Giải pháp từ phía Hiệp hội ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 81)

3.2.1.1. Đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với Nhà nước & giữa các doanh nghiệp trong ngành

Tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết nối giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên; tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng, các quy tắc xuất xứ... cho doanh nghiệp hội viên; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.

Thường xuyên phổ biến các thông tin về cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình đàm phán các hiệp định thương mại song phương, đa phương của Việt Nam và trên thế giới để các doanh nghiệp hiểu rõ các vấn đề về luật pháp quốc tế, các chính sách, có sự chuẩn bị đầy đủ, tận dụng được cơ hội và đối phó với những thách thức khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho các doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh, các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, các rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu.

3.2.1.2. Tăng cường xúc tiến thương mại

Đổi mới các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, hướng tới các thị trường là đối tác có FTA, hướng tới các ngành hàng mà ta có lợi thế và còn dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu. Lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho những mặt hàng này vào các thị trường.

Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư theo thị trường, ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị thương hiệu sản phẩm của doanh

nghiệp tới các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Đẩy mạnh công tác khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại để phát triển xuất khẩu, đưa hàng Việt Nam tới các thị trường mới tại khu vực châu Phi và Mỹ La-tinh; các thị trường tiềm năng khu vực Bắc Âu, Đông Âu, khu vực Nam Thái Bình Dương (Đông Timo, Palau, Vanuatu), khu vực Đông Bắc Á (Mông Cổ, Triều Tiên), một số bang vùng Trung Hoa Kỳ.

Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại quốc gia:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

- Thiết lập hệ thống nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường đảm bảo tính dự báo và thường xuyên cung cấp các thông tin về cơ hội giao thương; tổ chức các hoạt động hội thảo, hội chợ triển lãm nhằm tăng cường kết nối khu vực, quốc tế. Hội chợ, triển lãm là nơi hội tụ những giải pháp về công nghệ, thiết bị hiện đại; là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng giá trị sản phẩm. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ cập nhật được nhiều thông tin, kinh nghiệm cũng như khoa học kỹ thuật, giải pháp, công nghệ tiên tiến của các đơn vị quốc tế tham gia triển lãm; đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh mới, góp phần giúp Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn công nghiệp quốc tế. Một số hội chợ, triển lãm quốc tếuy tín đang được tổ chức hiện nay, như NEPCON - triển lãm quốc tế duy nhất về công nghệ hàn linh kiện bề mặt SMT, thiết bị, công nghệ kiểm tra và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho chế tạo Điện tử tại Việt Nam, METALEX và MTA - hai triển lãm quốc tế về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại, với sự tham gia trình diễn công nghệ của hơn nhiều thương hiệu đến từ các quốc gia trên thế giới, Vietnam Expo Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam.

- Bên cạnh đó, tăng cường công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo cơ sở phát triển xuất khẩu hàng Việt Nam ổn định,

vững chắc; ưu tiên hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với các thương hiệu hàng hóa thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia.

3.2.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần tự nâng cao nhận thức về vai trò của mình trong việc sử dụng và đào tạo lao động, mà trước hết là nâng cao năng lực và trình độ quản lý của người sử dụng lao động/ chủ Doanh nghiệp. Bởi không ai khác mà chính chủ Doanh nghiệp mới là người hiểu rõ nhất Doanh nghiệp mình cần người lao động có kỹ năng gì và cần phải đào tạo như thế nào. Giáo dục, đào tạo có thể cung cấp nền tảng cơ bản hoặc hỗ trợ bằng các chương trình đào tạo chuyên sâu, nhưng kỹ năng, kỹ xảo chỉ có được thông qua rèn luyện và lao động.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực công nghệ

Muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài nguyên thiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh của sản phẩm hướng tới các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn, tạo nên giá trị gia tăng cao, đứng ở vị trí cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chủ động đầu tư và đổi mới trạng thiết bị công nghệ theo chiều sâu gắn sản xuất với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng cho mỗi sản phẩm, bởi nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sản phẩm của doanh nghiệp không thể cạnh tranh với các nước khác. Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần phải tự tin vào nội lực của doanh nghiệp, không trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước, các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất sẽ tạo ra được các sản phẩm tiên tiến, chất lượng, năng suất cao hơn trong khi giá thành lại giảm, do đó tạo ra ưu thế cạnh tranh tốt hơn. Các doanh nghiệp có thể liên kết với người mua nước

ngoài bằng các hợp đồng gia công, thông quá đó sự dịch chuyển danh mục sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị cao hơn, các kỹ năng, công nghệ và tri thức mới sẽ dần dần được chuyển giao từ người mua nước ngoài sang các nhà cung cấp Việt Nam.Tuy nhiên, để thoát khỏi tình trạng “nô lệ công nghiệp”, vươn lên vị trí dẫn dắt, doanh nghiệp không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chuyển giao công nghệ từ các MNCs, TNCs, mà phải tự nâng cao năng lực của chính mình thông qua việc gia tăng các hoạt động nghiên cứu R&D để tạo ra đột phá và sản phẩm của chính mình. Sự thành công của các công ty điện tử của Hàn Quốc gắn liền vớiviệc phát triển một số điểm chốt công nghệ, như phát triển chip máy tính của Samsung. Trên thực tế, các công ty này trong giai đoạn đầu đều là các công ty cung cấp phụ tùng, hoặc là các vệ tinh của các công ty xuyên quốc gia, nhưng một khi đã tích lũy được các kinh nghiệm, họ đã mạnh dạn phát triển các sản phẩm của riêng mình trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các công ty xuyên quốc gia. Samsung đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng các công nghệ phát triển các chip điện tử của riêng mình và sau đó các công ty máy tính của Mỹ đã chấp nhận Samsung là đối tác cung cấp các thiết bị này, và hiện nay, Samsung đã trở thành một tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới.

3.2.2.3. Nâng cao năng lực quản trị cung ứng và liên kết trong chuỗi cung ứng

Cần nâng cao và phát triển năng lực của nhân lực quản trị thông qua đào tạo, tăng cường học hỏi; có chính sách, chương trình cụ thể để Doanh nghiệp nắm bắt thông tin, dự báo/hoạch định nhu cầu sản xuất; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng liên kết/hợp tác trong chuỗi cung ứng, cần nâng cao vị thế của Doanh nghiệp để củng cố quyền lực cũng như sự tín nhiệm với các đối tác; thường xuyên duy trì các hoạt động giao dịch với đối tác, thúc đẩy quan hệ hợp tác; Doanh nghiệp cần phải biết xây dựng hình ảnh, thương hiệu trong giao dịch, lấy chữ tín và chất lượng dịch vụ làm đầu.

Muốn chen được chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp Việt cần phải liên kết lại, “đi săn theo đàn” để mạnh hơn và nhanh hơn nếu muốn tiếp cận thị trường quốc tế tốt hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI kết nối với doanh nghiệp nội địa, hỗ trợ thiết thực về chuyên gia, giải pháp công nghệ, quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở

dó ngày càng có nhiều doanh nghiệp nội địa tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao. Kinh nghiệm từ Thái Lan, Hàn Quốc đều cho thấy, các doanh nghiệp điện tử chỉ thực sự phát triển và có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng khi liên doanh, liên kết được với doanh nghiệp nước ngoài.

3.2.3. Kiến nghị chính sách đối với Nhà nước

3.2.3.1. Chính sách ưu đãi đầu tư

Việt Nam đang có những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh cũng như hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là những yếu tố căn bản để Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cùng với đó, với sự quyết tâm cao độ của Chính phủ kiến tạo để cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến đầu tư kinh doanh, cải thiện môi trưởng đầu tư như Nghị quyết 19 năm 2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định hướng đến năm 2020 và Luật Đầu tư sửa đổi và bổ sung có hiệu lực từ ngày 1/1/2017… cũng sẽ có những tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không thông qua TPP, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng hơn, dẫn tới nguồn vốn trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể giảm đi trong thời gian tới. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn kỳ vọng còn nhiều cơ hội hợp tác đầu tư nhờ 16 hiệp định thương mại tự do đã và đang đàm phán, trong đó, không chỉ là các dòng FDI mới đổ vào, mà cả việc mở rộng các dự án đầu tư sẵn có. Ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc… Việt Nam còn đón nhận các nhà đầu tư từ châu Âu, khi các quốc gia này cũng có những khó khăn bởi Brexit.

Các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài và các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao như miễn thuế thu nhập, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu trong từng giai đoạn,… Cộng với lợi thế sẵn có về nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để xây dựng nền tảng về công nghệ và hạ tầng cho phát triển các sản phẩm điện tử có giá trị gia tăng cao. Tận

dụng tối đa hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI và có chiến lược hấp thụ công nghệ bài bản của doanh nghiệp với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ.

Nhờ vào các hiệp định thương mại đã được ký kết, với nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có ưu thế cạnh tranh để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược của các Tập đoàn đa quốc gia. Năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và vốn thực hiện dự báo sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với năm trước.18 Để có thể tận dụng tốt được xu hướng này, Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng của các dự án đầu tư nước ngoài, đồng thời, tăng cường khả năng kết nối của các doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiện hành chưa ràng buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI, nhất là FDI đến nay chỉ chạy theo số lượng là chính, không tạo ra chuyển biến mới trong chuyển giao công nghệ và tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Một nguyên nhân quan trọng là do chính sách phân cấp đầu tư cho các địa phương, dẫn đến tình trạng các địa phương chú ý quá nhiều đến thu hút số dự án, vốn đầu tư, tạo việc làm. Thu hút đầu tư nhưng Việt Nam cần cẩn trọng trong việc lựa chọn dự án FDI và nhà đầu tư nên tính đủ, tính đúng chi phí và thu nhập có liên quan, bao gồm môi trường và biến đổi khí hậu, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Theo lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài” của Paul Samuelson thì thu hút FDI sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia nghèo, kém phát triển. Thu hút FDI vào một ngành sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành đó. Nghiên cứu thực tiễn sự tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc cho thấy việc thu hút FDI từ các hãng điện tử nước ngoài đã giúp cho ba quốc gia này không chỉ phát triển ngành công nghiệp điện tử mà còn giúp doanh nghiệp các quốc gia này tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

18 Cẩm Tú, Dù không có TPP, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2017 vẫn tích cực, tại địa chỉ: http://vov.vn/kinh-te/du-khong-co-tpp-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-nam-2017- van-tich-cuc-597849.vov, truy cập ngày 18/04/2017.

Việt Nam hiện nay cũng đã thu hút được nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới vào đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hút FDI nhiều hơn nữa. Để thu hút FDI một cách có hiệu quả cần thực hiện đồng bộ nhiều chính sách. Cụ thể:

- Cần cải cách thủ tục hành chính: Rà soát các thủ tục về đầu tư, giảm bớt những thủ tục phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài. Tạo môi trường pháp lý thông thoáng.

- Chú trọng công tác thẩm định các dự án đầu tư FDI, phân loại các dự án đánh giá trình độ công nghệ sử dụng trong dự án: Các dự án đầu tư vào công nghệ cao ở Việt Nam đang tồn tại hai nhóm: (1) Nhóm nhà đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, (2) Nhóm nhà đầu tư muốn lợi dụng nhân công giá rẻ ở Việt Nam, mang theo những công nghệ lạc hậu (Hải Nam, 2012). Để hưởng lợi từ sự lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp FDI, chúng ta nên tập trung cấp phép cho những dự án ở nhóm 1.

Đồng thời, với định hướng trong thời gian tới là chuyển dần từ công đoạn lắp ráp sang công đoạn sản xuất các linh phụ kiện, thì chúng ta cũng cần chú trọng thu hút các dự án FDI đầu tư vào công đoạn sản xuất linh phụ kiện. Để thực hiện được hai mục tiêu trên, thì công tác thẩm định các dự án đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở để Việt Nam lựa chọn dự án FDI phù hợp với định hướng đã đề ra cho ngành công nghiệp điện tử.

3.2.3.2. Chính sách phát triển khoa học công nghệ quốc gia

Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Lợi thế về công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đồng thời giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được những công đoạn có giá trị gia tăng cao. Trong thời gian tới, để công nghiệp điện tử Việt Nam nâng cấp lên công đoạn sản xuất linh phụ kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong quá trình hội nhập kinh te (Trang 81)