,58%. Tốc độ tăng trưởng nhanh này cho thấy xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam trong tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng năm cũng tăng rất mạnh, từ 9,8% năm 2010 lên tới 31,8% trong năm 2016. Mặt hàng điện tử đang ngày càng đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo xếp hạng của International Trade Center dựa trên kim ngạch xuất khẩu năm 2010, Việt Nam đứng thứ 34 thế giới, thứ 6 khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia. Tuy nhiên, đến năm 2016, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 11 thế giới, và vượt qua Thái Lan, Philippines, Indonesia để đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á.

Sản phẩm điện tử của Việt Nam đã xuất khẩu đi tới khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường chủ yếu là ASEAN, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chủ yếu sản phẩm điện tử Việt Nam giai đoạn 2010-2016

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Mỹ Trung Quốc Hồng Kông

Các Tiểu vương quốc Ả rập Nhật Bản Khác

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong giai đoạn 2001 - 2010, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo sau là Mỹ. Các sản phẩm xuất khẩu tới hai thị trường này bao gồm sản phẩm được lắp ráp như máy in, máy photocopy và các linh kiện như bảng mạch

và hệ thống điện tử dùng trong ô tô. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đã suy giảm rõ rệt, từ 25,8 % năm 2010 xuống còn 2% năm 2016. Mỹ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu mặt hàng điện tử của Việt Nam hiện nay với tỷ trọng xuất khẩu năm 2016 là 13%, theo sau dó là Trung Quốc với 12% và thị trường mới nổi của ngành Các Tiểu vương quốc Ả rập ở mức 7%.

2.1.2.2. Tình hình nhập khẩu

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử và tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 - 5000,000.00 10000,000.00 15000,000.00 20000,000.00 25000,000.00 30000,000.00 35000,000.00 40000,000.00 45000,000.00 ,0.00 ,500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 Kim ngạch NK Tỷ trọng

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam cũng tương đối lớn(Bảng 2.3). Năm 2010, tính riêng ngành điện tử, Việt Nam đã nhập siêu hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hai năm 2013, 2014, xuất siêu ngành điện tử đạt khoảng 5 tỷ USD mỗi năm. Đến năm 2016, kim ngạch nhập khẩu đạt 41,27 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2015. Đây là một trong những chuyển biến tích cực đối với ngành điện tử. Nhập khẩu đã từng bước giảm và tỷ lệ thay thế hàng nhập khẩu tăng dần lên. Những chuyển biến này là do những dự án của các công ty điện tử toàn cầu của Intel, LG, Samsung,…nâng cấp đầu tư, xây dựng các nhà máy vệ tinh và các công ty liên

doanh với quy mô lớn tại Việt Nam để sản xuất linh kiện thay thế, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu. Nguồn nhập khẩu chính là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông.

2.1.3. Vị trí và những điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

2.1.3.1. Vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp điện tử

Trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử, các công đoạn được chia nhỏ và đặt ở nhiều khu vực khác nhau. Các hãng đầu tàu thuê các công ty khác sản xuất bàn phím, chuột, bộ cấp điện đến từ cả Châu Á, Mexico và ngoại vi Châu Âu trong đó chủ yếu là Đài Loan. Những bộ phận đòi hỏi độ chính xác về công nghệ và nguồn vốn lớn như thiết bị lưu trữ, màn hình được sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (trung tâm của tam giác kinh tế khu vực Đông Nam Á). Còn các bộ phận khác yêu cầu thấp hơn về trình độ khoa học công nghệ được sản xuất tại các nước kém phát triển hơn như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Ngành sản xuất hàng điện tử của Việt Nam tập trung vào đồ điện tử gia dụng và thiết bị truyền năng lượng (như dây cách điện, máy biến thế, thiết bị chuyển mạch).

Xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng về tỷ trọng, nhưng chủ yếu vẫn là hàng lắp ráp, gia công có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng thấp và thâm dụng lao động giá rẻ; Xuất khẩu ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào. Các bộ phận của sản phẩm do các công ty ở nước ngoài sản xuất, đem đến Việt Nam lắp ráp ở khâu cuối cùng, chỉ một số ít linh kiện được sản xuất tại Việt Nam, thường là những linh kiện được sản xuất với công nghệ giản đơn, nguyên liệu tương đối phổ dụng và có thể khai thác tại chỗ. Do đó, Việt Nam vẫn đang ở vị trí đáy trong chuỗi giá trị và đứng ở tầng thấp nhất, mắt xích cuối cùng của chuỗi cung ứng toàn cầu do phần lớn chỉ thực hiện được những khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất (Hình 2.1). Năng lực công nghiệp điện tử chỉ dừng ở mức độ gia công gây khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ trong AEC và TPP. Ví dụ như chuỗi cung ứng của Samsung, trong số 80 doanh nghiệp vệ tinh đang cung cấp

linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế5.

Nguồn: Phùng Lê Dung và Đỗ Hoàng Điệp, 2009

Hình 2.1: Các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hầu hết việc sản xuất đồ điện tử gia dụng phục vụ thị trường nội địa, trừ một số hãng lớn như Midea và Hitachi có sản xuất để xuất khẩu trong vùng. Ngành công nghiệp điện tử bị chi phối bởi các công ty nước ngoài, đặc biệt là các thương hiệu lớn như Canon và Panasonic chuyển đến Việt Nam để giảm chi phí sản xuất. Ban đầu, các công ty xuyên quốc gia nhập khẩu hầu hết các linh kiện cần thiết cho sản xuất, sau đó đã chuyển dần sang sử dụng nguồn các yếu tố đầu vào tại địa phương để đơn giản hóa hoạt động logistics đầu vào. Các công ty này hoạt động như các nhà sản xuất theo hợp đồng hoặc nhà sản xuất có thương hiệu.

5PN, Công nghiệp điện tử hấp dẫn dòng vốn FDI, tại đại chỉ: http://baochinhphu.vn/Kinh- te/Cong-nghiep-dien-tu-hap-dan-dong-von-FDI/241448.vgp , truy cập ngày 10/04/2017

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp tuy lạc quan về cơ hội và triển vọng xuất khẩu, song khả năng cạnh tranh của những sản phẩm xuất khẩu được coi là chủ lực hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không có những thay đổi về chất lượng trong mô hình xuất khẩu hiện hành thì rất có thể các doanh nghiệp Việt sẽ khó có đủ năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng ở những khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

2.1.3.2. Điểm mạnh (i) Lợi thế về vị trí địa lý

Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Châu Á - một công xưởng sản xuất điện tử của thế giới, đặc biệt là sản xuất các linh kiện điện tử và lắp ráp sản phẩm với đường bờ biển dài (3,260 km)6thuận tiện cho việc giao thương với các nước trong khu vực và cảcác nước Châu Mỹ nên Việt Nam được rất nhiều MNCs và TNCs chú ý. Vị trí địa lý và giao thôngđường biển thuận lợi như vậy sẽ góp phần làm chi phí vận chuyển hàng hóa bán thành phẩm và thành phẩm. Đây là một trong những nhân tố khiến các MNCs quyết định chọn Việt Nam là địa điểm đểđặt các cơ sở sản xuất của mình, nhằm tối ưu hóa chi phí, tăng cường phân tán sản xuất ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, là nước tham gia cuối cùng trong mạng sản xuất Đông Á, Việt Nam sẽ tận dụng được kinh nghiệm tham gia của các nước đi trước trong khu vực.

(ii) Lợi thế về luồng vốn FDI từ các MNCs, TNCs

Sự phát triển các hoạt động FDI trên quy mô toàn cầu ngày càng gia tăng vai tròcủa các công ty xuyên quốc gia như là một lực lượng đóng vai trò then chốt trongviệc kiến tạo, duy trì và thúc đẩy hoạt động của chuỗi. Bản thân mỗi MNC, TNC cấuthành một mạng toàn cầu, là tổ hợp của các chuỗi giá trị gia tăng do nó tổ chức. Mạnglưới của các MNCs, TNCs có chức năng kết nối các thị trường địa

6 Trần Thị Thu Hương, Logistics Việt Nam & những lợi thế về vị trí địa lý,tại địa chỉ:http://www.vlr.vn/vn/news/doanh/toan-canh-kinh-te/2754/logistics-viet-nam-nhung- loi-the-ve-vi-tri-dia-ly.vlr, truy cập ngày10/04/2017.

phương và hoạt độngsản xuất địa phương vào hệ thống toàn cầu, cung cấp những điều kiện cơ bản để mỗiquốc gia và doanh nghiệp tham gia mạng lưới thành công.

Lợi thế mà các TNCs mang lại cho các quốc gia là rất lớn. Quốc gia nào tận dụng được những lợi thế này sẽ tạo được những bước nhảy mạnh mẽ trong quá trình phát triển công nghiệp điện tử nói riêng và nền kinh tế nói chung. Có thể thấy điều này qua những trường hợp cụ thể của Malaysia, Trung Quốc. Với Malaysia, các TNCs của Nhật Bản đã đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy Malaysia thành một cường quốc vi mạch điện tử. Tương tự ở Trung Quốc là vai trò của Intel, IBM, Motorola,…trong việc tạo lập các cơ sở để nền kinh tế quốc gia này phát triển công nghiệp điện tử.

Với môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng cùng nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đang tăng nhanh với nhiều dự án đầu tư rất lớn. Chẳng hạn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỷ USD); dự án của Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) tại Bình Dương sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ trong máy ảnh, máy in (1 tỉ USD); dự án của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) với tổng số vốn 5 tỷ USD, trong đó riêng sản xuất linh kiện điện tử khoảng 1 tỷ USD; Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh (2,5tỷ USD), tại Thái Nguyên (2 tỷ USD) và tại thành phố Hồ Chí Minh (1 tỷ USD)7; dự án chuyên sản xuất camera của LG Innotek tại Hải Phòng (200 triệu USD), dự án xây dựng nhà máy sản xuất điều hòa của Daikin Industries (93,6 triệu USD).8Trong đó, nguồn vốn FDI từ Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng.Năm 2015, ba dự án FDI được cấp phép là dự án Halla Vina (30 triệu USD),dự án HKT Electronics (16 triệu USD), và dự án của Woosung Molding & Plastics (34 triệu USD). Cả ba dự án đều nhắm đến mục tiêu sản xuất linh phụ kiện cho điện thoại di động (như khung máy điện thoại

7PN, Công nghiệp điện tử hấp dẫn dòng vốn FDI, tại đại chỉ: http://baochinhphu.vn/Kinh- te/Cong-nghiep-dien-tu-hap-dan-dong-von-FDI/241448.vgp , truy cập ngày 12/04/2017

8Nguyên Đức, Nhiều tập đoàn lớn tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam, tại địa chỉ

http://baodautu.vn/nhieu-tap-doan-lon-tiep-tuc-doc-von-vao-viet-nam-d49051.html, truy cập ngày 05/04/2017.

thông minh, khay đựng sim, vỏ máy và giá đỡ, tấm bảo vệ linh kiện, vỏ điện thoại di động...) để cung ứng cho các tập đoàn Samsung, Microsoft, LG...lĩnh vực này sẽ tạo ra tiềm năng xuất khẩu lớn cho mặt hàng điện tử.

(iii) Lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ

Dân số Việt Nam đã đạt ở con số trên 90 triệu người - đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0- 14 tuổi và nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng". Giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng 30 đến 40 năm. Cơ cấu "dân số vàng" là cơ hội sử dụng nguồn lao động trẻ dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nên giá trị tích lũy lớn cho tương lai.

Biểu đồ 2.4: Quy mô, cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi

2010 2011 2012 2013 2014 2015 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 %

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2010-2015

Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ đông đảo, khéo tay, học nhanh và làm việc chăm chỉ, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về lao động phổ thông. Quy mô nguồn nhân lực lớn thể hiện: Năm 2016, lực lượng lao động nói chung của cả nước ước tính là 54,4 triệu người, tăng 455,6 nghìn người so với năm 2015. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2016 ước

tính 53,3 triệu người, tăng 451,1 nghìn người so với năm 2015(Số liệu Tổng cục Thống kê). Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

Theo xu hướng phát triển, cơ cấu lao động nước ta sẽ tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghĩa là tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư sẽ giảm tương đối dần so với tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ sẽ tăng tương đối dần. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2004 lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 57,9% thì đến năm 2016 tỷ lệ này đã giảm đáng kể chỉ chỉ còn 41,9%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên qua các năm, về cơ cấu năm 2004 là 17,40% đến năm 2016 tăng lên 24,7%.(Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế giai đoạn 2004-2016 Đơn vị: % 2004 2009 2011 2013 2014 2015 2016 (ước tính) Nông nghiệp 57,90 51,50 48,40 46,95 46,36 45,19 41,9 Công nghiệp 17,40 20,00 21,30 21,12 21,44 21,78 24,7 Dịch vụ 24,80 28,40 30,30 31,93 32,20 33,03 33,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)